Thiết kế và chế tạo phễu chứa phôi

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ CHẾ TẠO THỬ NGHIỆM MÔ HÌNH HỆ THỐNG CẤP PHÔI TỰ ĐỘNG ĐIỀU KHIỂN BẰNG ĐIỆN - KHÍ NÉN (Trang 56 - 62)

4. Kết quả đạt được

3.1.3 Thiết kế và chế tạo phễu chứa phôi

Thiết kế bản vẽ, chọn vật liệu phễu chứa phôi.

Trên cơ sở các bước lựa chọn xi lanh và lựa chọn phôi ở trên và các kiến thức đã được học để bắt đầu thiết kế bản vẽ. Sử dụng phần mềm Auto cad để tiến hành thiết kế bản vẽ.

Phễu chứa phôi là chi tiết chứa phôi yêu cầu cơ khí cần chắc chắn, gọn và dễ quan sát phôi, ta dùng loại nhôm tấm A6061 có độ dày 2mm để gia công. Kích thước phễu chứa phôi có kích thước được mô tả như bản vẽ 2D bên dưới.

Nhôm là vật liệu kim loại được sử dụng phổ biến trong sản xuất cơ khí và phần lớn được ưa chuộng chọn làm mô hình bởi nhôm có các ưu điển như khả năng chống ăn mòn, giá thành phải chăng nó có giá thành cao hơn thép, rẻ hơn so với đồng hoặc inox và là sự lựa chọn phù hợp nhất cho các thiết bị chống mài mòn. Khối lượng nhẹ chỉ bằng 1/3 so với thép nên dễ dàng vận chuyển và chế tạo các chi tiết có khối lượng thấp. Nhôm có độ bền cao nhất tính theo khối lượng so với bất kì kim loại nào. Vì vậy ta ưu tiên chọn vật liệu nhôm để chế tạo mô hình.

Hình 3.10 Mô hình 3D tổng thể

Phôi được cấp vào phễu chứa phôi A và được đẩy đi bằng tác động bởi xi lanh D. Phôi sau khi được đẩy ra sẽ xuống băng tải chuyền và tiếp tục được gia công ở các công đoạn tiếp theo.

Hình 3. 11 Mô hình 3D nguyên lý làm việc

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ CHẾ TẠO THỬ NGHIỆM MÔ HÌNH HỆ THỐNG CẤP PHÔI TỰ ĐỘNG ĐIỀU KHIỂN BẰNG ĐIỆN - KHÍ NÉN (Trang 56 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)