XÁC ĐỊNH RÕ HƠN NHỮNG NỘI DUNG SỨC MẠNH MỀM VĂN HÓA

Một phần của tài liệu Phát huy sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay (Trang 132 - 136)

4. sở Cơ lý luận và phương pháp nghiên cứu

4.2. XÁC ĐỊNH RÕ HƠN NHỮNG NỘI DUNG SỨC MẠNH MỀM VĂN HÓA

HÓA CẦN PHÁT HUY PHÙ HỢP VỚI TIỀM NĂNG VÀ LỢI THẾ CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY

Trong bối cảnh một quốc gia đang phát triển, tiềm lực kinh tế còn hạn chế, khó có thể chạy đua c ng các cường quốc sức mạnh mềm về các phương thức khuếch tán văn hóa (như các hoạt động thông tin truyền thông, cấp học bổng, viện trợ ) con đường thích hợp giúp chúng ta gia tăng khả năng lan t a của văn hóa đất nước là tập trung đầu tư cho nội dung của các thông điệp văn hóa, để các thông điệp văn hóa đó tạo được sự thấu hiểu, đồng cảm của bạn bè quốc tế. Muốn vậy, cần xây dựng và phát huy hệ giá trị văn hóa cốt lõi của Việt Nam, đồng thời đấu tranh loại b những “phản giá trị” trong con người Việt Nam hiện nay.

Yếu tố cơ ản, cốt lõi của nền văn hóa mỗi dân tộc là hệ giá trị tinh thần đ được hình thành t trong lịch s của dân tộc đó. Hệ giá trị của Việt Nam đ tồn tại, hoạt động và chi phối các hành vi, hoạt động của cả cộng đồng dân tộc Việt Nam qua nhiều thế hệ. Đã có nhiều nhà nghiên cứu tranh luận và đưa ra những quan điểm khác nhau về hệ giá trị truyền thống của người Việt được hình thành trong lịch s , trong đó có những điểm chung, c ng có những khác biệt, song tựu trung lại, có những giá trị đạt được sự thống nhất cơ ản như l ng yêu nước, tinh thần dân tộc và l ng nhân ái, thương người. Tuy nhiên, hệ giá trị của một xã hội c ng như của mỗi con người luôn mang tính lịch s . Nó được hình thành qua quá trình lịch s lâu dài, được bổ sung và phát triển cùng với sự phát triển của lịch s xã hội. Khi đời sống xã hội thay đổi, hệ giá trị đó c ng dần thay đổi theo. Hệ giá trị truyền thống của đất nước ta được hình thành và tồn tại ổn định trong hàng ngàn năm trên cơ sở kinh tế là nền sản xuất nông nghiệp lúa nước và cơ sở xã hội là nông thôn làng xã trong chế độ phong kiến. Nhưng hiện tại, cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nền kinh tế của chúng ta đang dần biến đổi sang nền sản xuất công nghiệp, xã hội chuyển dần sang không gian đô thị hiện đại, đồng thời đất nước tiến hành hội nhập quốc tế dẫn tới sự tiếp xúc với những sản phẩm văn hóa, những giá trị văn hóa nước ngoài đ khiến cho hệ giá trị của người Việt có sự biến động. Có những giá trị còn phù hợp và có những giá trị hoặc

những biểu hiện của giá trị đó không c n ph hợp với bối cảnh phát triển hiện tại và tương lai của đất nước. Những biến đổi này diễn ra hàng ngày trong đời sống, tác động tới suy nghĩ, hành vi của người Việt Nam, dù chúng ta có ý thức được nó hay không. Cuộc điều tra về biến động giá trị ở Việt Nam năm 2014 thuộc đề tài KX.04.15/11-15 đ chỉ ra 18 giá trị truyền thống của Việt Nam hiện tiếp tục được bảo tồn như: l ng yêu nước, tinh thần dân tộc; l ng nhân ái, thương người; tinh thần tập thể; tinh thần đoàn kết; lòng biết ơn; t nh dân chủ làng xã; tính trọng thể diện; tính hiếu hòa, bao dung; tính trọng tình, đa cảm và 30 phi giá trị (thói hư, tật xấu) xuất hiện trong đời sống văn hóa Việt Nam đương đại: thói dựa dẫm, ỷ lại; thói cào bằng, đố kỵ; bệnh h p hòi, ích kỷ, bè phái; bệnh sĩ diện, háo danh; bệnh thụ động, khép kín, bảo thủ; bệnh chậm chạp; bệnh thiếu bản lĩnh, tự ti, nhu nhược; bệnh sùng ngoại; thói tùy tiện, cẩu thả; bệnh thiếu ý thức pháp luật; bệnh giả dối, nói không đi đôi với làm; tật ăn cắp vặt [52, tr. 463 - 464]

Trong bối cảnh như vậy, việc xây dựng một bảng giá trị mới gồm những giá trị cốt lõi, định hình bản sắc văn hóa của dân tộc, giúp phân biệt với hệ giá trị các dân tộc, quốc gia khác, định hướng, thúc đẩy và điều chỉnh hành động của con người Việt Nam – chủ thể của nền văn hóa Việt Nam là điều vô cùng cần thiết. Hệ giá trị đó s bao gồm những giá trị tiêu biểu trong hệ giá trị của người Việt truyền thống, có ảnh hưởng đậm nét lên tâm thức, kiểu tư duy, cách ứng x của người Việt, tạo nên lịch s oai hùng của dân tộc trong quá khứ, đồng thời c ng có những giá trị mới phù hợp với sự phát triển của xã hội hiện đại. Nó s thấm đượm như là cái “chất Việt” riêng iệt, tồn tại trong các sản phẩm văn hóa, dịch vụ văn hóa, t âm nhạc, hội họa, hàng hóa tới ẩm thực, du lịch; trong lối ứng x , hành vi của con người Việt Nam, trong mọi hoạt động văn hóa của người Việt Nam.

Đảng Cộng sản Việt Nam c ng đ chỉ ra tầm quan trọng của việc xây dựng hệ giá trị của đất nước và t ng ước xác định những giá trị cần xây dựng để hình thành nên con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII xác định mô hình con người Việt Nam trong giai đoạn mới gồm 5 đức tính chủ yếu là: Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa x hội; có ý thức tập thể, đoàn kết, phấn đấu vì

lợi ch chung; có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh; lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật, sáng tạo, năng suất cao; thường xuyên học tập, nâng cao hiểu iết, trình độ chuyên môn, trình độ thẩm mỹ và thể lực. Như vậy, nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII kh ng định quyết tâm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc xây dựng nền văn hóa, con người Việt Nam đủ khả năng, ản lĩnh và ý ch hội nhập với sự phát triển của các nước trên thế giới, nhưng vẫn giữ được những giá trị mang t nh ản sắc của dân tộc để có thể “h a nhập mà không h a tan”. Phát triển quan điểm này, Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI đ xác định vấn đề hoàn thiện hệ thống chuẩn mực giá trị của con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển ền vững của đất nước, trong đó có nêu những giá trị cơ ản như : yêu nước, trung thực, lao động tự giác, tận tụy, sáng tạo, khiêm tốn, có lối sống giản dị, có l ng vị tha, nhân ái, ao dung. Đại hội XII chỉ rõ phải xây dựng hệ giá trị văn hóa và hệ giá trị chuẩn mực của con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế bao gồm: “nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp luật”; có “hiểu biết sâu sắc, tự hào, tôn vinh lịch s , văn hóa dân tộc” để t đó iết “kh ng định, tôn vinh cái đúng, cái đ p, tích cực, cao thượng; nhân rộng các giá trị cao đ p, nhân văn”; đồng thời c ng kiên quyết “đấu tranh phê phán, đẩy lùi cái xấu, cái ác, thấp hèn, lạc hậu; chống các quan điểm, hành vi sai trái, tiêu cực ảnh hưởng xấu đến xây dựng nền văn hóa, làm tha hóa con người ”.[15, tr. 216 - 217] Tới Đại hội XIII, Đảng Cộng sản Việt Nam kh ng định với tư cách là chủ thể của quá trình phát triển đất nước, con người Việt Nam cần có những phẩm chất quan trọng như yêu nước, nhân ái, đoàn kết, cần cù, sáng tạo và khát vọng phát triển đất nước: “Động lực và nguồn lực phát triển quan trọng của đất nước là khơi dậy mạnh m tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”. [16, tr. 34]

Có thể thấy, chúng ta chưa có được sự thống nhất về một hệ giá trị văn hóa Việt Nam mới, với những giá trị nào là trọng tâm cần tập trung xây dựng trong bối cảnh hội nhập quốc tế như hiện nay. Thiết nghĩ, trong hệ giá trị mới, ngoài những giá trị truyền thống tiêu biểu như tinh thần yêu nước, tinh thần hòa hiếu, chúng ta

c ng cần tập trung xây dựng và phát triển những giá trị hiện đại mà con người Việt Nam còn thiếu, như ý thức pháp luật, tinh thần hợp tác, trách nhiệm công dân, bản lĩnh và tinh thần làm chủ Ngoài ra, những giá trị truyền thống như tinh thần yêu nước, tinh thần đoàn kết c ng cần được mở rộng nội hàm cho phù hợp với bối cảnh mới của đất nước. Ch ng hạn tinh thần yêu nước trước đây được thể hiện rõ khi đất nước phải đối đầu với giặc ngoại xâm, thì nay biểu hiện trong khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, khát vọng đưa đất nước lên vị thế cao trong trường quốc tế. Tinh thần đoàn kết không chỉ thể hiện lúc khó khăn, khi thiên tai, dịch bệnh hay giặc giã mà còn thể hiện trong quá trình xây dựng và phát triển các thương hiệu quốc gia. Hệ giá trị mới này s là cầu nối giữa quá khứ và hiện đại, v a mang đậm đặc trưng và cô đúc lịch s dân tộc, v a cần phù hợp với sự phát triển và tiến bộ của nhân loại, và càng phù hợp với hơi thở thời đại, càng phổ quát bao nhiêu thì mức độ thu hút và ảnh hưởng của nó trên thế giới s càng lớn bấy nhiêu. Định vị và mang được những câu chuyện lịch s mà hiện đại này ra thế giới, chúng ta s gây được thiện cảm, tạo ra sự đồng thuận trong quan hệ quốc tế. Đó s là cơ sở để các hoạt động văn hóa trong nước và những hoạt động quảng bá ra bên ngoài xây dựng hình ảnh, thông điệp văn hóa và thương hiệu riêng, mang màu sắc và đặc trưng của Việt Nam, t đó mở rộng ảnh hưởng của hệ giá trị của mình ra kh i phạm vi quốc gia, tạo nên sức mạnh mềm cho đất nước.

Sau khi định vị về mặt lý luận, hệ giá trị cốt lõi này cần được phổ biến và giáo dục rộng rãi trong cộng đồng xã hội, để mọi người dân cùng hiểu rõ và thực hiện nó. Các hình thức tuyên truyền, giáo dục hệ giá trị cần được triển khai rộng rãi, đa dạng bằng nhiều kênh, thông qua giáo dục trong nhà trường, trên các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức các chương trình hành động nhằm xây dựng đời sống và lối sống văn hóa dựa trên những chuẩn mực, hệ giá trị mới. Trên cơ sở đó, những con người Việt Nam mới tiếp thu, định hình tư duy và hành động của mình dựa trên hệ giá trị mới ấy, t đó trở thành nguồn nhân lực văn hóa, tham gia t ch cực và hiệu quả vào công cuộc phát huy sức mạnh mềm văn hóa của đất nước. Họ chuyển tải những giá trị này, sáng tạo nên các sản phẩm văn hóa, hàng hóa tiêu d ng mang đặc điểm riêng của Việt Nam, làm ra các sản phẩm du lịch, dịch vụ với bản sắc độc đáo và mang nó ra giới thiệu với thế giới.

Hệ giá trị mới được xây dựng và phát huy s giúp đẩy lùi những “phản giá trị” gây ảnh hưởng xấu tới sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam. Có thể nói, nhiều lúc, nhiều nơi, những “phản giá trị” này k o l i những thành quả của công tác phát huy sức mạnh mềm văn hóa, gây nên những ấn tượng xấu trong mắt bạn bè quốc tế về con người và văn hóa Việt Nam. Đa số người Việt được người nước ngoài nhận xét là thân thiện, mến khách, nhưng ên cạnh đó, c ng có những người có hành động chụp giật, không thật thà, gây nên sự phản cảm đối với khách du lịch, v như tự ý tăng giá đối với khách nước ngoài, và tệ hơn là l a đảo người nước ngoài. Nhiều người Việt đi ra nước ngoài có hành vi vô ý thức như v bẩn lên di tích, xả rác b a i vô tình khiến hình ảnh người Việt trở nên xấu xí, phản cảm trong mắt bạn bè quốc tế. Cộng đồng người Việt lao động và sinh sống ở nước ngoài còn có nhiều hành vi xấu x , đáng lên án t vi phạm pháp luật nước sở tại như cư trú ất hợp pháp, lao động bất hợp pháp, trộm cắp, buôn người, trồng cần sa cho tới các hành vi khôn vặt, k m văn minh như lười biếng, xả rác b a bãi, chen lấn và ị cảnh báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng của nước họ. Do đó, việc nhận thức và đấu tranh kiên quyết để loại b những “phản giá trị” này không chỉ giúp phát triển nền văn hóa và con người Việt Nam, mà còn góp phần không nh trong việc phát huy sức mạnh mềm văn hóa của dân tộc, bởi vì xét tới cùng, chính con người là yếu tố quan trọng nhất làm nên sức hấp dẫn của văn hóa. Bài học kinh nghiệm của Singapore đ chứng minh điều này.

Một phần của tài liệu Phát huy sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay (Trang 132 - 136)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(169 trang)
w