Thiết kế không gian – chức năng phong cảnh sân – quảng trường

Một phần của tài liệu Bai giang Kiến trúc cảnh quan (Trang 40)

Phong cảnh sân - quảng trường trong đô thị gồm:

Sân trong đô thị: sân thể dục thể thao trong các quần thể thể thao, sân trong các trung tâm công cộng đô thị.

Quảng trường trong đô thị: quảng trường trung tâm, quảng trường giao thông, quảng trường trước các công trình công cộng.

Các sân thể dục, thể thao do phải đảm bảo hoạt động trên sân nên các yếu tố hình khối chủ yếu được bố trí ngoài phạm vi sân.

Sân trong các trung tâm công cộng có thể tạo cảnh và trang trí bằng các yếu tố hình khối nhỏ, chi tiết và có giá trị tạo hình cao như bồn hoa, cây cảnh, cây bụi cắt xén, bể nước.

Quảng trường trung tâm thường là nơi mít tinh, hội lễ của toàn đô thị, do đó quy hoạch quảng trường thường khoáng đạt, mở.

Quảng trường giao thông và các quảng trường trước công trình công cộng lớn thường được tổ chức vườn cảnh với quy mô nhỏ có ý nghĩa sử dụng toàn đô thị. Vườn cảnh có nhiều loại khác nhau: vườn tưởng niệm, vườn giải trí, vườn nghỉ,…

Vườn cảnh được phân thành hai vùng: vùng trung tâm, tập trung nhiều yếu tố nhân tạo nhằm nhấn chức năng chính của vườn, và vùng ngoại vi chủ yếu là phong cảnh thiên nhiên sinh động làm nơi nghỉ chân chính của vườn.

Sân vườn trên đường phố có hai loại: giữa lòng đường và trên vỉa hè. Trường hợp đầu thường là đường phố đi bộ với các yếu tố tạo cảnh như bồn hoa, cây xanh…. Trên mặt đường nhằm cải thiện môi trường và nâng cao hiệu quả nghệ thuật của phong cảnh đường phố và là không gian nghỉ ngơi – giao tiếp. Trường hợ sau được bố cục tương tự như vườn cảnh đô thị.

Nói chung chức năng của phong cảnh đường phố có vai trò quan trọng trong việc thụ cảm cảnh quan đô thị. Đó là không gian giao tiếp sinh động và phong phú. Đồng thời làm trục bố cục đô thị.

Một phần của tài liệu Bai giang Kiến trúc cảnh quan (Trang 40)