II. NHỮNG PHƯƠNG PHÁP VÀ Ý KIẾN ĐỀ XUÁT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN NỘI BỘ Ở CÁC NHTM
1. Một số giải pháp
Xuất phát từ những thực trạng và khó khăn trên, các NHTM phải tự nghiên cứu và tìm ra những giải pháp phù hợp với điều kiện cụ thể của mình nhằm làm cho tổ chức mình ngày càng lớn mạnh lên trong thị trường cạnh tranh.
Trên thực tế nhiều năm gần đây các Ngân hàng cũng đã từng thực hiện một số giải pháp và đã đạt được một số hiệu quả:
Một là, giải pháp mang tính thiết thực nhất phải là những giải pháp có thể tác động đến trình độ chuyên môn của các KTNB. Bởi vì trình độ chuyên môn của các KTNB quyết định trực tiếp đến chất lượng của công tác KTNB. Do đó các giải pháp nâng cao được trình độ chuyên môn của các KTNB. Để làm được điều này thì các NHTM cần phải liên tục cho các KTNB tham dự các khoá học tập huấn về kiểm toán, dần dần nâng cao sự hiểu biết, sự chuyên sâu của đội ngũ KTNB. Ngoài cách thức cho các cán bộ Ngân hàng trong ngành đi học về lĩnh vực kiểm toán, các NHTM lớn có đủ khả năng và điều kiện nên mời hẳn một chuyên gia về kiểm toán thực hiện và chịu trách nhiệm về công tác kiểm toán trong cơ quan mình thêm vào đó là đưa các chuyên gia này đi học thêm về lĩnh vực Ngân hàng.
Hai là, để cho công tác KTNB đạt được hiệu quả cao, trước hết các NHTM phải tự xác định cụ thể hơn các chuẩn mực mà mình cần phải thực hiện và những chuẩn mực mà Nhà nước yêu cầu. Từ các chuẩn mực này, các KTNB sẽ có phương hướng rõ ràng trong quá trình thực hiện, tránh được tình
trạng chuẩn mực không cụ thể, không rõ ràng làm cho các KTNB Bộ không thể có căn cứ để đối chiếu.
Ba là, việc xác định ra căn cứ pháp lý, phân định rõ ràng chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của các KTNB trong các NHTM cũng là những yếu tố tác động đến tính hiệu quả của công tác KTNB. Ngân hàng nào làm tốt công tác này chứng tỏ Ngân hàng đó quan tâm đến sự hiện diện của KTNB và từ đó các KTNB có động lực làm việc tốt hơn và nó được khẳng định bằng chất lượng của hoạt động KTNB. Do đó các Ngân hàng nên thực hiện tốt công tác này.
Các văn bản qui định về địa vị pháp lý, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của bộ phận KTNB chính là môi trường hoạt động của KTNB. Bộ phận KTNB phải được giao một quyền hạn rộng rãi để có thể kiểm toán toàn bộ hoạt động của đơn vị và được hoàn toàn độc lập về chuyên môn nghiệp vụ, truy nhập thông tin không giới hạn trong phạm vi đơn vị đó.
Bốn là, để tăng cường và đảm bảo hiệu quả hoạt động KTNB cần phải có sự trợ giúp đầy đủ và đúng lúc của chính các nhà quản lý cấp cao cũng như sự hợp tác toàn diện của các bộ phận và cá nhân trong đơn vị. Sự trợ giúp và hợp tác này có thể thể hiện ở chỗ các nhà quản lý các cá nhân và các bộ phận thực hiện tốt các nhiệm vụ và các yêu cầu mà CTVNB đề ra. Cùng với các CTVNB tiến hành thu thập giúp các tài liệu, trình các tài liệu mà CTVNB cần.
Năm là, ngoài việc xác định rõ các chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ của CTVNB, của bộ phận KTNB, các NHTM phải ban hành các qui định về kiểm toán nội bộ và tổ chức kiểm toán toàn bộ hoạt động từng thời kỳ, từng lĩnh vực nhằm đánh giá một cách độc lập và chính xác kết quả hoạt động kinh doanh và thực trạng tài chính của mình.
Sáu là, do những khó khăn trong việc tìm ra những sai sót và gian lận ở các NHTM thực hiện các nghiệp vụ trên hệ thống máy vi tính nên để có thể giải quyết được những khó khăn này đòi hỏi các KTVNB phải có trình độ cao về máy vi tính , có tinh thông trong các nghiệp vụ kinh tế. Vì vậy các NHTM phải tuyển những nhân viên có trình độ cao về máy vi tính và liên tục mở lớp tập luyện để cập nhật các thông tin về máy.
Bảy là, việc xác định quy mô của công tác kiểm toán cũng là yếu tố tác động đến chất lượng của hoạt động CTVNB. Vì vậy ở mỗi NH cần phải xác định được qui mô KTMB hợp lý. Đối với những chi nhánh có mức độ hoạt động lớn, đóng góp nhiều vào doanh thu tổng hợp của cả ngân hàng , CTVNB cần thực hiện những quy trình kiểm toán cần thiết như đối với hội sở chính. Đối với các chi nhánh cơ biểu hiện đáng nghi ngờ (tức là có biểu hiện sai sót và gian lận) thì phạm vi kiểm toán cũng có thể áp dụng tương tự. Còn đối với các NHTM bình thường, có thể dựa vào quy mô kiểm toán các thời kỳ trước và các nghiệp vụ phát sinh kỳ này, mức độ công việc kỳ này để xác định ra qui mô kiểm toán thích hợp.
Và giải pháp mang tính tổng quát nhất đó là các NHTM phải luôn luôn quan tâm đến công tác KTNB về việc bố trí kiểm toán hợp lý, sử dụng kỹ thuật kiểm toán phù hợp. Đó là yếu tố làm tăng tính hiệu quả và chất lượng của công tác KTNB, chất lượng cũng là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng.
Nói tóm lại, các giải pháp mà mỗi Ngân hàng thực hiện đều mang tính đặc thù, tuỳ thuộc vào đặc điểm hoạt động của từng Ngân hàng. Nhưng tất cả đều nhằm mục tiêu hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộ, sử dụng nó như một công cụ đòn bẩy để tăng cường sự an toàn cho hoạt động của các ngân hàng. Đó là những biện pháp mang tính chủ quan mà nỗi ngân hàng có thể sử dụng trong từng điều kiện hoàn chỉnh.
Chất lượng của công tác KTNB trong các NHTM không những phụ thuộc vào mức độ quan tâm của các NH mà còn do môi trường, chính sách xã hội của Nhà nước. Do đó những ý kiến đề xuất được nhìn từ 2 góc độ, đối với các NHTM và đối với Nhà nước.
a) Ý kiến đề xuất đối với các NHTM :
Ngoài việc thực hiện các giải pháp trên, các NHTM trong thời gian tới cần phải tiếp tục chú ý hơn, quan tâm hơn đến công tác KTNB, đặc biệt là đến các KTVNB. Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn cho các KTVNB bằng nhiều cách khác nhau, đưa cho các KTVNB tiếp xúc với nhiều tình huống có thể xảy ra. Ngoài ra các NHTM nên thường xuyên mời các chuyên gia trong lĩnh vực kiểm toán đến nói chuyện để nâng cao kinh nghiệm cho các KTVNB của cơ quan. Thêm vào đó là các NHTM cần quan tâm đến lợi ích , đến nhu cầu của các KTVNB , tạo động lực cho đội ngũ này hăng say làm việc.
b) Ý kiến đề xuất đối với Nhà nước
Một là, mặc dù công tác CTNB xuất phát từ nhu cầu cụ thể từng đơn vị kinh tế nói chung và của từng ngân hàng nói riêng nhưng trong điều kiện hiện nay, do sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động này cùng với trình độ hạn chế của cá NHTM trong việc đưa ra các qui chế pháp lý,các văn bản về pháp lý cho công tác hoạt động của chính đơn vị mình nên đề nghị Nhà nước có chính sách hỗ trợ, giúp đỡ các ngân hàng trong công tác này. Đó là Nhà nước nên đưa ra một khung pháp lý về KTNB để các đơn vị tiện sử dụng từ đó áp dụng vào đơn vị mình và có cơ sở để xây dựng các qui chế pháp lý cho đơn vị. Đây chính là việc Nhà nước tạo ra môi trường hoạt động cho các đơn vị nói chung và các ngân hàng nói riêng.
Hai là, xuất phát từ trình độ chung về kiểm toán ở Việt Nam là thấp, nước ta lại chưa có nhiều trung tâm chính quy, chính thức đào tạo các kiểm
toán viên nên đề nghị Nhà nước sớm giao cho trung tâm kiểm toán trách nhiệm đào tạo ,kinh phí để mở rộng hơn nữa qui mô đào tạo.
Ba là, Nhà nước nên sớm có các biện pháp để giúp các doanh nghiệp nói chung và các ngân hàng nói riêng giải quyết các vướng mắc hiện tại , tạo điều kiện cho công tác kiểm toán ngày càng được hoàn chỉnh.
KẾT LUẬN
Có thể khẳng định rằng KTNB là nhu cầu hoạt động tất yếu của mỗi doanh nghiệp nói chung và của mỗi NHTM nói riêng. Điều này ngày càng được khẳng định rõ nét đối với các nước vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường như ở nước ta hiện nay. Yêu cầu ngày càng cao đối với chất lượng các thông tin đặc biệt là thông tin về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một đơn vị trong nền kinh tế là động lực cho sự phát triển của kiểm toán nội bộ.
Mặc dù KTNB mới được áp dụng ở Việt Nam gần 10 năm nhưng nó đã đóng góp một vai trò quan trọng tronghd của các ngân hàng, giúp các ngân hàng bảo đảm được sự an toàn trong hoạt động của mình - một nghề của rủi ro...
Bên cạnh những vai trò đó, quy trình thực hiện công tác KTNB cũng nảy sinh không ít những vấn đề bức xúc.
Trong bài vết này, với giới hạn về trình độ cùng với sự hạn chế về qui mô tôi chỉ mới đề cập được vài nét cơ bản về "Phương hướng hoàn thiện
công tác KTNB trong các NHTM". Do đó lĩnh vực này vẫn còn có nhiều
vấn đề bất cập đòi hỏi đang tồn tại và tiếp tục phát sinh mà khuôn khổ đề tài này chưa nghiên cứu tới và đòi hỏi chúng ta tiếp tục bàn luận thêm nữa để bổ xung và hoàn thiện hơn.