Một số giải pháp chủ yếu

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của chương trình xây dựng nông thôn mới đến tăng trưởng kinh tế của xã phú đô – phú lương – thái nguyên (Trang 61)

Một là: Công tác tập huấn, tuyên truyền:

- Tăng cường phổ biến, tuyên truyền bằng nhiều hình thức đa dạng phong phú, dễ hiểu, mục tiêu là làm cho người dân ở các xóm trong xã hiểu rõ hơn nữa về chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước, của tỉnh, của huyện, trách nhiệm của người dân về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020, nhất là thống nhất về

52

nhận thức và cách làm, đồng thời công khai các cơ chế, chính sách hỗ trợ của nhà nước, những công việc địa phương và nhân dân cần phải thực hiện. Đặc biệt, tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" gắn với xây dựng nông thôn mới. Đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua "Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới" theo chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp các ngành.

Hai là: Phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu:

- Tập trung phát triển tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, nhất là các hoạt động dịch vụ tại làng nghề; Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với tiêu thụ sản phẩm; tiếp tục triển khai nâng cao hiệu quả mô hình xóm đồng một giống đẩy mạnh thực hiện các chương trình giống vật nuôi, cây trồng, khuyến nông, phát triển chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản theo mô hình hợp tác xã nhằm nâng cao thu nhập cho người lao động.

- Phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất, dân sinh; hoàn thiện công trình thủy lợi, giao thông thiết yếu, nhất là đối với các vùng sản xuất cây công nghiệp ; phát triển trang trại chăn nuôi theo hướng công nghiệp, an toàn sinh học. Đẩy mạnh đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất ở nông thôn, nhất là nâng cao năng lực hoạt động của các HTX.

Ba là: Văn hóa, xã hội, môi trường:

- Hoàn thiện các thiết chế văn hóa ở nông thôn, quan tâm đầu tư cơ sở vật chất phát triển văn hóa, thể thao quần chúng, nâng cao chất lượng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", trọng tâm là xây dựng gia đình văn hóa, xóm văn hóa, khu dân cư văn hóa. Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện phong trào chỉnh trang vườn tược, nhà cửa gọn gàng, xanh - sạch - đẹp, nâng cao chất lượng cuộc sống trong mỗi gia đình.

- Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, khuyến học, khuyến tài nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

53

- Hoàn thiện và đưa vào sử dụng khu thu gom rác thải khu dân cư, tiếp tục phát huy, nâng cao hiệu quả mô hình các đoàn thể tham gia trực tiếp tự quản về môi trường, đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn.

Bốn là: Huy động nguồn lực chung tay xây dựng nông thôn mới:

Tập trung sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, chính quyền, đồng thời phát huy vai trò của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể, coi trọng đóng góp của nhân dân huy động mọi nguồn lực, của các tổ chức kinh tế, xã hội, các tổ chức tín dụng, các cá nhân, các nhà hảo tâm đóng góp, hỗ trợ bằng tiền, hiện vật và bằng tình cảm gắn bó để thực hiện nhiệm vụ xây dựng NTM.

Năm là: Giữ vững an ninh trật tự an toàn xã hội

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở nông thôn; Chủ động giải quyết kịp thời đơn thư khiếu nại, tố cáo từ cơ sở, ngay từ khi mới phát sinh, không để khiếu kiện đông người, kéo dài vượt cấp.

Sáu là: Thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng và kiểm tra, giám sát:

- Đưa nhiệm vụ xây dựng NTM vào nội dung đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị bình xét thi đua hàng năm.

- Thành viên Ban chỉ đạo định kỳ đi kiểm tra cơ sở theo địa bàn phân công và lĩnh vực phụ trách; phát hiện kịp thời những tập thể, cá nhân làm tốt biểu dương, nhân rộng và phê bình, uốn nắn nhưng đơn vị triển khai, thực hiện chậm, không hoàn thành kế hoạch.

54

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Sau 7 năm thực hiện Chương trình xây dựng NTM đã có tác động lớn đến tăng trưởng kinh tế của địa phương, từng bước thay đổi dần bộ mặt nông thôn của xã Phú Đô.

Những tác động chủ yếu cuả Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM đến tăng trưởng kinh tế xã Phú Đô bao gồm:

-Tác động làm biến động đất đai của xã, diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm nhẹ, đồng thời diện tích đất phi nông nghiệp có xu hướng tăng lên, chủ yếu là diện tích dùng cho phát triển cơ sở hạ tầng đảm bảo cho hoàn thành tiêu chí nông thôn mới để tạo điều kiện phát triển sản xuất cho nhân dân theo hướng bền vững và theo quy hoạch.

-Tác động đến dân số cũng biến động trong giai đoạn này. Đó là số hộ, khẩu và lao động trong lĩnh vực phi nông nghiệp tăng. Điều đó cho ta thấy rằng cơ cấu lao động đang chuyển dịch theo hướng tích cực, đáp ứng nguồn lao động cho quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nói riêng và cho đất nước nói chung.

-Tác động làm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: Đó là những tác động làm tăng trưởng kinh tế địa phương và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của khu vực, từ đó tạo ra khu vực kinh tế mới của nông thôn vùng và thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế khu vực. Cũng như tạo ra một nét mới trong kinh tế của các hộ nông dân, tạo điều kiện cho người dân tự lập hơn trong quá trình lao động, làm kinh tế của họ thông qua xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật và hỗ trợ khoa học kỹ thuật cho các hộ nông dân.

-Với những tác động lớn đến kinh tế, xã hội và môi trường của chương trình xây dựng NTM đã tạo ra những nét mới theo hướng có lợi cho phát triển nông thôn vùng theo đúng định hướng đặt ra nhằm đưa địa phương từng bước phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, đạt được yêu cầu của chương trình mục tiêu quốc gia đề ra. Mặt khác tạo điều kiện thuận lợi cho cư dân của vùng, trong sinh hoạt cuộc sống và

55

tin tưởng vào các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

- Từ tình hình thực tế tại địa phương điều quan trọng là đưa ra được định hướng, giải pháp nhằm tiếp tục đẩy mạnh phát triển mô hình NTM là cơ sở thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đông thời cải thiện, nâng cao, chất lượng cuộc sống của nhân dân xã Phú Đô.

5.2. Kiến nghị, đề nghị

5.2.1. Đối với cơ quan quản lý

- Đối với ban quản lý xã:

+ Đề nghị ngân sách Trung ương và Tỉnh quan tâm cấp đủ kinh phí đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy định tại Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

+ Đề nghị Tỉnh quan tâm biên chế cho mỗi xã một cán bộ chuyên trách xây dựng nông thôn mới để tập trung triển khai thực hiện đạt tiến độ.

+ Đề nghị Tỉnh, Huyện tạo cơ chế về nguồn kinh phí từ đất của huyện cho các xã vùng sâu, vùng xa vì đất ở các xã trên không có giá trị để thu hút vốn đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn theo lộ trình, đồng thời Huyện thường xuyên giúp các xã về chuyên môn kỹ thuật trong chương trình xây dựng nông thôn mới.

+ Đề nghị các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn quan tâm phối hợp tốt địa phương trong công tác xây dựng nâng cấp mở rộng các công trinh hạ tầng.

+ BCĐ Trung ương, BCĐ tỉnh, huyện tiếp tục phân bổ các nguồn vốn hỗ trợ, vốn xi măng, vốn khác để hỗ trợ BCĐ, BQL xây dựng NTM xã Phú Đô xây dựng hoàn thành các tiêu chí xây dựng NTM giai đoạn 2017-2020.

+ Ban quản lý xã là chủ đầu tư các dự án nội dung xây dựng NTM trên địa bàn xã. UBND tỉnh và UBND huyện có trách nhiệm hướng dẫn và tăng cường cán bộ chuyên môn, giúp ban quản lý xã thực hiện các nhiệm vụ được giao.

+ Tổ chức và tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia thực hiện, giám sát các hoạt động thực thi, các dự án đầu tư trên địa bàn xã.

56

+ Quản lý và triển khai thực hiện các dự án, nội dung bao gồm việc thực hiện các bước từ chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, nghiệm thu bàn giao và đưa các dự án vào khai thác sử dụng.

+ Nhanh chóng huy động mọi nguồn lực để hoàn thành đề án xây dựng NTM trên địa bàn xã.

- Đối với cơ quan quản lý thôn, xóm:

+ Tổ chức họp dân để tuyên truyền phổ biến cho người dân hiểu rõ về chủ trương, cơ chế chính sách, phương pháp, các quyền lợi, các nghĩa vụ của người dân, cộng đồng nông thôn trong quá trình xây dựng NTM. Tổ chức các cuộc họp, tập huấn với người dân theo đề nghị của các cơ quan tư vấn, tổ chức hỗ trợ nâng cao năng lực người dân và cộng đồng về phát triển nông thôn.

+ Tổ chức lấy ý kiến người dân trong thôn (xóm) tham ra góp ý vào bản quy hoạch, bản đề án xây dựng NTM trung của xã theo yêu cầu của ban quản lý xã.

+ Tổ chức xây dựng các công trình hạ tầng do ban quản lý xã giao nằm trên địa bàn thôn (xóm) như đường giao thông, nhà văn hóa,.. Tổ chức vận động nhân dân tham gia phong trào thi đua giữa các xóm, các hộ. Tập trung cải tạo ao vườn, chỉnh trang cổng ngõ, tường rào, trồng cây cho nhà văn hóa xóm để cảnh quan đẹp hơn.

+ Tổ chức các hoạt động vă nghệ thể thao, chống các thủ tục lạc hậu, xây dựng nếp sống văn hóa.

+ Tổ chức các hoạt động hỗ trợ các hộ nghèo, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.

+ Tự giám sát cộng đồng các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn xóm. Thành lập các nhóm quản lý, vận hành và duy tu bảo dưỡng các công trình sau khi nhiệm thu và bàn giao.

5.2.2. Đối với người dân

- Đoàn kết giúp đỡ nhau, trao đổi kinh nghiệm sản xuất để có thể hướng tới sự chuyên môn hóa trong sản xuất (đặc biệt là trong sản xuất chè), cùng nhau xây dựng địa phương theo mô hình NTM.

57

- Luôn học hỏi, trau dồi các kỹ năng và kiến thức về trồng trọt, chăn nuôi. - Hợp tác với cơ quan quản lý để thực hiện các dự án, chính sách áp dụng cho địa phương để đạt hiệu quả tốt nhất.

- Đưa ra những ý kiến thắc mắc của mình trong cuộc sống, sản xuất, những khúc mắc khó khăn cần các cơ qaun quản lý giải quyết để được giải đáp.

- Mạnh dạn vay vốn đầu tư sản xuất.

58

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tiếng việt

1. Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X, Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/08/2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

2. Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT, hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới.

3. Thái Thị Ánh, 2015, Khóa luận tốt nghiệp đại học: “Đánh giá tác động của chương trình xây dựng nông thôn mới đến tăng trưởng kinh tế của xã Tân Sơn- Đô Lương- Nghệ An.

4. Hoàng Ngọc Hà, 2016, Bài giảng về tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, Trường Đại học Ngoại thương.

5. Phân Kế Vân, 2015, Bài giảng Quản lý nhà nước về nông thôn, Trường đại học Kinh tế quốc dân.

6. Hạng A Ly, 2015, Luận văn Thạc sỹ kinh tế nông nghiệp”Đánh giá thực trạng triển khai chương trình nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 của huyện Than Uyên-Lai Châu”.

7. Hoàng Ngọc Hà, 2016, Bài giảng về tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, Trường Đại học Ngoại thương.

8. UBND xã Phú Đô báo cáo tổng kết hoạt động của UBND xã Phú Đô năm 2010,

phương hướng nhiệm vụ năm 2011.

9. UBND xã Phú Đô báo cáo tổng kết hoạt động của UBND xã Phú Đô năm 2011,

phương hướng nhiệm vụ năm 2012.

10. UBND xã Phú Đô báo cáo tổng kết hoạt động của UBND xã Phú Đô năm 2012, phương hướng nhiệm vụ năm 2013.

11. UBND xã Phú Đô báo cáo tổng kết hoạt động của UBND xã Phú Đô năm 2013, phương hướng nhiệm vụ năm 2014.

12. UBND xã Phú Đô báo cáo tổng kết hoạt động của UBND xã Phú Đô năm 2014, phương hướng nhiệm vụ năm 2015.

59

13. UBND xã Phú Đô báo cáo tổng kết hoạt động của UBND xã Phú Đô năm 2015, phương hướng nhiệm vụ năm 2016.

14. UBND xã Phú Đô báo cáo tổng kết hoạt động của UBND xã Phú Đô năm 2016, phương hướng nhiệm vụ năm 2017.

15. UBND xã Phú Đô báo cáo tổng kết hoạt động của UBND xã Phú Đô năm 2017, phương hướng nhiệm vụ năm 2018.

16. UBND xã Phú Đô báo cáo kết quả thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 và phương hướng nhiệm vụ giai đoạn 2016-2020

17. UBND xã Phú Đô đề án xây dựng nông thôn mới xã Phú Đô giai đoạn 2017-

2020.

18. UBND tỉnh Thái Nguyên quyết định số 1164/QD-UBND về việc ban hành bộ tiêu chí và hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí về xã nông thôn mới, xã nông thôn kiểu mẫu, xóm nông thôn kiểu mẫu và hộ gia đình nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2017-2020.

II. Tài liệu tham khảo từ Internet

19. Hhtp://www.tapchicongsan.org.vn, Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở một số nước trên thế giới.

20. Hhtp://www.tapchicongsan.org.vn, Xây dựng nông thôn mới ở nước ta hiện nay.

21. Hhtp://www.tapchicongsan.org.vn, Quyết định số 342/QĐ-TTg, ngày 20/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi một số tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

22. Hhtp://www.tapchicongsan.org.vn, Quyết định số 1600/QĐ-TTg, ngày 16/08/2016 của Thủ tướng Chính phủ về chương trình mục tiêu quốc gia xấy dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Đánh giá hiện trạng và kết quả thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM trên địa bàn xã Phú Đô đến năm 2017

STT Tiêu

chí

Nội dung tiêu chí Đơn vị tính Chỉ tiêu của tỉnh Thái Nguyên Khối lượng công việc theo quy hoạch đã được phê duyệt Kết quả thực hiện Kết quả đánh giá từng TC (Đạt / Không đạt) (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) 1 Quy hoạch 1.1. Có quy hoạch chung xây dựng xã[1] được phê duyệt và được công bố công khai đúng thời hạn. Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt 1.2. Ban hành quy định quản lý các quy hoạch của xã và tổ chức thực hiện theo quy hoạch.

Đạt Đạt Chưa

cắm mốc

Chưa có

II. HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI

2 Giao thông 2.1. Đường xã và đường từ trung tâm xã Km 100% là đường nhựa 11 8 Chưa đạt

đến đường huyện được nhựa hóa hoặc bê tông hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm. hoặc bê tông 2.2. Đường trục xóm và đường liên xóm ít nhất được cứng hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm. Km 100% cứng hóa (≥60% là đường nhựa hoặc bê tông ) 50 27,3 2.3. Đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa. Km 100% (≥65% cứng hóa). 60 32 2.4. Đường trục chính nội đồng đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện quanh năm. Km 100% (≥20% cứng hóa). 0 0 3 Thuỷ lợi 3.1. Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông % ≥80% 150 106 Đạt

nghiệp được tưới và tiêu nước chủ động. 3.2. Đảm bảo đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu dân sinh và theo quy định về phòng chống thiên tai tại chỗ. Đạt Đạt Đạt Đạt 4 Điện 4.1. Hệ thống điện đạt chuẩn theo quy định

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của chương trình xây dựng nông thôn mới đến tăng trưởng kinh tế của xã phú đô – phú lương – thái nguyên (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)