Lý thuyết về chu kỳ (vòng đời) sản phẩm

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Tác động hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đến hiệu quả hoạt động tại các NHTM Việt Nam (Trang 28 - 29)

Lý thuyết này được Vernon (1966) xây dựng dựa trên một số nghiên cứu. Trong lý thuyết này, giả định cơ bản là tất cả các sản phẩm đều trải qua các giai đoạn gồm phát triển, tăng trưởng và phân rã. Trong đó 2 giai đoạn đầu liên quan đến OFDI.

Bắt đầu từ việc phát triển sản phẩm, giới thiệu ra thị trường. Trong giai đoạn

đầu tiên, cơ sở sản xuất các sản phẩm mới này được đặt tại quê hương của nhà sản xuất. Giải thích cho giả thuyết này, tác giải sử dụng 3 lý do. Đầu tiên, trong giai đoạn đầu phát triển sản phẩm, thông thường các nhà sản xuất sẽ rất quan tâm đến việc điều chỉnh công thức, thay đổi các yếu tố đầu vào để tạo nên sản phẩm. Tại giai đoạn này, sản phẩm vẫn chưa hoàn chỉnh và cần được chuẩn hóa. Điều này đòi hỏi mức độ linh hoạt cao khiến các doanh nghiệp phải hết sức chú trọng lựa chọn địa điểm và chi phí. Mà sự linh hoạt - theo quan điểm của tác giả có thể tốt hơn khi hoạt động sản xuất đặt tại quê hương của doanh nghiệp so với các quốc gia khác. Thứ hai, do là sản phẩm mới, mức độ khác biệt của sản phẩm cao, nên thông thường, độ co giãn của cầu theo giá là tương đối thấp. Do đó, trong giai đoạn này, những khoản chi phí nhỏ có thể không được tính toán đầy đủ dẫ tới chi phí cao hơn các giai đoạn sau (các chi phí sẽ được tính toán kỹ lưỡng hơn). Thứ ba, do đây mới là giai đoạn thử nghiệm, các doanh nghiệp chưa thực sự chắc chắn về các yếu tố về sản phẩm (chất lượng, hình dáng, màu sắc,..) dẫn tới nhu cầu cần có sự thông tin nhanh chóng và hiệu quả giữa nhà sản xuất

với khách hàng, nhà cung cấp và thậm chí cả các đối thủ cạnh tranh. Tức là, trong giai đoạn này, công ty nên hoạt động tại quốc gia của mình để có sự gần gũi với các bên.

Trong giai đoạn thứ hai của vòng đời của sản phẩm, nhu cầu về sản phẩm mới tăng lên và sản phẩm bắt đầu trưởng thành. Theo Vernon (1979), tại giai đoạn này những yêu cầu về tiêu chuẩn hóa bắt đầu xuất hiện và ngày càng trở lên quan trọng.

Điều này càng khiến việc lựa chọn địa điểm sản xuất trở nên quan trọng. Trong khi

nhu cầu về tính linh hoạt giảm đi, thì mục tiêu đạt được hiệu quả kinh tế theo quy mô thông qua sản xuất hàng loạt bắt đầu tăng lên. Quá trình này được dự đoán sẽ giúp công ty thúc đẩy hoạt động ra thị trường quốc tế để mở mở rộng thị trường nhanh chóng. Tuy nhiên, trong giai đoạn này chi phí sản xuất cũng ngày càng tăng lên. Vernon gợi ý rằng "ngay cả khi sự cạnh tranh về giá chưa xuất hiện, việc giảm thiểu những vấn đề liên quan đến hoạt động sẽ giúp chi phí sản xuất trở nên tốt hơn". Từ đây, nhà quản lý doanh nghiệp bắt đầu cân nhắc về lợi ích – chi phí giữa việc thiết lập các cơ sở sản xuất trong nước và nước ngoài. Theo Vernon, tiêu chí quan trọng để ra quyết định lựa chọn là chi phí sản xuất cận biên cộng với chi phí vận chuyển. Trường hợp chi phí sản xuất cận biên cộng với chi phí vận chuyển của hàng hoá xuất khẩu thấp hơn chi phí sản xuất tiềm năng trung bình trên thị trường nếu đầu tư nước ngoài, thì thúc đẩy sản xuất trong nước sẽ được lự chọn và ngược lại.

Lý thuyết chu kỳ sống của sản phẩm cung cấp một số giải thích hợp lý cho quá trình quốc tế hóa doanh nghiệp. Đầu tiên, nó được xây dựng dựa trên sự khác biệt về công nghệ thông qua phát triển sản phẩm mới phục vụ thúc đẩy xuất khẩu và ngoại thương. Với các sản phẩm độc quyền và khác biệt, các công ty sở hữu nó tạo ra nhu cầu vượt ra ranh giới thị trường nội địa. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện lợi thế quy mô thông qua việc mở rộng thị trường ra quốc tế. Hơn nữa, các tập đoàn đa quốc gia có thể cải thiện vị thế chi phí so với các công ty xuất khẩu thông qua thiết lập các cơ sở sản xuất địa phương tại thị trường nhập khẩu.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Tác động hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đến hiệu quả hoạt động tại các NHTM Việt Nam (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)