Ngân hàng TMCP Sài gòn thương tín

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Tác động hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đến hiệu quả hoạt động tại các NHTM Việt Nam (Trang 102)

Sau BIDV, Sacombank là ngân hàng thứ hai có hiện diện tại nước ngoài. Qua 7 năm hoạt động, đến 2015 chi nhánh của Sacombank tại Lào đã được chuyển đổi thành NH 100% vốn nước ngoài (vốn điều lệ 39 triệu USD), đánh dấu bước phát triển mới của Sacombank tại thị trường nước ngoài. Sacombank Campuchia có 9 điểm giao dịch trực thuộc. Hiện Sacombank Lào có 1 Hội sở chính và 4 chi nhánh trực phụ thuộc. Bên cạnh đó, Sacombank còn mở rộng mạng lưới tới Campuchia với 1 ngân hàng 100% vốn nước ngoài và 7 chi nhánh tại Campuchia.

3.2.3 Ngân hàng TMCP Sài gòn Hà ni

SHB hiện có một ngân hàng con 100% vốn trực thuộc tại Lào và một ngân hàng con tại Campuchia. Điểm đặc biệt tại SHB là trong khi với những ngân hàng khác, nguồn lợi nhuận từ nước ngoài chỉ chiếm một phần nhỏ so với thị trường trong nước, tại SHB, nguồn thu từ hoạt động kinh doanh ở nước ngoài đóng góp khá lớn (khoảng 10%).

3.2.4. Ngân hàng TMCP Công thương Vit Nam

Năm 2012, Vietinbank mở ngân hàng con 100% vốn nước ngoài tại Lào với vốn điều lệ là 50 triệu USD. Năm 2017 VietinBank Lào đã mở chi nhánh mới ở tỉnh Savanakhet. Trong tương lai, Vietinbank sẽ đẩy mạnh phát triển mạng lưới tại một số tỉnh trọng điểm của Lào như: Bolikhamxay, Luangphabang, Atapu….

3.2.5 Ngân hàng TMCP Ngoi thương Vit Nam

Mới đây nhất, Vietcombank cũng đã tham gia vào hoạt động đầu tư tại thị trường nước ngoài. Đây có lẽ là bước ngoặt khá quan trọng khi trước năm 2015, Vietcombank đã tuyên bố không tham gia vào hoạt động này do không phù hợp với chiến lược phát triển.

Tháng 10/2018, Vietcombank đã lần đầu tiên thành lập ngân hàng 100% vốn ở nước ngoài tại Lào với vốn điều lệ 80 triệu USD. Ngoài thị trường này Vietcombank chỉ có một văn phòng đại diện tại Singapore, 2 công ty con tại nước ngoài là Công ty Tài chính tại Hong Kong và Công ty chuyển tiền tại Mỹ. Theo số liệu thống kê của VCB Lào, tính đến hết tháng 9 , sau ba tháng hoạt động, Vietcombank Lào đã đạt doanh thu hơn 1 triệu USD, thiết lập được quan hệ hợp tác với gần 150 khách hàng trong đó có nhiều doanh nghiệp lớn của Việt Nam đang đầu tư kinh doanh tại Lào như Petro Vietnam, PVOIL Lào, Vietnam Airlines chi nhánh Lào, Star Telecom, Công ty Dầu Tiếng Việt Lào…

Ngoài 5 ngân hàng trên, còn có 2 ngân hàng khác cũng có hoạt động kinh doanh tại nước ngoài là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (có chi nhánh tại Campuchia) và Ngân hàng Quân đội (có chi nhánh tại Lào và Campuchia). Tuy nhiên 2 ngân hàng không có thông tin công bố chính thức về kết quả hoạt động kinh doanh tại thị trường nước ngoài.

3.3. Thc trng mc độ đầu tư trc tiếp ra nước ngoài ca NHTM Vit Nam Nam

Phân tích cụ thể 5 ngân hàng tiêu biểu nhất trong nhóm 7 ngân hàng Việt nam có hoạt động OFDI như sau:

3.3.1. OFDI ca BIDV

Đơn vị: triệu đồng

Hình 3.2a: Dư nợ cho vay tại thị trường nước ngoài của BIDV giai đoạn 2009-2019

Hình 3.2b: Dư nợ cho vay của BIDV giai đoạn 2009-2019

Nguồn: báo cáo tài chính BIDV từ 2009 đến 2019

0 5.000.000 10.000.000 15.000.000 20.000.000 25.000.000 30.000.000 - 200.000.000 400.000.000 600.000.000 800.000.000 1.000.000.000 1.200.000.000

Tăng trưởng trung bình dư nợ tại thị trường nước ngoài của BIDV giai đoạn 10 năm 2009-2019 ở mức 82,1%/năm. Đây là con số rất lớn trong so sánh với tăng trưởng trung bình dư nợ của BIDV trong cùng giai đoạn chỉ ở mức 19,3%/năm. Cụ thể dư nợ tại thị trường nước ngoài của BIDV tại thời điểm năm 2009 chỉ ở mức 378 tỷ đồng thì đến cuối năm 2019 con số đã là 28.417 tỷ đồng, gấp đến 75 lần. Xét đến thời điểm cuối 2019, BIDV cũng là ngân hàng cho vay tại thị trường lớn nhất trong số 7 ngân hàng có hoạt động OFDI tại Việt Nam. Trong đó khoảng cách giữa ngân hàng có dư nợ cho vay tại trường nước ngoài lớn nhất (là BIDV) với thứ hai (là vietcombank) ở mức 2,91 lần và với thứ ba (là sacombank) ở mức 5,03 lần.

Tuy nhiên, diễn biến tăng dư nợ cho vay tại thị trường nước ngoài của BIDV trong giai đoạn 2009-2019 cho thấy có những thời điểm tăng đột biến vào thời điểm năm 2012 và năm 2017. Cụ thể vào năm 2012 dư nợ cho vay tại thị trường nước ngoài của BIDV từ mức 1.065 tỷ của năm 2011 đã tăng lên mức 4.837 tỷ, tương đương gấp 4,8 lần. Tương tự vào năm 2017, dư nợ cho vay tại thị trường nước ngoài của BIDV từ mức 8.255 tỷ của năm 2016 đã tăng đột biến lên mức 27.068 tỷ, tương đương gấp 3,28 lần. Nếu không tính đến ảnh hưởng của 2 năm đột biến này, tăng trưởng trung bình cho vay tại thị trường nước ngoài của BIDV trong giai đoạn 2009-2019 chỉ ở mức 10,1%/năm, thấp hơn nhiều so với mức thực tế 82,1%/năm, thấp hơn cả mức trung bình 19,3%/năm tăng trưởng tổng dư nợ toàn BIDV, và cũng thấp hơn cả mức trung bình 25,7%/năm tăng trưởng tín dụng ngành ngân hàng campuchia trong cùng giai đoạn.

Hình 3.3: Tỷ lệ dư nợ thị trường nước ngoài trong tổng dư nợ BIDV 2009-2019

0,00% 0,50% 1,00% 1,50% 2,00% 2,50% 3,00% 3,50% 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019

Nguồn: báo cáo tài chính BIDV từ 2009 đến 2019

Về tỷ trọng, tỷ lệ cho vay tại thị trường nước ngoài trong tổng dư nợ của BIDV tăng từ mức chỉ 0,2% vào năm 2009 lên mức cao nhất vào năm 2017 là 3,12% và đến năm 2019 giảm xuống mức 2,54%. Nếu so sánh tuyệt đối với các ngân hàng toàn cầu, tỷ lệ cho vay tại thị trường nước ngoài trong tổng dư nợ của BIDV đang khá hạn chế. Tuy nhiên khi so sánh tương đối, quy mô mảng thị trường nước ngoài của BIDV ở mức tương đối. Cụ thể là nếu so sánh với quy mô dư nợ trung bình các chi nhánh BIDV vào năm 2019 ở mức 5.744 tỷ, với dư nợ đạt trên 28.000 tỷ, quy mô mảng thị trường nước ngoài của BIDV tương đương với khoảng gần 5 chi nhánh của BIDV. Trong khi đó tại khu vực địa bàn đồng bằng sông hồng, BIDV chỉ có 6 chi nhánh, tại địa bàn bắc trung bộ là 14 chi nhánh, tại địa bàn nam trung bộ là 15 chi nhánh, tây nguyên là 12 chi nhánh. Thêm vào đó theo số liệu năm 2019, dư nợ thị trường nước ngoài của BIDV tương đương đến 71,7% dư nợ của BIDV tại khu vực đồng bằng sông hồng, 42,3% dư nợ BIDV tại khu vực tây nguyên, khoảng 14% dư nợ BIDV tại các khu vực thành phố hà nội, thành phố Hồ Chí Minh và khoảng 32-35% các khu vực khác.

Biến động của tỷ lệ cho vay tại thị trường nước ngoài trong tổng dư nợ của BIDV trong cả giai đoạn khá bất thường khi tăng cao vào năm 2012 và 2017. Các năm liền sau 2 mốc này, tỷ lệ cho vay tại thị trường nước ngoài trong tổng dư nợ của BIDV sẽ theo xu hướng giảm dần. Diễn biến này tương đối đồng nhất với diễn biến quy mô tuyệt đối đã phân tích.

Diễn biến các chỉ tiêu dư nợ cho vay tại thị trường nước ngoài cả tuyệt đối và tương đối phản ánh khá chính xác đặc điểm hoạt động kinh doanh tại thị trường nước ngoài của BIDV. Trong đó đặc điểm nổi bật nhất là tính ổn định, bền vững trong kinh doanh còn khá hạn chế. Tăng trưởng qua từng năm khá giật cục, chỉ tập trung vào một vài thời điểm, còn lại trong hầu hết các năm đều có mức tăng trưởng thấp. Điều này có nguyên nhân cơ bản do hoạt động kinh doanh của BIDV tại thị trường nước ngoài chủ yếu tập trung vào một nhóm khách hàng doanh nghiệp Việt Nam hoạt động tại thị trường nước ngoài. Mức độ thâm nhập thực tế của BIDV vào thị trường nước ngoài vẫn ở mức hạn chế.

Mặc dù vậy, không phải vì vậy hoạt động kinh doanh tại thị trường nước ngoài của BIDV ít rủi ro hơn. Ví dụ điển hình tại thị trường Campuchia, tỷ lệ nợ xấu của

BIDC bắt đầu tăng mạnh từ năm 2012 đến nay và liên tục cao hơn mức trung bình toàn thị trường campuchia từ năm 2013.

Hình 3.4: Tỷ lệ nợ xấu của BIDC và ngành ngân hàng Campuchia 2009-2019

Nguồn: dữ liệu các ngân hàng của NHTW Campuchia từ 2009 đến 2018

3.3.2. OFDI ca Vietinbank

Đơn vị: triệu đồng

Hình 3.5a: Dư nợ cho vay tại thị trường Hình 3.5b: Dư nợ cho vay của Vietinbank

0,0% 2,0% 4,0% 6,0% 8,0% 10,0% 12,0% 14,0% 16,0% 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 NPL BIDC NPL campuchia 0 2.000.000 4.000.000 6.000.000 8.000.000 10.000.000 12.000.000 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 0 100.000.000 200.000.000 300.000.000 400.000.000 500.000.000 600.000.000 700.000.000 800.000.000 900.000.000 1.000.000.000 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019

nước ngoài Vietinbank 2009-2019 giai đoạn 2009-2019

Nguồn: báo cáo tài chính Vietinbank từ 2009 đến 2019

Tăng trưởng trung bình dư nợ tại thị trường nước ngoài của Vietinbank giai đoạn 2012-2019 ở mức 55,5%/năm. Đây là con số rất lớn khi so sánh với tăng trưởng trung bình tổng dư nợ của vietinbank trong cùng giai đoạn chỉ ở mức 16,01%/năm. Cụ thể dư nợ tại thị trường nước ngoài của Vietinbank tại thời điểm năm 2012 chỉ ở mức gần 600 tỷ đồng thì đến cuối năm 2019 con số đã là 9.756 tỷ đồng, gấp đến 16,7 lần. Xét đến thời điểm cuối 2019, Vietinbank là ngân hàng cho vay tại thị trường lớn thứ 2 trong số 7 ngân hàng có hoạt động OFDI tại Việt Nam. Trong đó quy mô cho vay tại thị trường nước ngoài của Vietinbank chỉ bằng 34,3% so với BIDV nhưng lại gấp đến 1,73 lần so với ngân hàng đứng thứ 3 là Sacombank.

Xem xét diễn biến tăng trưởng, tăng trưởng dư nợ tại thị trường nước ngoài của Vietinbank khá đều qua các năm trong cả giai đoạn. Chỉ có 2 năm mức tăng trương đối cao là năm 2015 có mức tăng 95,5% và năm 2017 có mức tăng 52,72%. Thời điểm 2 năm này trùng với 2 mốc tăng đột biến của BIDV. Tuy nhiên mức tăng của Vietinbank thấp hơn nhiều so với BIDV. Mặc dù vậy, ở khía cạnh chất lượng tăng trưởng, tăng trưởng tín dụng của Vietinbank tại thị trường nước ngoài tốt hơn so với BIDV khi tốc độ tăng trưởng được duy trì trong cả giai đoạn, không có những thời điểm giật cục và các năm sau không tăng trưởng nữa.

Về tỷ trọng, tỷ lệ cho vay tại thị trường nước ngoài trong tổng dư nợ của Vietinbank có xu hướng tăng trưởng đều từ mức 0,18% của năm 2012 lên mức 1,04% của năm 2018 và tiếp tục duy trì ở mức này vào năm 2019. Có thể đánh giá đây là chỉ tiêu tương đối hạn chế khi so sánh với BIDV cũng như so với các ngân hàng toàn cầu khác. Tuy nhiên điểm tích cực đáng ghi nhận là tỷ lệ cho vay tại thị trường nước ngoài của Vietinbank sau khi đạt mức cao nhất vào năm 2017-2018 không bị sụt trong các năm sau. Đây là điểm rất tích cực xét về chất lượng tăng trưởng khi hầu hết các ngân hàng Việt nam có OFDI đều có tỷ lệ cho vay tại thị trường nước ngoài/tổng dư nợ sụt giảm dần sau năm đạt mức đỉnh. Ở khía cạnh khác có thể đánh giá mức độ thâm nhập thị trường nước ngoài của Vietinbank tốt hơn tương đối so với các ngân hàng khác của Việt nam. Việc so sánh tương đối với quy mô các chi nhánh của Vietinbank trong nước không thực hiện được do thiếu dữ liệu.

Hình 3.6: Tỷ lệ dư nợ thị trường nước ngoài/tổng dư nợ Vietinbank 2012-2019

Nguồn: báo cáo tài chính Vietinbank từ 2009 đến 2019

Xem xét diễn biến dư nợ cho vay tại thị trường nước ngoài của Vietinbank cả về số tuyệt đối và tương đối cho thấy mức độ đầu tư trực tiếp ra thị trường nước ngoài của Vietinbank vẫn ở mức khá hạn chế. Tuy nhiên Vietinbank có mức độ thâm nhập thị trường tốt nhất trong số 7 ngân hàng Việt nam có hoạt động OFDI.

3.3.3. OFDI ca Sacombank

Đơn vị: triệu đồng

Hình 3.7a: Dư nợ cho vay tại thị trường nước ngoài của Sacombank 2009-2019

Hình 3.7b: Dư nợ cho vay của Sacombank giai đoạn 2009-2019

Nguồn: báo cáo tài chính Sacombank từ 2009 đến 2019

0,0% 0,2% 0,4% 0,6% 0,8% 1,0% 1,2% 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 0 1.000.000 2.000.000 3.000.000 4.000.000 5.000.000 6.000.000 0 50.000.000 100.000.000 150.000.000 200.000.000 250.000.000 300.000.000 350.000.000

Tăng trưởng trung bình dư nợ tại thị trường nước ngoài của Sacombank giai đoạn 10 năm 2009-2019 ở mức 158,01%/năm. Đây là con số rất lớn trong so sánh với tăng trưởng trung bình dư nợ của Sacombank trong cùng giai đoạn chỉ ở mức 88,8%/năm. Cụ thể dư nợ tại thị trường nước ngoài của Sacombank tại thời điểm năm 2009 chỉ ở mức 131 tỷ đồng thì đến cuối năm 2019 con số đã là 5.651,9 tỷ đồng, gấp đến 43 lần. Xét đến thời điểm cuối 2019, Sacombank là ngân hàng cho vay tại thị trường lớn thứ 3 trong số 7 ngân hàng có hoạt động OFDI tại Việt Nam. Trong đó dư nợ cho vay tại thị trường nước ngoài của sacombank tương đương với 19,9% so với dư nợ cho vay tại thị trường nước ngoài của BIDV là ngân hàng đứng đầu, tương đương với 57,9% so với dư nợ cho vay tại thị trường nước ngoài của Vietinbank là ngân hàng đứng thứ 2, và gấp 1,6 lần so với dư nợ cho va tại thị trường nước ngoài của MB là ngân hàng đứng thứ 4.

Xem xét diễn biến tăng dư nợ cho vay tại thị trường nước ngoài của Sacombank trong giai đoạn 2009-2019 cho thấy tăng trưởng của sacombank khá đều qua các năm. Nếu loại trừ năm 2009, 2011 và năm 2014 có đột biến, tốc độ tăng trưởng cho vay tại thị trường nước ngoài của sacombank ở mức 20,35%/năm khá tương đồng so với mức tăng trưởng tổng dư nợ của sacombank khi loại trừ các biến động (ở mức 18,11%/năm). Quan trọng hơn trong tăng trưởng dư nợ tại thị trường nước ngoài của sacombank thể hiện xu hướng tăng rõ nét qua từng năm. Những năm có hiện tượng dư nợ cho vay tại thị trường nước ngoài của sacombank bị sụt giảm cũng là năm trong hoạt động kinh doanh của sacombank có biến động.

Hình 3.8: Tỷ lệ dư nợ thị trường nước ngoài/tổng dư nợ Sacombank 2009-2019

Nguồn: báo cáo tài chính Sacombank từ 2009 đến 2019

0,00% 0,50% 1,00% 1,50% 2,00% 2,50% 3,00% 3,50% 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019

Về tỷ trọng, tỷ lệ cho vay tại thị trường nước ngoài trong tổng dư nợ của Sacombank tăng từ mức 1,34% vào năm 2009 lên mức cao nhất vào năm 2013 ở mức gần 3% và sau đó duy trì ổn định ở mức khoảng 2% với xu hướng giảm nhẹ. Đây là cao so với Vietinbank và cũng không thua kém nhiều, thậm chí là tương đương, so với BIDV.

Từ diễn biến hoạt động cho vay tại thị trường nước ngoài của sacombank xét cả về số tuyệt đối và tương đối cho thấy về quy mô đầu tư ra thị trường nước ngoài của Sacombank có thể hạn chế hơn so với BIDV, Vietinbank nhưng chất lượng đầu tư tốt hơn nhiều khi diễn biến tăng trưởng cả về số tuyệt đối và tỷ lệ đều khá ổn định và đều qua các năm. Điều này cho thấy tính bền vững trong hoạt động OFDI của Sacombank ở mức tương đối tích cực.

3.3.4. OFDI ca MB

Đơn vị: triệu đồng

Hình 3.9a: Dư nợ cho vay tại thị trường nước ngoài của MB giai đoạn 2009-2019

Hình 3.9b: Dư nợ cho vay của MB giai đoạn 2009-2019

Nguồn: báo cáo tài chính MBB từ 2009 đến 2019

Tăng trưởng trung bình dư nợ tại thị trường nước ngoài của MBB giai đoạn 2013-2019 ở mức 14,11%/năm. Đây là con số có phần hạn chế hơn trong so sánh với tăng trưởng trung bình dư nợ của MBB trong cùng giai đoạn ở mức 19,14%/năm. Tuy nhiên mức hạn chế hơn cũng không phải quá đáng kể. Cụ thể dư nợ tại thị trường nước ngoài của BIDV tại thời điểm năm 2013 chỉ ở mức 1.691 tỷ đồng thì đến cuối năm 2019 con số đã là 3.513 tỷ đồng, gấp chỉ khoảng 2 lần. Xét đến thời điểm cuối 2019,

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Tác động hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đến hiệu quả hoạt động tại các NHTM Việt Nam (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)