Những khó khăn trong công tác KTN Bở các NHTM

Một phần của tài liệu 77 Phướng hướng hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộ trong các Ngân hàng thương Mại (Trang 26 - 28)

I. THỰC TRẠNG, KHÓ KHĂN TRONG CÔNG TÁC KTN BỞ CÁC NHTM

2)Những khó khăn trong công tác KTN Bở các NHTM

Như đã phân tích trên, hoạt động KTNB đã giúp cho các NHTM kiểm tra, xác nhận các thông tin về hoạt động của mình, giúp các ngân hàng định dạng được các rủi ro,... Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện hoạt động KTNB, bộ phận này cũng gặp rất nhiều khó khăn vướng mắc.

Một là, trình độ chuyên môn của KTVNB. Thực tế hiện nay ở nước ta, đội ngũ những người có trình độ chuyên môn sâu rộng về lĩnh vực kiểm toán là rất ít và hầu hết lại là các quan chức trong các công ty kiểm toán lớn. Nước ta lại chưa có trường đại học nào đào tạo chính qui về chuyên ngành kiểm toán. Do đó hầu hết các KTVNB trong các ngân hàng đều được hình thành từ các cán bộ nhân viên trong ngành ngân hàng sau khi được ngân hàng cử đi đào tạo một thời gian. Chính vì thế họ không phải là những người am hiểu tường tận về lĩnh vực kiểm toán. Do đó trình độ chuyên môn của họ không cao. Điều này tác động trực tiếp đến chất lượng đến tính hiệu quả của công tác kiểm toán nội bộ.

Có thể nói đây là một trong số những vướng mắc lớn của chúng ta trong lĩnh vực kiểm toán nói chung và kiểm toán nội bộ nói riêng.

Hai là, tính chất pháp lý của công tác kiểm toán nội bộ trong các ngân hàng: Sự phát triển mạnh mẽ của KTNB trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi mỗi đơn vị nói chung và mỗi ngân hàng phải có một hệ thống các văn bản qui định cho công tác này dễ dàng thực hiện. Tuy nhiên, trên thực tế, việc xây dựng hệ thống các văn bản qui định về địa vị pháp lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ phận KTNB mà mỗi ngân hàng phải thực hiện là hết sức khó khăn. Bởi vì hệ thống các văn bản này có ý nghĩa quan trọng đối với bộ

thực hiện nhiệm vụ, thể hiện mức độ quan tâm khác nhau đối với lĩnh vực KTNB ở một ngân hàng là một nhân tố quyết định chất lượng của hoạt động KTNB.

Ba là, xuất phát từ trình độ chuyên môn của các KTVNB còn hạn chế và thiếu những căn cứ pháp lý cho công tác kiểm toán nội bộ làm cho quá trình thực hiện hoạt động này diễn ra chậm chạp, gặp phải nhiều khó khăn đặc biệt trong công tác lập kế hoạch kiểm toán và lựa chọn phương pháp kiểm toán. Và khi đã lập được kế hoạch rồi nhưng công tác chuẩn bị lại không hoàn thiện nhiều khi còn làm sai lệch kế hoạch đã vạch ra.

Bốn là, hoạt động KTNB còn gặp phải nhiều khó khăn là do tính chất hoạt động trong các NHTM. Cụ thể là:

Thứ nhất, do khối lượng giao dịch ở các NHTM là rất lớn, khối lượng tiền tệ cũng lớn nên hiện nay hầu hết các NHTM đều phải có hệ thống máy vi tính trợ giúp. Trước đây, nói chung các nghiệp vụ đều có chứng từ gốc để chứng minh và hầu hết các kết quả của quá trình xử lý là rõ ràng đối với người sử dụng và đối với các kiểm toán viên. Với khối lượng công việc ngày một lớn hơn của dữ kiện và sự phức tạp hơn về hoạt động thì điều này không còn thực tế nữa. Sự phát triển của hệ thống xử lý dữ kiện điện tử trên thực tế đã nâng cao rất nhiều năng lực kiểm soát của ngân hàng và ngược lại, điều này đang làm nảy sinh nhiều loại rủi ro khác xuất phát từ lỗi của máy tính và gian lận của máy tính gây nên. Bởi vì, ở đầu vào, các nghiệp vụ kinh tế có thể được nhập trực tiếp vào máy tính thông qua thiết bị đầu cuối và những bút toán này có thể không dựa trên các chứng từ gốc. Còn nếu như nó thiếu một trong những điều kiện cần thiết hoặc chính bản thân bộ phận KTNB cũng như cho các NHTM.

Do công tác KTNB ở Việt Nam mới được áp dụng không lâu nên vì thế mà những khó khăn trong hoạt động này là không thể tránh khỏi. Điều này đòi hỏi chính mỗi Ngân hàng phải nhận thức được và nhanh chóng tìm cách

khắc phục để cho công tác kiểm toán nội bộ không những hoàn chỉnh mà còn trở thành một công cụ đắc lực thúc đẩy sự tăng trưởng của chính Ngân hàng đó.

Một phần của tài liệu 77 Phướng hướng hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộ trong các Ngân hàng thương Mại (Trang 26 - 28)