4. Kết quả đạt được
2.2 Thiết bị khí nén
Máy nén khí.
Máy nén khí là một tổ hợp các loại máy bao gồm các hệ thống cơ học có chức năng chính là làm tăng áp suất của chất khí, làm tăng năng lượng của dòng khí đồng thời làm tăng áp suất, nhiệt độ.
Nguyên lý hoạt động của máy nén khí dựa theo nguyên lý thay đổi thể tích và nguyên lý động năng. Theo nguyên lý thay đổi thể tích là không khí được đưa vào buồng chứa lúc này thể tích khí sẽ giảm, theo định luật Boyle-Manotte, áp suất sẽ tăng. Ví dụ như máy nén khí piston, cánh gạt, trục vít,…
Hình 2.2 Các loại máy nén khí theo nguyên lý thay đổi thể tích
Theo nguyên lý động năng: không khí được dẫn vào buồng chứa, ở đó áp suất khí nén được tạo ra bằng động năng của bánh dẫn và sinh ra công suất và lưu lượng rất lớn.
Theo áp suất chia ra làm ba loại:
- Máy nén khí có áp suất thấp p < 15 bar. - Máy nén khí có áp suất cao p > 15 bar. - Máy nén khí có áp suất rất cao p >= 300 bar.
Thông số kỹ thuật: - Mã sản phẩm: TMOF-600 - Điện áp: 220V - Công suất (HP): 3/4 HP - Lưu lượng: 145 (L/phút) - Áp lực: 8 Bar - Dung tích: 25L
Máy nén khí không dầu là loại máy nén khí bảo đảm chất lượng dòng khí đi làm sạch dòng khí không bị biến đổi độ sạch tinh khiết lên đến 100%. Được ứng dụng trong sản xuất và dịch vụ như y tế, dược phẩm, thực phẩm và sản xuất linh kiện điện tử.
Máy nén khí không dầu cũng hoạt động theo nguyên lý thay đổi thể tích, nhờ chuyển động tròn của trục vít để nén dòng khí làm cho áp suất tăng lên. Máy thường có dao động công suất từ 7,5kw đến 240kw. Các khớp nối răng chuyển động đồng bộ với nhau. Máy nén khí trục vít không sử dụng dầu để bôi trơn cho nên khoảng cách của bánh răng không được kín bằng loại có dầu.
kí hiệu:
Khí nén được tạo ra từ máy nén sẽ chứa nhiều bụi bẩn, độ ẩm, cặn bẩn của dầu bôi trơn. Nhiệt độ trong quá trình nén sẽ tăng, có thể gây oxy hóa một số phần tử của hệ thống. Khí nén không được xử lý trước khi được đưa đi làm việc có thể gây hư hỏng tăng tính trở ngại của các phần tử. Do đó phải xử lí khí nén qua bộ lọc khí trước khi đưa khí nén đi làm việc.
Bộ lọc khí (Air service unit):bao gồm 3 phần tử chính là van điều chỉnh áp suất, van lọc, van tra dầu. Chúng có công dụnglàm sạch không khí bụi bẩn, ngưng tụ và rỉ sét. Áp suất đầu ra mong muốn có thể được đặt tại bộ điều chỉnh áp suất và sau đó được hiển thị trên đồng hồ áp suất.
Bộ lọc có thể điều chỉnh giúp bôi trơn khí nén và bảo vệ các dụng cụ khí nén được kết nối, tuổi thọ của các thiết bị này được tăng lên đáng kể, thậm chí, chất lượng khí nén được tăng lên đáng kể.
Van phân phối 3/2: van phân phối khí 3/2 điều khiển bằng tay có nhớ và lò xo. Van được lắp đặt ở vị trí đầu vào của hệ thống nhằm kiểm soát toàn bộ nguồn khí nén cấp vào của hệ thống.
Bộ phân phối khí.
Hình 2.5 Bộ phân phối khí
Mã sản phẩm: TPAK.C6000.
Bộ phân phối khí nén có nhiệm vụ chuyển khí nén từ nơi sản suất đến nơi làm việc, đảm bảo áp suất, lưu lượng và chất lượng khí nén cho các thiết bị như van, xy lanh khí, động cơ khí,...
Van điện từ 5/2 cuộn hút đơn.
Kí hiệu:
Thông số kĩ thuật:
- Mã module: TPAK.L0100
- Mã sản phẩm: SY3120-5LZD-C4 - Áp lực: 0.15~0.7 Mpa
- Nguồn cấp: nguồn điện một chiều 24VDC - Hãng sản xuất: SMC
Cấu tạo:
Van điện từ 5/2 cuộn hút đơn gồm hai thành phần chính:
- Coil điện: là cuộn hút điện từ là nơi tiếp nhận nguồn điện để tạo lực dọc trục cho van.
- Phần thân van: thân van có lỗ bắt vít vào bộ truyền động khí nén, gồm 5 cửa và 2 vị trí. Thân van có 3 lỗ trong đó 1 lỗ nhận khí nén vào và 2 lỗ đưa khí nén đi làm việc.
Nguyên lý hoạt động: ở trạng thái bình thường cửa số 1 là cửa cấp khí vào, cửa số 2 và 4 là các cửa khí ra làm việc, cửa 3 với cửa 5 là cửa xả. Khi chưa có tín hiệu điện thì cửa số 1 thông với cửa số 2 khí nén sẽ đi từ nguồn khí nén đi qua của số 1 – 2 đi lên làm việc. lượng khí xả sẽ xả qua cửa số 4 về cửa 5 rồi ra ngoài môi trường. Khi có tín hiệu điện được cấp nguồn điện một chiều 24VDC, lúc này sẽ sinh ra một lực từ trường, lực này sẽ tạo lực dọc trục và xảy ra hiện tượng đảo chiều cửa 1 sẽ thông với cửa 4, cửa 2 thông với cửa 3 và cửa 5 bị chặn lại.
Xi lanh khí nén.
Xy lanh khí nén dùng để chuyển đổi năng lượng của khí nén dưới dạng áp suất và lưu lượng được cung cấp bởi hệ thống khí nén thành năng lượng cơ học và tạo nên chuyển động thẳng.
Xy lanh khí nén có thể được sử dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau, với nhiều ngành nghề khác nhau. Với sự phát triển hệ thống điều khiển tự động, các xy lanh khí nén ngày càng được chuyên môn hóa theo từng lĩnh vực cụ thể. Chẳng hạn, có thể sử dụng các tay gắp cho robot bằng các xy lanh khí nén để tạo nên chuyển động của tay gắp. Ngoài ra, các xy lanh khí nén hiện nay còn có thể được sử dụng trong các môi trường làm việc khắc nghiệt như nhiệt độ cao, ẩm, bụi...Với tốc độ đáp ứng cao của hệ thống khí nén, ngày nay các xy lanh khí nén được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp.
Hình 2.7 Xi lanh tác động 2 chiều
Thông số kĩ thuật:
- Xilanh tác động kép - Hãng: Airtac
- Mã sản phẩm: MAL20x100-S - Đường kính trong xilanh: 20mm - Hình trình piston: 100mm
- Đường kính trục: 8mm
- Áp suất hoạt động: 0,05 – 1.0 Mpa
- Kích thước ren đầu cần piston: M8x1.25mm - Đầu nối ống khí nén: 1/8”
Thiết bị phụ.
Thiết bị phụ bao gồm ống khí và bộ giắc cắm an toàn.