quản lý, giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên
Người cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh thì họ vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ của nhân dân. Đối với họ vừa là thành viên, vừa là chủ thể trong xây dựng tổ chức. Do đó Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh vai trò quan trọng của tổ chức đảng với quản lý, giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên. Trong giai đoạn hiện nay phải đổi mới và tiến hành tốt hơn nữa công tác quản lý cán bộ, đảng viên, chú trọng đến các mối quan hệ xã hội của đảng viên. Kết hợp chặt chẽ giữa quản lý của tổ chức đảng nơi đảng viên sinh hoạt với tổ chức đảng nơi đảng viên cư trú. Một mặt tổ chức đảng phải có quy định chặt chẽ những việc đảng viên không được làm. Mặt khác, đảng viên phải trung thực, thẳng thắn, thật thà và chủ động báo cáo mọi vấn đề về bản thân và gia đình khi tổ chức yêu cầu.
Chính vì vậy mà trong những thời gian tới những người có dấu hiệu giàu lên bất thường, mức sống quá cách biệt với nhân dân phải có sự kiểm tra của tổ chức đảng có thẩm quyền. Những biểu hiện sai trái với đạo lý của dân tộc thì trong tổ chức đảng phải là nơi đầu tiên tạo dư luận để lên án. Những hành vi thiếu văn hoá không đúng chuẩn mực đạo đức mới, lối sống mới của mọi cán bộ, đảng viên đều phải được xem xét, phân tích đầy đủ và xử lý kịp thời. Muốn vậy phải thường xuyên nâng cao chất lượng sinh hoạt của các tổ chức đảng, thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, đẩy mạnh tự phê bình và phê bình. Trong học tập, sinh hoạt và công tác phải tôn trọng điều lệ, nguyên tắc, chế độ, đồng thời phải luôn luôn có tình đồng chí, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau. Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Tự phê bình và phê bình “cốt để
giúp nhau sửa chữa, giúp tiến bộ. Cốt để sửa đổi cách làm việc cho tốt hơn. Cốt để đoàn kết thống nhất nội bộ” [7, tr.127]. Phê và tự phê phải hướng tới xây dựng những chuẩn mực “nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm”, đồng thời trong phê binh và tự phê bình phải có lòng yêu thương chân thành, bao dung độ lượng, trung thực nhân nghĩa, sáng suốt vô tư thì tự phê bình và phê bình mới đạt được kết quả đích thực. Phân tích chất lượng và sàng lọc đảng viên phải được tiến hành thường xuyên, làm tốt công tác kiểm tra đảng, kịp thời phát hiện và đấu tranh với những biểu hiện sai trái nhằm làm lành mạnh các quan hệ công tác. Theo Hồ Chí Minh: “Sửa chữa sai lầm, cố nhiên cần dùng cách giải thích, thuyết phục, cảm hoá, dạy bảo. Song không phải tuyệt nhiên không dùng xử phạt” [8, tr.148]. Đối với người đã thoái hoá biến chất, bị quần chúng oán ghét thì kiên quyết xử lý để làm trong sạch nội bộ, lấy lại niềm tin của quần chúng nhân dân.