Bố cục tạo hình và trang trí các yếu tố tạo cảnh trong thiết kế cảnh quan

Một phần của tài liệu Bai giang Kiến trúc cảnh quan (Trang 41 - 47)

Sơ đồ 3.1. Các thành phần kiến trúc cảnh quan

3.2.4.1. Địa hình

Trong kiến trúc cảnh quan, địa hình gồm hai thành phần chủ yếu: địa hình lớn và địa hình nhỏ.

Tùy theo ý đồ kiến trúc, tư tưởng nghệ thuật và chức năng sử dụng mà có thể áp dụng một trong hai giải pháp trên hoặc kết hợp hai giải pháp đó. Trường hợp xử lý tạo dáng địa hình thường xảy ra trong kiến trúc cảnh quan nhằm kết hợp địa hình với kiến trúc sân đường và công trình. Ở đây do địa hình có quy mô lớn nên tỷ lệ công trình phụ thuộc vào tỷ lệ địa hình.

Các công trình sử dụng nhiều thủ pháp về địa hình như: Quần thể tưởng niệm trên đồi Mamaev ở stalingrat, Lăng Minh Mạng,…

Ta có thể nhận thấy rằng, để nhấn mạnh một chủ đề tư tưởng nào đó hoặc gây sự chú ý của người xem tới một công trình nhất định người ta thường dùng thủ pháp nhấn mạnh địa hình.

➢ Địa hình lớn

Là bề mặt đất có độ lồi lõm lớn, chia cắt không gian mạnh mẽ.

Địa hình lớn được sử dụng trong kiến trúc cảnh quan ở hai giải pháp:

- Giữ nguyên hình dạng địa hình.

- Biến đổi hình dạng địa hình.

Địa hình bị thay đổi trong hai trường hợp:

- Nhấn mạnh đặc điểm hình dạng địa hình.

- Xử lý tạo dáng địa hình

- Địa hình nhỏ

Là địa hình không có độ lồi lõm lớn và nhiều, thường là các gò, đống, mô nổi trên bề mặt đất tương đối bằng phẳng, hay các triền sông, hồ. Do đó địa hình nhỏ ít khi chắn tầm nhìn, thường chỉ sử dụng trong các không gian nhỏ của sân, quảng trường, đường phố và vườn cảnh.

3.2.4.2. Mặt nước

➢ Mặt nước lớn

Bởi vì không gian mặt nước bao la, môi trường trong lành, mát mẻ rất thích hợp cho các hoạt động vui chơi giải trí ( như bơi thuyền, câu cá và các môn thể thao dưới nước khác). Những hoạt động này không thể không có các khu vực phục vụ làm các hoặt động phụ trợ ở ven bờ ( như khỏi động, nhà thuyền, chỗ ngồi nghỉ, phơi nắng)

Hơn nữa mặt nước lớn là hạt nhân bố cục vườn- công viên hay công viên đa chức năng tổ hợp các công trình kiến trúc.

Trường hợp mặt nước là hạt nhân bố cục vườn – công viên việc tổ chức nghỉ ngơi, giải trí cũng như bố cục phong cảnh phải găn bó chặt chẽ giữa mặt nước và bờ. Ở đây cây xanh ven bờ đóng vai trò rất quan trọng, vừa làm phong phú vừa chia cắt không gian mặt nước với hình thái sinh động của cây.

Việc mở cảnh trên bề mặt nước và sự cảm thụ chúng khi đến từ tuyến đường ven bờ, cầu cũng như từ thuyền trên các tuyến bơi là rất quan trọng. Nó quyết định sự phụ thuộc vị trí lẫn nhau và các giải pháp phong cảnh cho vịnh đảo và bán đảo.

Đối với những đô thị vùng thượng lưu của các con sông có dòng chảy mạnh, dốc, mặt nước thường được xử lý tạo hình nhằm nâng cao hiệu quả nghệ thuật và sự phong phú trong việc sử dụng nghỉ ngơi, giải trí. Hệ thống mặt nước – cây xanh. Những thành phố ở vùng núi, có độ đốc lớn nên mực nước sông rất hay thay đổi theo mùa và chảy mạnh. Người ta đã lợi dụng đặc điểm đó để tạo ra hệ thống không gian mặt nước khá đẹp với những âm thanh sôi nổi của tiếng thác đổ bằng việc xây dựng các đập tràn dọc sông, hình thành các hồ chứa nước. Trên cơ sở đó tổ chức vùng nghỉ ngơi – giải trí cho nhân dân.

Có trường hợp mặc nước lớn là “sườn tựa” cho các quần thể kiến trúc đô thị. Ở đây mặt nước mang tính chất trang trí và cải thiện môi trường là chính. Qua gương nước, chúng ta dễ dàng thụ cảm hình dáng kiến trúc và có cảm giác nhà mềm mại bờ nước thường được kè, có thể bằng đá hay bê tông cốt thép. Ven bờ là đường đi bộ dùng để dạo chơi.

Nguyên tắc này chỉ dùng cho những đô thị nằm ở vùng hạ lưu không có lũ lụt như Paris, Budapet, Hà Nội, Hải Phòng, Huế…

➢ Trường hợp mặt nước nhỏ có đường bờ tự nhiên ít khi được be bờ mà thường

được kết hợp với các tổ phần yếu tố thiên nhiên khác như cây xanh, địa hình hay kiến trúc nhỏ làm tăng cảm giác về phong cảnh thiên nhiên. Chẳng hạn, trên dòng suối có thể bố trí một số hòn đá tự nhiên với chiếc cầu nhỏ bắc qua.

Ở một số công trình có tính chất nghỉ ngơi – giải trí, để phục vụ cho ý đồ trang trí còn có thể sử dụng một số dạng mặt nước giả như suối cạn, gềnh khô.

➢ Nguyên tắc tổ chức phong cảnh cho bể nước trang trí

- Thường được bố trí trên đường phố, quảng trường, sân trong các trung tâm thương nghiệp, công cộng nhằm tô điểm thêm cảnh quan đô thị và cải thiện vi khí hậu khu vực cũng như có tác dụng giáo dục thẩm mỹ cho nhân dân.

- Bể nước trang trí cũng làm nhiệm vụ trung tâm bố cục.

3.2.4.3. Cây xanh

➢ Nguyên tắc bố trí cây xanh trong quảng trường

Để nâng cao giá trị của cảnh quan khu vực các quảng trường, khi bố trí cây xanh trong quảng trường cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

- Bố trí cây xanh cho các quảng truờng cần phối hợp chặt chẽ với các công trình kiến trúc trọng điểm của quảng trường để thể hiện được sự trang nghiêm, đồng thời đảm bảo cảnh quan hài hòa và đẹp mắt.

Nguyên tắc này đảm bảo việc phối kết hợp giữa yếu tố cây xanh với các công trình kiến trúc quan trọng của quảng trường (tượng đài chính,…) trong việc tạo ra tính thẩm mỹ cao và tính trang nghiêm của cảnh quan quảng trường.

- Bố trí cây xanh để giải quyết bóng mát nhưng vẫn phải tạo tạo được khoảng trống lớn cho quảng trường; cây bóng mát được trồng bên các công trình kiến trúc và lối đi lại; việc bố trí cây xanh phải thuận lợi cho việc diễu hành và các hoạt động khác, cây xanh phải có tán gọn, xanh tươi quanh năm.

Nguyên tắc này đảm bảo việc thực hiện được nhiều mục đích khác nhau của việc bố trí cây xanh, vừa tạo cảnh quan đẹp, tạo bóng mát cho quảng trường, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động khác sẽ diễn ra trong quảng trường.

- Bố trí mảng cây xanh chủ yếu của quảng trường là thảm cỏ hoặc hoa trang trí, thỉnh thoảng nên bố trí những cây bóng mát đứng độc lập thành các nhóm nhỏ.

Đặc trưng của các quảng trường là phần lớn diện tích là không gian trống nên nguyên tắc này góp phần đảm bảo việc vừa phát huy tác dụng tạo cảnh của cây xanh, đồng thời đảm bảo việc bố trí cây xanh không làm ảnh hưởng đến bố cục và đặc điểm của quảng trường.

- Bố trí cây xanh tại các quảng trường giao thông cần chú ý đến tính chất và lưu lượng giao thông, chủ yếu trồng cây để đảm bảo hướng dẫn giao thông, đồng thời tạo điểm cảnh cho đường phố, không che chắn tầm nhìn người lái xe.

Nguyên tắc này hướng dẫn việc bố trí cây xanh phải phù hợp với đặc điểm của loại quảng trường, các cây xanh được chọn để bố trí tại quảng đường giao thông phải có các đặc điểm đáp ứng yêu cầu của nguyên tắc, các cây nên thấp hoặc cao hơn tầm nhìn của người đi đường để không che khuất tầm nhìn của con người; đồng thời cây phải có các đặc điểm về thẩm mỹ tốt, có giá trị tạo cảnh cao để làm nổi bật giá trị cảnh quan của quảng trường.

➢ Các nguyên tắc thiết kế cây xanh đường phố

Khi thiết kế cây xanh đường phố, bắt buộc chúng ta phải tuân thủ các nguyên tắc thiết kế, việc làm này sẽ giúp cho hiệu quả của công việc thiết kế đạt cao và phù hợp với những quy định của các cấp.

Việc thiết kế cây xanh đường phố cần tuân thủ các nguyên tắc chung và nguyên tắc cụ thể sau đây:

a. Nguyên tắc chung

Việc lựa chọn các hình thức bố trí cây xanh, loại cây xanh trồng trên đường phố phải phù hợp với từng loại đường phố, điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng; đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông; đáp ứng các yêu cầu về mỹ quan và vệ sinh môi trường đô thị; hạn chế làm ảnh hưởng các công trình cơ sở hạ tầng trên mặt đất, dưới mặt đất cũng như trên không.

Cây xanh bóng mát trồng trên đường phố phải tuân thủ quy hoạch chủng loại trên từng tuyến đường đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

b. Nguyên tắc cụ thể

Nguyên tắc đơn giản: Nguyên tắc đơn giản có nghĩa là không nên bố trí cây trên đường phố quá rườm rà về số lượng cây, số loại cây và hình thức bố trí cây. Đơn giản không có nghĩa là tẻ nhạt mà chính sự đơn giản tạo ra nét tao nhã. Vì vậy, trên một đoạn đường nên trồng thuần một loại cây.

Nguyên tắc thay đổi: Sự thay đổi áp dụng đối với hình dạng, màu sắc và kết cấu. Các đoạn đường khác nhau có thể thay đổi loài cây khác nhau để đảm bảo được sự đa dạng sinh học trong hệ thống cây xanh đô thị. Tuy nhiên, nếu thay đổi quá nhiều có thể gây nên sự hỗn độn do đó cần thận trọng.

Nguyên tắc nhấn mạnh: Nhấn mạnh là cách hoạch định sự chú ý đối với những đặc trưng quan trọng, các đặc trưng kém quan trọng hơn giữ vai trò hỗ trợ. Trong thiết kế cây xanh đường phố, khi cần gây sự chú ý ở các giao lộ hay công trình kiến trúc ta có thể áp dụng nguyên tắc nhấn mạnh bằng cách trồng một loài tương phản với các loài thuần chủng trên đoạn đường để gây ra điểm khác biệt, nhấn mạnh cho sự chú ý của con người.

Nguyên tắc cân bằng: Cân bằng được thể hiện là việc trồng các loài cây giống nhau trên hai phía của đường vào và cả ở hai phía cuối của một ngôi nhà, hay cả hai góc của một lô đất sao cho hình dạng của một phía tạo ra một hình ảnh soi gương phía đối diện. Sự cân bằng được sử dụng khi cần thể hiện cảnh quan cho một công trình kiến trúc đặc biệt nào đó.

Nguyên tắc liên tục: Để tạo ra cảnh quan đẹp cho đường phố, cây trồng phải được bố trí liên tục và đều đặn trong suốt chiều dài của tuyến đường; liên tục từ tuyến này sang tuyến khác thành một chuỗi dài liên tục nhau.

Nguyên tắc cân đối: Tùy theo công trình kiến trúc hai bên đường phố, cần chọn loài cây có kích thước phù hợp và cân đối. Ví dụ: Nếu khu phố toàn nhà cao tầng thì bố trí các cây gỗ lớn, có kích thước trưởng thành cao, to. Nếu khu phố toàn nhà liền kề, thấp tầng thì chỉ cần bố trí cây gỗ nhỏ hay trung bình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thế Bá. Quy hoạch phát triển đô thị, Nxb Xây dựng, Hà Nội, 1997

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Tổng cục thống kê Việt Nam, Di cư và đô thị hóa ở Việt

Nam: Thực trạng, xu hướng và những khác biệt, Hà Nội 1999

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường. Hướng dẫn áp dụng mức sử dụng đất trong công tác lập

và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (Kèm theo công văn số 5/63 BTNMT –

ĐKTK ngày 25/12/2006 của Bộ TNMT), 2006

4. Bộ Xây dựng. Các tiêu chuẩn Việt Nam về Quy hoạch xây dựng, Nxb Xây dựng, Hà Nội, 2008

5. Bộ Xây dựng. Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020, Nxb Xây dựng, Hà Nội, 1999

6. Bộ Xây dựng. Hướng dẫn lập và xét duyệt quy hoạch xây dựng các thị trấn và thị tứ, Nxb Xây dựng, Hà Nội, 1998

7. Bộ Xây dựng và Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ. Thông tư số 02/2002 – BXD – TCCBCP ngày 08 tháng 03 năm 2002 về hướng dẫn phân loại đô thị và phân cấp quản

lý đô thị, Hà Nội, 2002.

8. Bộ Xây dựng. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy hoạch nông thôn mới, QCVN 14: 2009 BXD

9. Bộ Xây dựng, Tiêu chuẩn quy hoạch nông thôn mới, Hà nội 9/2009

10.Nguyễn Đình Bồng, Đỗ Hậu. Quản lý đất đai và bất động sản đô thị, Nxb Xây dựng, Hà Nội, 2005

11.Phạm Hùng Cường và cộng sự. Quy hoạch xây dựng đơn vị ở, Nxb Xây dựng, Hà Nội, 2006.

12.Định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2020,

NXB Xây dựng, Hà Nội 1999

13.Nguyễn Hữu Đoàn, Nguyễn Đình Hương. Giáo trình kinh tế đô thị, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2002

14.Phạm Kim Giao. Quy hoạch vùng, Nxb Xây dựng, Hà Nội, 2000

15.Trần Trọng Hanh, Công tác thực hiện quy hoạch xây dựng đô thị, NXB Xây dựng, Hà Nội 2007

16.Nguyễn Đình Hương và cộng sự, Giáo trình Kinh tế đô thị, NXB Giáo dục, Hà Nội 2002.

17.Hồ Kiệt (chủ biên), Trần Trọng Tấn. Quy hoạch đô thị và khu dân cư nông thôn, Nxb Nông nghiệp

18.Nguyễn Cao Lãnh, Quy hoạch đơn vị ở bền vững, NXB Xây dựng, Hà Nội 2006 19.Luật Đất đai 2003, Nxb Chính trị quốc gia.

20.Luật di sản văn hóa năm 2002 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản

văn hóangày 18 tháng 6 năm 2009.

21.Hàn Tất Ngạn. Kiến trúc cảnh quan, Nxb Xây dựng, Hà Nội, 1999.

22.Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ về phân loại

đô thị.

23.Nghị định 64/2010/NĐ-Cp ngày 11 tháng 6 năm 2010 về quản lý đô thị

24.Quyết định số 01/2006/QĐ-BXD ngày 5 tháng 01 năm 2006 của Bộ Xây dựng về việc

Ban hành TCVN 362 : 2005 - “Quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng trong các đô

thị - Tiêu chuẩn thiết kế”.

25.Quyết định số 1519/QĐ-TTg ngày 20 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ Việt Nam về

Ngày đô thị Việt Nam

26.Quyết định số 22 /2007/QĐ- BXD ngày 30 tháng 5 năm 2007 của Bộ Xây dựng về

việc ban hành TCXDVN 104 : 2007 "Đường đô thị – Yêu cầu thiết kế "

27.Thông tư số 20/2005/TT-BXD ngày 20 tháng 12 năm 2005 của Bộ xây dựng về hướng

dẫn quản lý cây xanh đô thị.

28.Từ điển Bách khoa Việt Nam, NXB Hà Nội năm 1995

29.http://cuongdlna.vnweblogs.com/post/3146/85645 30.http://caydothi.vn/menu-news-1-7-1_goc-chia-se.html 31.http://vi.wikipedia.org/đô_thị

32.www.gso.gov.vn – Tổng cục thống kê Việt Nam.

33.www.monre.gov.vn – Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam. 34.www.xaydung.gov.vn – Bộ Xây dựng Việt Nam.

Một phần của tài liệu Bai giang Kiến trúc cảnh quan (Trang 41 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)