Về vai trò của quản trị ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nâng cao hiệu quả quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 27 - 30)

1.1.3.1. Công trình trong nước

Nguyễn Thị Kim Cúc [55] xác địnhvai trò của quản trị NHTM được thể hiện ở 5 khía cạnh sau: cơ chế công khai, minh bạch thông tin, NHTM có hoạt động quản trị hiệu quả sẽ được các chủ thể tham gia thị trường tin tưởng, tín nhiệm. Với một cơ chế phân định trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng, đảm bảo tính độc lập về chức năng nhiệm vụ, chế độ đãi ngộ phù hợp vừa tạo động lực để HĐQT và BĐH làm việc tận tâm, vừa tăng cường tính tuân thủ, giảm thiểu sai phạm, gian lận trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ. Từ đó, các hoạt động quản lý được tăng cường và nâng cao hiệu quả, đảm bảo mục tiêu được xác định.

Trần Thị Thanh Tú và Phạm Bảo Khánh [51] cho rằng vai trò của quản trị NHTM được nhìn nhận ở ba góc độ đó là vai trò đối với chính NHTM, với người gửi tiền và với sự ổn định và an toàn tài chính của NHTM. Ngoài ra quản trị NHTM tốt sẽ đảm bảo được quyền và lợi ích của các cổ đông. Một khi quyền lợi và lợi ích được đảm bảo, các cổ đông sẽ không có xu hướng từ bỏ cổ phần của mình trong NHTM.

Một cách thể hiện khác về vai trò của quản trị NHTM trong nghiên cứu của Trần Thị Thanh Tú, Nguyễn Hồng Sơn và Trịnh Thị Hoa Mai[33] đã chỉ ra mối liên hệ giữa quản trị công ty và tình hình hoạt động của các NHTM tại Việt Nam rằng quản trị công ty có tác động tích cực đến tình hình hoạt động của ngân hàng thông qua đo lường các chỉ số ROA – Tỷ suất sinh lời của tài sản và ROE – Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu.

Ủy ban Basel về giám sát hoạt động ngân hàng [11] đánh giá cao vai trò của quản trị NHTM khi đặt quản trị NHTM là yếu tố then chốt trong việc đảm bảo quản lý rủi ro và duy trì hiệu quả hoạt động đối với các ngân hàng. Theo lẽ đó, vai trò và tác động của quản trị ngân hàng đến hiệu quả hoạt động ngân hàng và rủi ro hệ thống luôn là mối quan tâm không chỉ đối với bản thân NHTM mà còn đối với cơ quan quản lý, giám sát ngân hàng và các bên liên quan khác như nhà đầu tư, người gửi tiền và công chúng.

Ủy ban an toàn quốc gia và IFC [48], Chu Tuấn Linh [2]thể hiện vai trò của quản trị công ty nói chung và NHTM nói riêng trong việc tạo niềm tin của thị trường và đạo đức kinh doanh, quản trị tốt là nền tảng để các NHTM cạnh tranh thu hút vốn, hơn thế nữa quản trị ngân hàng hiệu quả có tác động đối với nền kinh tế quốc gia vì sẽ giúp cho các NHTM tăng trưởng theo xu hướng phát triển bền vững, dẫn tới tăng trưởng chung, thúc đẩy sự ổn định và nhờ đó giảm nhẹ rủi ro đối với nền kinh tế.

Học giả Nguyễn Ngọc Cường [36] cho rằng vai trò của quản trị NHTM thể hiện ở ba khía cạnh: thứ nhất là vai trò của quản trị đối với bản thân NHTM sẽ đảm bảo sự ổn định và an toàn tài chính cho NHTM; quản trị ngân hàng tốt sẽ nâng cao khả năng thu hút nguồn vốn và góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng; thứ hai là vai trò của quản trị ngân hàng đối với lợi ích kinh tế của người gửi

tiền, cổ đông, nhà đầu tư; thứ ba là vai trò của quản trị ngân hàng đối với nền kinh tế khi sự minh bạch trong báo cáo tài chính của các ngân hàng sẽ giúp Chính phủ thu đúng, thu đủ số tiền thuế mà NHTM phải đóng góp cho ngân sách, đồng thời một ngân hàng hoạt động hiệu quả, ổn định, bền vững sẽ là công cụ đắc lực của Chính phủ trong công tác điều tiết nền kinh tế giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia. 1.1.3.2. Công trình nước ngoài

Theo IFC [75] quản trị công ty có vai trò quan trọng ở nhiều cấp độ. Ở cấp độ công ty, những công ty thực hiện tốt việc quản trị công ty thường có khả năng tiếp cận nguồn vốn rẻ và đạt được hiệu quả kinh doanh cao hơn so với những công ty khác. Những công ty kiên trì theo đuổi các tiêu chuẩn cao trong quản trị công ty sẽ giảm thiểu được nhiều rủi ro, thu hút được các nhà đầu tư. Hơn thế nữa, những công ty có quản trị tốt sẽ đóng góp nhiều hơn cho nền kinh tế quốc dân và cho xã hội.

Bài viết “The roles of corporate governance in bank failures during the recent financial crisis” (tạm dịch là Vai trò của quản trị công ty trong sự sụp đổ của các ngân hàng trong các cuộc khủng hoảng tài chính gần đây) của học giả Berger Allen N [64] tập trung phân tích sự quản trị công ty yếu kém tại một số ngân hàng đã bị phá sản sau khi cơn khủng hoảng đi qua.

Học giả H. Kent Baker và Ronald Anderson [73] khẳng định rằng quản trị công ty nói chung và quản trị NHTM nói riêng không chỉ là nền tảng cho sự phát triển bền vững, nâng cao năng suất, gia tăng giá trị kinh tế của các tổ chức kinh tế cũng như NHTM mà còn là vấn đề cốt lõi cho việc duy trì tăng trưởng ổn định và giảm thiểu rủi ro đối với nền kinh tế. Theo lẽ đó, các học giả nhấn mạnh vai trò của quản trị ngân hàng đặc biệt quan trọng trọng việc tạo ra một khu vực ngân hàng năng động, lành mạnh, hỗ trợ sự phát triển bền vững của khu vực tài chính và khu vực tư nhân. Quản trị ngân hàng kém hiệu quả sẽ không tạo ra động lực để quản lý rủi ro phù hợp và cso thể dẫn tới khủng hoảng nghiêm trọng từng ngân hàng (cấp độ vi mô) đến khủng hoảng hệ thống ngân hàng (cấp độ vĩ mô).

Tón lại, vấn đề quan niệm về quản trị NHTM được nhiều học giả đề cập và nhìn chung các học giả tương đối thống nhất rằng quản trị NHTM được nhận biết

theo quản trị công ty. Đồng thời, họ đề cập tương đối rõ vai trò của quản trị NHTM và có một số điểm rất có ý nghĩa cho việc tham khảo của luận án.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nâng cao hiệu quả quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)