Tác động đến tốc độ tăng trưởng kinh tế xã Phú Đô

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của chương trình xây dựng nông thôn mới đến tăng trưởng kinh tế của xã phú đô – phú lương – thái nguyên (Trang 49 - 57)

Bảng 4.8. Một số tiêu chí về kinh tế xã Phú Đô qua các năm (2010-2017)

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 1.Tốc độ tăng trưởng % 3.5 3.8 2.5 2.9 3.1 3.2 3.5 3.9 2.Giá trị sản xuất Tỷ đồng 233 242 248 255 263 271 281 291.9 3.Cơ cấu kinh tế % 100 100 100 100 100 100 100 100

Nông nghiệp % 36.3 29.7 28.5 28.0 26.2 22.4 22.1 23

Tiểu thủ CN-

XDCB % 26.3 31.0 31.8 32.1 33.6 34.2 32 32.2

Dịch vụ- TM % 37.4 39.3 39.7 39.9 40.2 41.4 45.9 44.8

(Nguồn: UBND xã Phú Đô)

Chương trình xây dựng NTM được thực hiện trên địa bàn xã từ năm 2011 sau 7 năm thực hiện nó đã thực sự tác động mạnh mẽ tới sự tăng trưởng

40

và phát triển kinh tế của địa phương. Tình hình tăng trưởng kinh tế được thể hiện qua hình sau:

Hình 4.1. Tổng giá trị sản xuất của xã từ năm 2010 đến năm 2017

(Nguồn: UBND xã Phú Đô)

Nhìn vào hình trên, ta thấy rằng tổng giá trị sản xuất của xã tăng đều qua các năm. Năm 2011, một mốc quan trọng khi mà xã Phú Đô thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia NTM, người người, nhà nhà tích cực hưởng ứng phấn đấu xây dựng nông thôn mới, cho nên giai đoạn này toàn bộ mọi mặt xã Phú Đô có bước khởi sắc. Kinh tế giai đoạn này giá trị sản xuất tăng qua các năm, cụ thể: năm 2010 tổng giá trị sản xuất toàn xã đạt 233 tỷ đồng và đến năm 2017 đạt 291.9 tỷ đồng (tăng 58.9). Như vậy chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM đã có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế xã Phú Đô, tổng giá trị sản xuất hàng năm tăng, năm sau cao hơn năm trước, đó chính là dấu hiệu tích cực cho thấy đời sống kinh tế người dân ngày càng ổn định và phát triển hơn, điều đó chắc chắn rằng sẽ kéo theo việc chất lượng đời sống của người dân cũng sẽ ngày càng được nâng cao.

41

4.4.2.Tác động làm dịch chuyển kinh tế xã Phú Đô

Từ khi chương trình xây dựng NTM được triển khai trên địa bàn xã đã tạo sự thay đổi lớn trong cơ cấu kinh tế của xã, cơ cấu kinh tế xã có sự chuyển biến và xuất hiện của những ngành mới.

Trước khi thực hiện chương trình xây dựng NTM thì ngành nông nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu của xã, tuy nhiên chương trình xây dựng NTM được triển khai, ngành nông nghiệp đã có sự biến đổi nhất định khi giảm tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế từ 36.3% năm 2010 xuống còn 23% năm 2017. Trong đó tỷ trọng các ngành trong lĩnh vực phi nông nghiệp lại có xu hướng tăng tương đối nhanh từ năm 2010 đến năm 2017, đặc biệt là ngành tiểu thủ công nghiệp – XDCB. Năm 2010 ngành tiểu thủ công nghiệp chiếm 26,3% trong cơ cấu thu nhập của từng xã, tuy nhiên đến năm 2017 ngành này đã tăng lên 32,2% (tăng 5,9%). Chúng ta thấy rằng cơ cấu kinh tế đang có chiều hướng thay đổi tích cực. Cơ cấu thu nhập của xã có những bước chuyển dịch được thể hiện qua hình:

Hình 4.2. So sánh cơ cấu kinh tế xã năm 2010 và năm 2017

(Nguồn: UBND xã Phú Đô)

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng nền kinh tế của xã có sự chuyển biến cơ cấu kinh tế rõ rệt kể từ khi chương trình xây dựng NTM được triển khai tại địa bàn xã và tác động mạnh mẽ tới cơ cấu kinh tế của xã. Đây là tác động trực tiếp của chương trình tới nền kinh tế của xã, khẳng định được hiệu quả thiết thực của chương trình xây dựng NTM đến kinh tế của xã.

42

Qua hộp tâm sự của ông Tân, một lần nữa khẳng định rằng NTM tác động mạnh mẽ đến tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã Phú Đô. Một điều chắc chắn rằng khi thực hiện hoàn thành 5 tiêu chí còn lại kinh tế sẽ chuyển dịch mạnh mẽ hơn nữa theo chiều hướng tích cực, đem lại cuộc sống phát triển hơn cho người dân.

Hộp 4.1: Tâm sự của cán bộ xã về chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ khi thực hiên chương trình xây dựng NTM

4.4.3.Tác động đến sản xuất nông nghiệp

Ngành sản xuất nông nghiệp đã có những chuyển biến lớn trong cơ cấu gữa trồng trọt và chăn nuôi.

* Trồng trọt: Ngành trồng trọt đã có sự thay đổi khi chương trình xây dựng NTM được triển khai trên địa bàn.

Theo ông Phạm Ngọc Tân (60 tuổi, Chủ tịch UBND xã Phú Đô) về sự tác động của chương trình xây dựng NTM đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã, ông cho biết:

“Chương trình xây dựng NTM xã Phú Đô đang ở giai đoạn về đích, toàn xã đang cùng nhau quyết tâm huy động hết mọi nguồn lực để đạt được nốt 5 tiêu chí còn lại để được công nhận là xã NTM. Cháu thực tập ở xã một thời gian rồi, cũng là người sống trong xã; như cháu biết đấy xã mình là xã khó khăn của huyện, đời sống người dân còn nhiều khó khăn. Từ năm 2011 thực hiện chương trình quốc gia xây dựng NTM, xã đã có những chuyển biến, kinh tế đang phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực nhằm xây dựng một nền kinh tế CNH-HDH. Cụ thể được thể hiện qua các báo cáo hàng năm, thu nhập của người dân tăng, đời sống vật chất tinh thần được nâng cao. Bác thấy rất vui khi bộ mặt của xã ngày càng thay đổi theo hướng tích cực, công cuộc xây dựng NTM được sự chung tay đồng lòng của người dân, các cơ quan tổ chức nên mới được như hôm nay.”

43

Bảng 4.9: So sánh diện tích, năng suất, sản lượng và giá trị thu nhập của các loại cây trồng trên địa bàn xã Phú Đô qua 2 năm (năm 2010 và năm 2017)

TT Các chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 2017 I Cây trồng 1 Lúa Diện tích Ha 360 296

Năng suất Tạ/ha 48 54

Sản lượng Tấn 1728 1598.4

Giá trị thu nhập Triệu đồng 10368 12787.2

2

Ngô

Diện tích Ha 35 13

Năng suất Tạ/ha 38 42

Sản lượng Tấn 133 54.6

Giá trị thu nhập Triệu đồng 665 382.2

3

Cây màu khác

Diện tích Ha 250 80

Năng suất Tạ/ha 100 100

Sản lượng Tấn 2500 800

Giá trị thu nhập Triệu đồng 25000 20000

4

Cây chè

Diện tích Ha 400 500

Năng suất Tạ/ha 90 110

Sản lượng Tấn 3600 5500

Giá trị thu nhập Triệu đồng 57600 121000

5

Cây ăn quả

Diện tích Ha 100 60

Năng suất Tạ/ha 200 200

Sản lượng Tấn 2000 1200

Giá trị thu nhập Triệu đồng 90000 60000

6

Cây lâm nghiệp

Diện tích Ha 795 971

Năng suất Tạ/ha

Sản lượng Tấn

Giá trị thu nhập Triệu đồng 39750 77680

II Tổng giá trị sản xuất 223383 291849.4

44

Như vậy, chúng ta thấy rằng sau khi chương trình được triển khai tại địa phương đã thúc đẩy làm tăng năng suất cây trồng, giá trị thu nhập tăng. Các cây trồng như cây chè và cây lâm nghiệp có xu hướng mở rộng tăng diện tích, nguyên nhân do cây chè và cây lâm nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao, được tập huấn đầu tư kỹ thuật trồng chè: diện tích cây chè tăng 100ha (tăng 1,25 lần) đồng thời sản lượng cũng tăng lên 1,2 lần, giá trị thu nhập tăng 2,1 lần; cây lâm nghiệp diện tích tăng 176 ha (tăng 1,22 lần), giá trị thu nhập tăng 1,9 lần.

Các cây lúa, cây ngô, cây màu khác, cây ăn quả có xu hướng thu hẹp lại do đem lại hiệu quả kinh tế thấp, hay chịu tác động rủi do của điều kiện thời tiết.

* Chăn nuôi:

Trước khi có chương trình xây dựng NTM, chăn nuôi chủ yếu là tự cung tự cấp, phục vụ các hoạt động trong gia đình và phục vụ nông nghiệp. Sau khi có chương trình xây dựng NTM, ngành chăn nuôi của xã phát triển nhanh, nhiều gia đình đã dần chuyển sang sản xuất hàng hóa.

Bảng 4.10: Tình hình phát triển chăn nuôi xã Phú Đô qua 2 năm (năm 2010 và năm 2017) Hạng mục ĐVT Năm 2010 Năm 2017 Tổng đàn trâu Con 400 150 Tổng đàn bò Con 10 80 Tổng đàn lợn Con 1500 1800 Gia cầm Nghìn con 10 20 Thủy sản (cá) Ha 25 18

(Nguồn UBND xã Phú Đô)

Sau khi thực hiện chương trình xây dựng NTM chăn nuôi của xã có những thay đổi: tổng đàn bò, đàn lợn, gia cầm đều tăng, cụ thể tăng mạnh nhất là gia cầm tăng 10 nghìn con, năm 2010 là 10 nghìn con đến năm 2017 là 20 nghìn con. Tổng đàn trâu và thủy sản giảm do lấp ao trồng chè. Do vậy xã đã tập trung cho việc nuôi bò, lợn, gia cầm.

45

Hộp 4.2: Tâm sự của người dân về tình hình sản xuất nông nghiệp

Qua tâm sự của ông Võ chúng ta thấy rằng nông nghiệp đang hưởng các điều kiện thuận lợi do hiệu quả chương trình NTM đem lại. Khi tiến hành phỏng vấn, qua lời tâm sự của ông Võ tôi thấy được sự quan tâm của chính quyền địa phương, sự năng động làm việc có hiệu quả của đội ngũ cán bộ địa phương trong việc tiếp thu những cái mới, cái tiến bộ nhằm đưa địa phương mình phát triển hơn.

4.4.4.Làm thay đổi thành phần kinh tế

Phú Đô nằm trong nền kinh tế chung của đất nước, do vậy nó cũng mang những đặc điểm chung, nó là nền kinh tế bao gồm các thành phần kinh tế như: kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế hộ gia đình.

Những năm trở lại đây, trên địa bàn xã Phú Đô phát triển mạnh kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, tiểu thủ. Có 2 HTX đang hoạt động trên địa bàn: HTX nông nghiệp đa ngành nghề xã Phú Đô, hoạt động từ năm 2015 trị sở tại Làng Vu 1 xã Phú Đô,kinh doanh các mặt hàng nông sản, lâm sản, hỗ trợ tài chính cho nông nghiệp; HTX chè ở xóm Phú Nam 1, do trung tâm phát triển nông thôn – SAEMAUL UNDONG kết hợp, mục tiêu phát triển thương hiệu thông qua Hiệp hội thương Theo ông Hoàng Văn Võ (51 tuổi, xóm Phú Nam 6) nhận định về tình hình nông nghiệp sau khi chương trình xây dựng NTM được triển khai, ông cho biết:

“Từ khi thực hiện chương trình xây dựng NTM, bà con nông dân chúng tôi rất phấn khởi khi hiệu quả của nó đem lại là không nhỏ. Trước đây khi chưa có đường bê tông giao thông đi lại khó khăn, từ khi có đường mới mua bán trao đổi hàng hóa cũng thuận tiện hơn, bác sản xuất chè ra là có người đi xe vào tận nhà mua. Được sự quan tâm của các cấp chính quyền, hỗ trợ giống chè, tư vấn cách sản xuất, chè hái lứa nào là bán hết lứa đấy, là nguồn thu nhập chính của gia đình nhà bác. Nhờ có cây chè mà cuộc sống nhà bác cũng được cải thiện, có tiền xây nhà, tiền cho các con đi học.”

46

nghiệp trồng chè và sản xuất chè chất lượng cao bằng cách tiêu chuẩn hóa sản phẩm, quảng cáo du lịch chè.

Có 7 làng nghề chè, một công ty là công ty TNHH vận tải xăng dầu Anh Ngọc, có 3 xe đưa đón học sinh đi học dành cho học sinh cấp ba.

Tất cả các loại hình dịch vụ trên nhằm giải quyết việc làm cho lao động, góp phần tạo ra thu nhập ổn định cho người dân.

Hộp 4.3: Tâm sự của người dân về việc thay đổi thành phần kinh tế

Xã Phú Đô là xã thuần nông, tập trung là trồng chè, trồng rừng và lúa, các loại cây màu, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Trong năm 2017 các thành phần kinh tế đã có bước phát triển, nhân dân đã dần chuyển sang sản xuất hàng hoá, các vùng làng nghề chè, gia trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thuỷ sản đã phát triển mạnh, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã có nhiều đổi mới và phát triển như cơ khí gò hàn, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến chè và dịch vụ thương mại đã mang lại thu nhập cao cho người dân. Song các hình thức sản xuất còn hạn chế chưa thực sự khai thác hết tiềm năng của xã, cần được đầu tư, quy hoạch để đảm bảo cho sản xuất và tiêu thụ hàng hoá của nông dân.

Theo bà Nguyễn Thị Châm (35 tuổi, xóm Phú Nam 1) về tác động khi có hợp tác xã chè mô hình Saemaul, bà cho biết:

“Chính cái nông thôn mới đã đem lại cho chúng tôi nhiều cơ hội, cho chúng tôi cuộc sống no ấm hơn. Như em thấy đấy kinh tế chắc chắn là phát triển hơn rồi. Rất may mắn và vui mừng khi xã được đầu tư hỗ trợ xây dựng HTX chè để cho chúng tôi tập chung sản xuất mà không phải lo cạnh tranh. Khi triển khai dự án, xóm tôi đã được xây nhà văn hóa mới đầy đủ tiện nghi hơn, được tham gia các buổi tập huấn đào tạo của trung tâm, nâng cao chất lượng chè.Trước mắt là xóm tôi được hưởng lợi trực tiếp, sau đó là toàn xã sẽ được hưởng lợi từ dự án này, sẽ giúp nâng cao thu nhập đời sống ổn định, chúng tôi phấn khởi và yên tâm lắm, cảm ơn chương trình xây dựng NTM.”

47

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của chương trình xây dựng nông thôn mới đến tăng trưởng kinh tế của xã phú đô – phú lương – thái nguyên (Trang 49 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)