Thực trạng KTQT chi phí và giá thành sản phẩm tạ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị chi phí sản xuất và giá thành công ty XXX (Trang 52 - 74)

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2.2. Thực trạng KTQT chi phí và giá thành sản phẩm tạ

3.2.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán quản trị trong Công ty

Tổ chức bộ máy kế toán trong doanh nghiệp là một nội dung quan trọng, đặc biệt là tổ chức một lĩnh vực mới như kế toán quản trị. Do nhận thức được tầm quan trọng của kế toán quản trị trong quá trình điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty đã có những bước đầu tổ chức cho mình một hệ thống kế toán quản trị. Tuy nhiên do còn hạn chế về nhiều mặt hiện nay công ty mới áp dụng những nội dung về kế toán quản trị chi phí, giá thành và doanh thu cho đơn vị mình. Bộ phận đảm nhiệm công tác kế toán quản trị trong Công ty là bộ phận kế toán quản tổng hợp, với sự giúp đỡ của các bộ phận khác trong phòng kế toán và phòng kế hoạch, vật tư, phòng kỹ thuật trong quá trình tác nghiệp. Việc tập hợp chi phí của từng sản phẩm trong từng giai đoạn được thống kê từng tổ tập hợp đưa lên kế toán giá thành để xem xét, phân tích thông tin về chi phí sau đó kế toán giá thành dựa vào việc phân tích chi phí, ứng dụng mối quan

hệ chi phí- khối lượng- lợi nhuận để nhận diện và đưa ra một số kiến nghị cho ban lãnh đạo Công ty.

3.2.2.2. Công tác lập kế hoạch chi phí, giá thành

Trong kế toán quản trị chi phí, giá thành, muốn để kiểm soát chi phí, giá thành được chặt chẽ và có hiệu quả kế toán cần phải làm tốt các khâu của quản trị chi phí giá thành. Trong đó khâu đầu tiên và cũng là quan trọng đó là khâu lập dự toán, lập kế hoạch chi phí. Công ty CPCNTT Nam Hà thực hiện việc lập kế hoạch chi phí giá thành tàu Thanh Xuân 16 căn cứ vào các căn cứ:

- Dựa vào giá vật tư tại Nam Định tháng 10 năm 2007

- Theo bản thiết kế được duyệt: Chiều dài lớn nhất: 79,94m; chiều rộng lớn nhất: 12,6m; chiều cao mạn: 6,48m; chiều chìm: 5,4m.

- Theo chế độ tiền lương hiện hành

Từ những căn cứ trên phòng kế hoạch đã lập bảng chi tiết dự toán giá thành tàu vỏ thép Thanh Xuân 16 trọng tải 3.200 tấn với từng hạng mục: phần vỏ tàu, vật liệu phụ, máy móc thiết bị…. Trong từng hạng mục phòng kế hoạch đưa ra được từng loại NVL cần số lượng bao nhiêu, đơn giá bao nhiêu. Từ bảng chi tiết dự toán giá thành này phòng kế hoạch đã lập nên bảng tổng hợp chi phí đầu tư đóng mới của tàu Thanh Xuân 16. Phòng kế toán sẽ xem xét, bộ phận kế toán giá thành sẽ chỉnh lý sau đó đưa lên phó giám đốc kinh doanh và giám đốc duyệt.

Bảng 3.4: Bảng chi tiết dự toán giá thành tàu Thanh Xuân 16 hạng mục phần vỏ tàu ĐVT: đồng VN STT Hạng mục (phần vỏ tàu) Quy cách ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền A Tôn các loại 671.317 8.324.330.800 1 Tôn 6 ly kg 27.562 12.400 341.768.800 2 Tôn 8 ly kg 71.787 12.400 890.158.800 3 Tôn 10 ly kg 185.258 12.400 2.297.199.200 4 Tôn 12 ly kg 188.908 12.400 2.342.459.200 5 Tôn 14 ly kg 142.742 12.400 1770.000.800 6 Tôn 16 ly kg 15.796 12.400 195.870.400 7 Tôn 18 ly kg 13.072 12.400 162.092.800 8 Tôn 21 ly kg 17.869 12.400 221.575.600 9 Tôn 22 ly kg 8.323 12.400 103.205.200 B Thép các loại kg 152.021 12.400 1.885.060.400 C Thép tròn kg 13.805 12.000 165.660.000 D Thép ống kg 36.168 16.000 578.688.000 Cộng 873.311 10.953.739.20 0 (Nguồn: Phòng kế hoạch)

Bảng 3.5: Bảng tổng hợp dự toán giá thành tàu Thanh Xuân 16 trọng tải 3.200 tấn

ĐVT: Đồng VN

STT HẠNG MỤC KH CÔNG THỨC THÀNH

I Vật tư + nhân công

1 Tôn tấm các loại TT Dtoán 8.324.330.800 2 Thép hình các loại TH Dtoán 1.885.060.400 3 Thép tròn các loại TTr Dtoán 165.660.000 4 Thép ống các loại TO Dtoán 578.688.000 5 Vật liệu phụ VL Dtoán 1.191.200.000 6 Máy móc thiết bị MT Dtoán 2.432.100.000 7 Phụ kiện buồng máy PB Dtoán 1.732.056.900 8 Thiết bị điện tàu TĐ Dtoán 593.116.000 9 TTB hàng hải vô tuyến điện TV Dtoán 1.221.660.000 10 TTB boong, neo, lái BNL Dtoán 1.066.899.000 11 TB an toàn- thiết bị an toàn hàng hải HH Dtoán 508.295.000 12 TB nội thất NT Dtoán 337.015.500 13 Trang thiết bị sinh hoạt trên tàu SH Dtoán 48.000.000 14 Năng lượng NL Dtoán 271.700.000 15 Nhân công NC Dtoán 1.373.250.000 16 BHXH,BHYT,KPCĐ Dtoán 260.917.000

II Giá thành công xưởng 21.989.948.600

1 Thiết kế phí 90.000.000

2 Lệ phí đăng kiểm 80.000.000

3 Chi phí nghiệm thu, thử tải, bàn giao 113.843.000 4 Giám sát thi công, quản lý 100.000.000

5 Lãi vay 1.200.000.000

III Chi phí ngoài sản xuất 1.583.843.000 IV Giá bán buôn DN I + II 23.573.971.600 V thuế VAT III × 5% 1.178.689.400 VI Gia bán buôn CN IV + V 24.752.481.000 VII Lệ phí trước bạ VI × 1% 247.519.000 VIII Tổng mức đầu tư 25.000.000.000

( Nguồn: Phòng kế hoạch)

3.2.2.3. Quá trình ghi chép, phản ánh việc thực hiện chi phí tại Công ty

a/ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Do đặc điểm nguyên vật liệu của Công ty đa dạng, nhiều chủng loại, lượng xuất tồn nhiều vì thế NVL xuất kho được tính theo phương pháp bình quân gia quyền. Để xác định giá trị nguyên vật liệu xuất kho kế toán căn cứ vào số lượng và giá trị của từng loại vật tư tồn đầu tháng và lượng nhập trong tháng rồi tính theo công thức:

Đơn giá bình quân của từng danh điểm vật tư =

Giá trị tồn đầu kỳ + giá trị nhập trong kỳ Số lượng tồn đầu kỳ + số lượng nhập trong kỳ Giá thực tế của NVL xuất kho = giá bình quân của 1 đơn vị NVL x SL xuất

Đối với nguyên vật liệu khi xuất dùng có liên quan trực tiếp đến các tàu riêng biệt vì vậy CPNVLTT được tập hợp trực tiếp cho từng tàu

Do đặc điểm của Công ty là chu kỳ sản xuất dài có thể kéo dài hàng tháng hoặc hàng quý nên sổ chi tiết NVLTT được mở cho đơn đặt hàng từ khi sản phẩm bắt đầu đưa vào sản xuất đến khi sản phẩm đó hoàn thành. Điều đó giúp cho kế toán có thể kiểm tra đối chiếu số liệu cũng như tổng hợp CPNVLTT một cách nhanh chóng và chính xác. Sổ chi tiết CPNVLTT được căn cứ vào các phiếu xuất kho.

Căn cứ vào các phương án kỹ thuật của phòng kỹ thuật, quản đốc phân xưởng viết giấy xin lĩnh vật tư, giao cho các tổ sản xuất, trong giấy xin lĩnh vật tư ghi rõ xuất vật tư cho tàu nào.

Phiếu xuất kho được lập thành 2 liên: + Liên 1: quản đốc phân xưởng lưu

+ Liên 2: đưa cho thủ kho sau đó thủ kho chuyển cho phòng kế toán. Tổ sản xuất mang phiếu xuất kho đến nhận nguyên vật liệu tại kho Công ty có sự ký nhận giữa thủ kho và nhân viên nhận vật tư sau khi tổng hợp đối chiếu số lượng nguyên vật liệu giữa thủ kho với tổ sản xuất. Thủ kho đánh số thứ tự phiếu xuất kho và thẻ kho, sau đó chuyển phiếu xuất kho về phòng kế toán để kế toán nguyên vật liệu phân loại từng phiếu xuất cho từng sản phẩm, tính giá nguyên vật liệu xuất kho trong tháng theo phương pháp bình quân gia quyền. Công việc tính giá được thực hiện vào cuối tháng.

CÔNG TY CỔ PHẦN CNTT NAM HÀ

Số 2 –Đ. Đê Sông Đào – P. Trần Quang Khải – TP Nam Định

Mẫu 02 – VT

(Ban hành theo QĐ 15/2006 – QĐ – TTC ngày 20/03/2006 của Bộ Trưởng BTC

PHIẾU XUẤT KHO

Ngày 20/06/2008 Nợ 621: Số: 60/12 Có: 152 : TT Tên nhãn hiệu hàng hoá Mã số ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo CT Thực xuất

1 Thép Ø 60 Kg 35,5 35,5

2 Thép Ø 50 kg 9,3 9,3

Tổng số:

Số tiền (bằng chữ):………... Số chứng từ kèm theo: Ngày 20 tháng 06 năm 2008

Người lập phiếu (Ký, HT) Người nhận (Ký, HT) Thủ kho (Ký, HT) Kế toán trưởng (Ký, HT) Giám đốc (Ký, HT, đóng dấu) (Nguồn: Phòng kế toán)

Trích theo tài tháng 6 năm 2008

Theo bảng kê nhập vật tư tháng 6 năm 2008 (từ phiếu nhập kho số 50 đến số 75) từ ngày 01/06/2008 đến ngày 30/06/2008:

Tên vật tư: Thép Ø 60. - Số lượng: 100.000kg - Đơn giá: 12.400đồng/kg

- Thành tiền: 1.240.000.000 đồng

Theo sổ chi tiết vật liệu tại ngày 30/06/2008: - Số lượng: 9.000kg

- Đơn giá: 12.500đồng/kg - Thành tiền: 112.500.000 đồng

Như vậy, đơn giá thép Ø 60 trong tháng 6 năm 2008: Thép Ø 60

Sau khi tính được giá cho từng danh điểm vật tư kế toán tiến hành vào giá trị cho các phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho được tính giá trị là căn cứ để vào các chứng từ cũng như sổ sách liên quan.

CÔNG TY CỔ PHẦN CNTT NAM HÀ

Số 2 –Đ. Đê Sông Đào – P. Trần Quang Khải – TP Nam Định

Mẫu 02 – VT

(Ban hành theo QĐ 15/2006 – QĐ – TTC ngày 20/03/2006 của Bộ Trưởng BTC

PHIẾU XUẤT KHO

Ngày 20/06/2008 Nợ 621: Số: 60/12 Có: 152 : TT Tên nhãn hiệu hàng hoá Mã số ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo CT Thực xuất 1 Thép Ø 60 Kg 35,5 35,5 12.408 440.484 2 Thép Ø 50 kg 9,3 9,3 12.408 115.394 Tổng số: 44,8 555.878 Số tiền (bằng chữ):………...

Số chứng từ kèm theo: Ngày 20 tháng 06 năm 2008 Người lập phiếu (Ký, HT) Người nhận (Ký, HT) Thủ kho (Ký, HT) Kế toán trưởng (Ký, HT) Giám đốc (Ký, HT, đóng dấu) (Nguồn: Phòng kế toán)

Căn cứ vào phiếu xuất kho kế toán định khoản: Nợ TK 621: 555.878

Có TK: 555.878

Sau khi tính giá vật tư kế toán vào sổ chi tiết CPNVLTT. Sổ chi tiết nguyên vật liệu căn cứ vào các phiếu xuất kho đã phân loại cho từng tàu, kế toán tập hợp phiếu xuất kho cùng loại để tiến hành vào sổ chi tiết chi phí nguyên vật liệu.

Để bảo đảm tính đối chiếu kế toán tiến hành vào bảng tổng hợp CPNVLTT được dùng làm căn cứ để vào sổ chi tiết 154.

Bảng 3.6: Bảng tổng hợp CPNVL tàu Thanh Xuân 16

Tháng 6 năm 2008

(ĐVT: VNĐ)

TT Vật tư ĐVT Số lượng Thành tiền

1 Tôn, sắt, thép Kg 1.339,8 19.498.036

2 Dầu Diezel Lít 100 797.223

3 Máy móc cái 2 95.000.000

Cộng 95.816.721

(Nguồn: Phòng kế toán) *Kế toán tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Căn cứ vào các phiếu xuất kho, kế toán tiến hành vào bảng tổng hợp xuất nguyên vật liệu. Trong bảng tổng hợp xuất nguyên vật liệu ghi rõ nơi nhận vật tư, lý do xuất vật tư, xuất cho vụ việc gì, số lượng vật tư xuất ra, đơn giá vật tư xuất theo phương pháp bình quân gia quyền cuối cùng là giá trị vật tư xuất

ra... Bảng kê phiếu xuất vật tư được cập nhập hàng ngày theo sự phát sinh của phiếu xuất trong bảng kê này ghi rõ nội dung của phiếu xuất kho theo từng danh điểm vật tư xuất ra. Bảng kê phiếu xuất vật tư dùng làm căn cứ để lập chứng ghi sổ. Căn cứ vào bảng kê phiếu xuất vật tư, kế toán vào chứng từ ghi sổ. Chứng từ ghi sổ ở Công ty được vào cuối tháng. Căn cứ vào các chứng từ ghi sổ kế toán tiến hành vào sổ cái tài khoản. Số liệu ghi trên sổ cái dùng để kiểm tra, đối chiếu số liệu ghi trên bảng tổng hợp sổ kế toán chi tiết và dùng làm căn cứ để lập bảng cân đối số phát sinh tài khoản. Sau khi sản phẩm hoàn thành, kế toán tập hợp từng trang sổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tính ra tổng trị số giá trị nguyên vật liệu xuất kho cho tàu Thanh Xuân 16.

Bảng 3.7: Bảng quyết toán chi phí NVLTT tàu Thanh Xuân 16

(ĐVT: VNĐ)

Nội dung Số lượng Thành tiền

- Tôn 963.570 9.895.374.822 - Máy + thiết bị 2.219.100.000 - Gỗ các loại - Sơn 22.719 759.392.180 Vật liệu khác 1.605.432.709 Trang bị 5.339.169.000 - Que hàn 19.670 563.533.192 - Dây hàn 60 1.312.954 Ôxy 2.070 70.971.405 Gas 2.827 43.194.344 Cộng 20.497.853.668 (Nguồn: Phòng kế toán) b/ Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

Kế toán chi phí nhân công trực tiếp tập hợp chi phí trực tiếp cho các tàu được mở từ khi tàu bắt đầu sản xuất đến khi hoàn thành. Mỗi trang sổ thể hiện số phát sinh trong tháng. Căn cứ vào lệnh sản xuất, bảng thanh toán lương, bảng phân bổ lương và các khoản trích theo lương kế toán tiến hành vào sổ chi

tiết tài khoản chi phí nhân công trực tiếp. Sổ chi tiết tài khoản 622 được làm căn cứ để vào sổ chi tiết tài khoản 154.

Kế toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp: từ các bảng thanh toán lương và các bảng phân bổ lương kế toán tiến hành vào chứng từ ghi sổ. Công việc được thực hiện vào cuối mỗi tháng. Kế toán căn cứ số liệu trên các chứng từ có liên quan, kiểm tra số liệu trong bảng thanh toán lương, đối chiếu số liệu ở bảng thanh toán lương và bảng phân bổ cho phù hợp. Số liệu ở chứng từ ghi sổ đảm bảo tính chính xác, tính phù hợp với các chứng từ có liên quan bên cạnh đó phải có đảm bảo được sự phê duyệt của kế toán trưởng đảm bảo theo quy định của kế toán. Đối chiếu số liệu trên sổ cái tài khoản 622 với sổ chi tiết tài khoản 622 là phù hợp, do đó số liệu trên sổ cái được dùng làm căn cứ để vào bảng cân đối tài khoản, đồng thời đó cũng là căn cứ để kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp cho tàu Thanh Xuân 16.

Cũng giống như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp được mở một quyển sổ riêng, trong đó các trang sổ là chi phí nhân công trực tiếp phát sinh ở từng tháng. Việc tập hợp chi phí này giúp cho quá trình quyết toán chi phí nhân công trực tiếp cho các tàu được diễn ra nhanh hơn bằng cách kế toán tổng cộng chi phí phát sinh ở từng tháng cho đến thời điểm sản phẩm tàu hoàn thành và thực hiện quyết toán.

Bảng 3.8: Bảng quyết toán NCTT tàu Thanh Xuân 16

(ĐVT: VNĐ)

TT Khoản mục chi phí Chi phí phát sinh

1 Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất 895.922.343

Cộng 895.922.343

(Nguồn: Phòng kế toán) c/ Kế toán chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung được phân làm hai loại:

Loại 1: Chi phí sản xuất chung được tập hợp trực tiếp cho các tàu

Loại chi phí này bao gồm: lãi ngân hàng, các chi phí phục vụ tàu cụ thể như làm triền để hạ thuỷ tàu nào đó..

Trích tài liệu tháng 12 năm 2008 trả lãi ngân hàng của tàu Thanh Xuân 16 là 317.196.869 đồng. Kế toán định khoản:

Nợ TK 627: 317.196.869

Có TK 112: 317.196.869

Loại 2: Chi phí sản xuất chung không tập hợp được cho từng vụ việc riêng

Kế toán tập hợp chi phí này cho từng phân xưởng rồi tiến hành phân bổ theo tiêu thức CPNCTT

Hệ số phân bổ CPSXC =

Tổng CPSXC chưa tập hợp được cho tàu Tổng chi phí nhân công trực tiếp

CP SX chung

cho đối tượng =

CPNCTT của

từng đối tượng x Hệ số phân bổ

* Kế toán chi phí nhân viên phân xưởng

- Các khoản chi phí này gồm lương chính, lương phụ, phụ cấp, làm thêm các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng.

- Trưởng phòng phụ cấp trách nhiệm là 40% lương tối thiểu - Phó trưởng phòng phụ cấp trách nhiệm là 30% lương tối thiểu

- BHXH, BHYT, CPCĐ trích toàn bộ cho phân xưởng đúng như trích cho bộ phận công nhân trực tiếp sản xuất

* Kế toán chi phí vật liệu dụng cụ sản xuất

Đối với vật liệu xuất kho để sửa chữa máy móc thiết bị… phục vụ chung cho phân xưởng trên phiếu xuất không ghi tên vụ việc. Quá trình hạch toán giống như xuất nguyên vật liệu ra cho từng vụ việc.

* Kế toán khấu hao TSCĐ phục vụ chung cho phân xưởng

Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh TSCĐ bị hao mòn về mặt giá trị và hiện vật. Phần giá trị hao mòn được chuyển dịch giá trị dưới hình thức khấu hao. Việc tính khấu hao TSCĐ nhằm mục đích thu hôi vốn để sửa chữa, tái đầu tư TSCĐ mới. Trong thực tế có rất nhiều phương pháp tính khấu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị chi phí sản xuất và giá thành công ty XXX (Trang 52 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w