Khuôn khổ và quy định pháp lý về thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Ngô Việt Trung - 1706030082 - TCNH (Trang 65 - 75)

nghiệp Việt Nam

2.1.2.1. Khuôn khổ pháp lý

Để hình thành và phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp đòi hỏi phải có một hệ thống pháp lý đầy đủ, tạo điều kiện thuận lợi để thị trường được hoạt động một cách minh bạch, công bằng và bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia. Nhà nước đóng vai trò không thể thiếu trong việc ban hành hệ thống pháp lý, điều đó thể hiện trong suốt quá trình hình thành và phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp của Việt Nam trong thời gian qua.

Các văn bản luật và dưới luật mới nhất liên quan đến thị trường trái phiếu doanh nghiệp có thể tóm tắt như bảng sau:

Bảng 2.2 Văn bản pháp luật liên quan đến TPDN

STT Văn bản

Luật/ dưới Luật

Phạm vi điều chỉnh liên quan Trái phiếu doanh nghiệp và các điểm chính và các vấn đề chính liên quan đến Trái phiếu doanh nghiệp

1 Luật Chứng

khoán số

54/2019/QH14

Luật đã chuẩn hóa điều kiện, trình tự, thủ tục chào bán chứng khoán phù hợp cho từng loại chứng khoán; sửa đổi, tách quy định về điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng tại Luật Chứng khoán hiện hành thành chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng và chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng để phù hợp với tính chất của từng đợt chào bán; đồng thời quy định điều kiện chặt chẽ hơn trong trường hợp chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chứng, phù hợp với thông lệ quốc tế; bổ sung quy định nhằm gắn chào bán chứng khoán ra công chúng với niêm yết, đăng ký giao dịch tại sàn giao dịch chứng khoán.

2 Luật Doanh

nghiệp số

Quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, trình tự, thủ tục, (điều 128-130) với doanh nghiệp

59/2020/QH14 không phải là công ty đại chúng.

3 Nghị định

153/2020/ NĐ- CP

Quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế.

(i) Hoạt động chào bán trái phiếu riêng lẻ sẽ chỉ được thực hiện với các nhà đầu tư chuyên nghiệp và nhà đầu tư chiến lược.

(ii) Các giao dịch thứ cấp sẽ chỉ được tiến hành giữa các nhà đầu tư chuyên nghiệp với nhau lợi trừ trường hợp TP chuyển đổi và TP kèm chứng quyền khi đối với các TP này đối tượng giao dịch được mở rộng thêm NĐT chiến lược.

(iii) Loại bỏ quy định về tỷ lệ phát hành trên VCSH.

4 Nghị định

155/2020/ NĐ- CP

Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật chứng khoán trong đó có quy định điều kiện chào bán trái phiếu ra công chúng với một số quy định nổi bật: (điều 19) Hiện nay hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp chịu ảnh hưởng/ tác động của Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn thi hành. Cụ thể:

 Phát hành trái phiếu doanh nghiệp đại chúng (public offering): Thực hiện theo quy định tại Luật Chứng khoán 2019 và Nghị định 155/2020/ NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều tại luật chứng khoán.

 Phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ (private placement): Thực hiện theo quy định tại Luật Chứng khoán 2019 và được quy định chi tiết tại Nghị định 153/2020/ NĐ-CP.

Nói sơ qua về các quy định về chào bán giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, đây có lẽ là hệ thống văn bản được chăm chút và sửa đổi kỹ càng nhất để phù hợp với sự phát triển và định hướng thị trường trái phiếu doanh nghiệp còn nhiều dư địa.

Trong 2 – 3 năm vừa rồi, Chính phủ đã thực hiện các dự thảo về quy định chào bán trái phiếu riêng lẻ đồng thời xin ý kiến các bên tham gia thị trường, quan sát thị trường trái phiếu doanh nghiệp và đưa ra 3 nghị định liên quan đến việc chào bán riêng lẻ trái phiếu doanh nghiệp.

Sau năm 1994 nghị định số 120-CP ra đời ban hành quy chế tạm thời về việc phát hành trái phiếu cổ phiếu doanh nghiệp nhà nước, nghị định số 90/2011/NĐ-CP ra đời ngày 14/10/2011 đã mở rộng phạm vi phát hành Trái phiếu doanh nghiệp và những ưu tiên áp dụng pháp luật chuyên ngành ngân hàng đối với việc phát hành trái phiếu của các tổ chức tín dụng cũng đã được đưa ra tại Nghị định này. Theo đó, bên cạnh việc tuân thủ quy định của Nghị định số 90/2011/NĐ-CP, các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực ngân hàng còn phải thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành liên quan. Trường hợp quy định của pháp luật về ngân hàng khác với quy định tại Nghị định số 90/2011/NĐ-CP, thì tổ chức tín dụng phát hành trái phiếu phải thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Tiếp nối Nghị định số 90/2011/NĐ-CP, là nghị định số 163/2018/NĐ-CP ra đời nhằm siết chặt việc giám sát, quản lý thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang tăng trưởng “nóng” trong giai đoạn 2017 – 2018. Nghị định này tập trung sửa đổi bổ sung 3 vấn đề là: làm rõ phạm vi phát hành và giao dịch trái phiếu riêng lẻ; bổ sung điều kiện phát hành và hồ sơ phát hành trái phiếu; minh bạch trong hoạt động công bố thông tin, mang đến rất nhiều thay đổi tích cực giúp cho thị trường trái phiếu thêm công khai, minh bạch.

Nghị định 81/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 163/2018/NĐ-CP, tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý, minh bạch thông tin, đảm bảo sự phát triển lành mạnh bền vững của thị trường. Nghị định 81 có những điều khoản phần nào giúp hạn chế rủi ro mất khả năng thanh toán đối với trái phiếu và giảm hiện tượng các doanh nghiệp xé nhỏ các đợt phát hành tăng khả năng tiếp cận với nhà đầu tư cá nhân, phát hành trái phiếu với quy mô lớn gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu (khoản 1 Điều 10). Ngoài ra, đẩy mạnh minh bạch thông tin, lành mạnh hóa thị trường tiếp tục là kim chỉ nam định hướng trong việc xây dựng thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Chế độ công bố thông tin đã được quy định rõ về đầu mối quản lý thông tin về Bộ Tài chính. Đồng thời, tần suất

báo cáo cũng đã được tăng thêm định kỳ tháng đảm bảo tính cập nhật với các thành viên trên thị trường. Thêm vào đó, sửa đổi chế độ công bố thông tin định kỳ đối với phát hành trái phiếu xanh, theo hướng lược bớt báo cáo tiến độ giải ngân và tiến độ thực hiện dự án, tuy nhiên duy trì báo cáo tình hình sử dụng vốn từ nguồn phát hành trái phiếu có ý kiến soát xét của tổ chức kiểm toán và báo cáo đánh giá tác động đến môi trường.

Ngày 31/12/2020, Chính Phủ đã ban hành Nghị định 153/2020/NĐ-CP quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế. Nghị định 153 là quy định mới nhất về hoạt động chào bán riêng lẻ trái phiếu doanh nghiệp, một số điểm đổi mới có thể kể tới là:

(1) Tiêu chí về nhà đầu tư trái phiếu: thêm quy định về nhà đầu tư trái phiếu, điều khoản về trách nhiệm & quyền lợi nhà đầu tư trái phiếu nhằm hướng đến mục tiêu đảm bảo sự phát triển bền vững của thị trường. Theo đó điều khoản quy định các nhà đầu tư là nhà đầu tư chuyên nghiệp này cũng đảm bảo đảm tính thống nhất giữa các văn bản pháp luật khi khái niệm nhà đầu tư chuyên nghiệp đã được quy định đầy đủ trong Luật Chứng khoán (2019) có hiệu lực đầu năm 2021. Đồng thời việc quy định rõ về trách nhiệm cũng như quyền lợi của nhà đầu tư trái phiếu sẽ góp phần nâng cao nhận thức của nhà đầu tư với các sản phẩm.

(2) Điều kiện chào bán trái phiếu: các doanh nghiệp chứng minh được nhu cầu huy động vốn ở các thời điểm khác nhau có thể được phát hành trái phiếu thành nhiều đợt. Đây có thể được xem là thông tin tích cực với các doanh nghiệp tốt có nhu cầu huy động theo tiến độ nhất định.

(3) Hồ sơ chào bán trái phiếu yêu cầu bổ sung một số hợp đồng ký kết giữa doanh nghiệp và tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan đến đợt phát hành. Văn bản này sẽ thể hiện sự ràng buộc mang tính pháp lý của doanh nghiệp phát hành với các cam kết về điều kiện chào bán trái phiếu nhằm giúp thị trường phát triển lành mạnh.

(4) Giao dịch trái phiếu: chỉ cho phép giao dịch trái phiếu giữa các nhà đầu tư chuyên nghiệp, việc này sẽ tạo ra rào cản đối với các đối tượng có nhu cầu đầu tư trái

phiếu doanh nghiệp và theo đó tạo ra động lực cho quá trình “chuyên nghiệp hóa” và chọn lọc đối tượng nhà đầu tư trên thị trường. Đây tiếp tục được xem là biện pháp nhất quán của nhà lập pháp nhằm thiết lập sự phát triển bền vững của thị trường Trái phiếu doanh nghiệp.

(5) Loại bỏ điều kiện về tỷ lệ phát hành/Vốn chủ sở hữu: là yếu tố thuận lợi cho tổ chức phát hành khi tổ chức có thể chào bán trái phiếu trong điều kiện chứng minh đáp ứng đủ các điều kiện chào bán.

Ngoài việc phải tuân thủ quy định trên, đối với một số doanh nghiệp đặc thù muốn phát hành Trái phiếu doanh nghiệp vẫn phải xin giấy phép hoặc văn bản chấp thuận của Bộ ngành liên quan đến mục đích phát hành. Ví dụ như: Đối với hoạt động chào bán trái phiếu ra thị trường quốc tế yêu cầu tuân thủ quy định về quản lý vay, trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp không được chính phủ bảo lãnh và pháp luật về quản lý ngoại hối; hoặc Hồ sơ chào bán trái phiếu ra thị trường quốc tế bao gồm văn bản của NHNN xác nhận hạn mức vay thương mại nước ngoài quốc gia.

2.1.2.2. Quy trình, thủ tục thực hiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường sơ cấp

Hiện nay hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp chịu ảnh hưởng/ tác động của Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn thi hành. Cụ thể:

 Phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ (private placement): Thực hiện theo quy định tại Luật Chứng khoán 2019 và được quy định chi tiết tại Nghị định 153/2020/ NĐ-CP.

 Phát hành trái phiếu doanh nghiệp đại chúng (public offering): Thực hiện theo quy định tại Luật Chứng khoán 2019 và Nghị định 155/2020/ NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều tại luật chứng khoán.

Phát hành trái phiếu riêng lẻ

Đây là hình thức phát hành trái phiếu không sử dụng phương tiện thông tin đại chúng.

(1) Phát hành trái phiếu riêng lẻ trong nước:

Bước 1: Xây dựng phương án phát hành trái phiếu và trình cấp thẩm quyền phê duyệt:

Phương án phát hành trái phiếu bao gồm nội dung cơ bản sau:(a) Thông tin chung về ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; (b) Mục đích phát hành trái phiếu và phương án sử dụng vốn phát hành trái phiếu; (c) Khối lượng, loại hình, kỳ hạn, lãi suất danh nghĩa trái phiếu dự kiến phát hành; (d) Tỷ lệ chuyển đổi, thời hạn chuyển đổi, giá chuyển đổi và biên độ biến động giá cổ phiếu (nếu có) đối với phát hành trái phiếu chuyển đổi; giá và thời điểm thực hiện mua cổ phiếu đối với phát hành trái phiếu kèm chứng quyền; (đ) Phương thức phát hành trái phiếu và các tổ chức tham gia bảo lãnh phát hành, bảo lãnh thanh toán, đại lý phát hành, đại lý thanh toán gốc, lãi trái phiếu; (e) Kế hoạch bố trí nguồn và phương thức thanh toán gốc, lãi trái phiếu; (f) Các cam kết khác đối với chủ sở hữu trái phiếu.

Bước 2: Lập hồ sơ phát hành trái phiếu:

Hồ sơ phát hành trái phiếu do doanh nghiệp phát hành chuẩn bị để đăng ký phát hành trái phiếu và công bố cho các đối tượng mua trái phiếu. Hồ sơ phát hành trái phiếu bao gồm: (a) Phương án phát hành trái phiếu và quyết định phê duyệt, chấp thuận phương án phát hành trái phiếu của các cấp có thẩm quyền quy định; (b) Các tài liệu và văn bản pháp lý chứng minh doanh nghiệp đủ điều kiện để phát hành trái phiếu theo quy định; (c) Kết quả xếp loại của tổ chức định mức tín nhiệm đối với chủ thể phát hành trái phiếu và loại trái phiếu phát hành (nếu có); (d) Các hợp đồng bảo lãnh phát hành, bảo lãnh thanh toán, hợp đồng đại lý và các tài liệu liên quan khác (nếu có).(e) Văn bản pháp lý chứng minh các dự án sử dụng nguồn vốn trái phiếu đã hoàn thành các thủ tục về đầu tư và đã có quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền trong trường hợp phát hành trái phiếu để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư của doanh nghiệp.

Bước 3: Tiến hành phát hành trái phiếu:

hành trái phiếu;(ii) Bảo lãnh phát hành trái phiếu; (iii) Đại lý phát hành trái phiếu; (iv) Bán trực tiếp cho nhà đầu tư trái phiếu (đối với doanh nghiệp phát hành là tổ chức tín dụng).

(2) Phát hành trái phiếu riêng lẻ ra thị trường quốc tế

Bước 1: Xây dựng phương án phát hành trái phiếu và trình cấp thẩm quyền phê duyệt.

Doanh nghiệp phát hành xây dựng phương án phát hành trái phiếu trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, chấp thuận theo quy định. Phương án phát hành trái phiếu bao gồm các nội dung quy định như phát hành trái phiếu riêng lẻ trong nước và thêm các nội dung sau: (i) Dự kiến đồng tiền phát hành và thanh toán trái phiếu; (ii) Dự kiến thị trường phát hành, phân tích về điều kiện thị trường phát hành và việc đáp ứng các điều kiện của thị trường phát hành; (iii) Dự kiến lựa chọn nhà bảo lãnh phát hành, tư vấn pháp lý, các đại lý liên quan; (iv) Kế hoạch bố trí nguồn vốn, phương thức thanh toán gốc, lãi, và xử lý các rủi ro tài chính.

Bước 2: Xác nhận và đăng ký khoản vay phát hành trái phiếu quốc tế

Doanh nghiệp phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế phải làm thủ tục xác nhận và đăng ký khoản vay thương mại nước ngoài với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Hồ sơ xác nhận và đăng ký khoản vay phát hành trái phiếu quốc tế bao gồm văn bản đề nghị của doanh nghiệp và phương án phát hành trái phiếu đã được phê duyệt.

Bước 3: Lập hồ sơ phát hành trái phiếu

Hồ sơ phát hành bao gồm các tài liệu sau:(a) Phương án phát hành trái phiếu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, và chấp thuận theo quy định tại Nghị định này;

(b) Bản cáo bạch; (c) Hợp đồng bảo lãnh phát hành; hợp đồng bảo lãnh thanh toán, hợp đồng đại lý thanh toán (nếu có); (d) Hợp đồng tư vấn pháp lý; (đ) Ý kiến pháp lý; (e) Các thỏa thuận đại lý; (g) Văn bản pháp lý chứng minh các dự án sử dụng nguồn vốn trái phiếu quốc tế đã hoàn thành các thủ tục về đầu tư và đã có quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền trong trường hợp phát hành trái phiếu để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư của doanh nghiệp; (h) Xác nhận của công ty đánh giá hệ

số tín nhiệm về hệ số tín nhiệm của doanh nghiệp phát hành; (i) Xác nhận của Ngân hàng Nhà nước về việc doanh nghiệp đã đăng ký trị giá trái phiếu phát hành ra thị trường quốc tế thuộc tổng hạn mức vay thương mại nước ngoài hàng năm của quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; (k) Các tài liệu khác theo quy định tại thị trường phát hành.

Bước 4: Tiến hành phát hành trái phiếu.  Chào bán trái phiếu ra công chúng

Chào bán trái phiếu ra công chúng liên quan đến lợi ích đông đảo công chúng đầu tư. Để bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư, nhà nước quy định chặt chẽ các thủ tục phát hành, yêu cầu chủ thể phát hành trái phiếu phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt. Cụ thể như sau:

(1) Nộp hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng:

Để được cấp giấy phép phát hành trái phiếu ra công chúng, doanh nghiệp phát hành phải nộp hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng cho UBCKNN. Hồ sơ bao gồm: (a) Đơn đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng; (b) Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty; (c) Điều lệ công ty; (d) Quyết định của HĐQT thông qua việc phát hành trái phiếu ra công chúng; (đ) Bản cáo

Một phần của tài liệu Ngô Việt Trung - 1706030082 - TCNH (Trang 65 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(138 trang)
w