Nghiên cứu kỹ thuật tạo tán và khoảng cách trồng cây jatropha

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển cây Jatropha (Jatropha curcas L.) làm nguyên liệu sản xuất dầu biodiesel (giai đoạn 2) (Trang 57 - 59)

3.2.3.1. Kỹ thuật tạo tán cây jatropha

Theo các nghiên cứu ở nước ngoài, hoa của cây jatropha thường mọc ở đầu cành, cây jatropha có nhiều cành thì sẽ cho năng suất cao. Tạo tán làm tăng số cành của cây jatropha. Do đó sẽ làm tăng số chùm hoa và năng suất hạt cũng sẽ tăng. Ngoài ra, tạo tán còn làm cho cây thấp hơn, cây có tán lá phát triển cân đối và thuận lợi cho thu hái.

Bảng 3.45. Ảnh hưởng của thời gian tạo tán đến chu vi gốc và chiều cao cây

(Trồng tháng 6/2007 tại TTSXTN Trảng Bàng,Tây Ninh)

Chu vi gốc (cm) Chiều cao cây (cm) Nghiệm thức 4 năm tuổi 5 năm tuổi 4 năm tuổi 5 năm tuổi 1- Tạo tán đầu mùa mưa 35,7b 46,3b 166,7b 180,0b 2- Tạo tán giữa mùa mưa 36,1b 46,6b 155,3b 184,7b 3- Tạo tán cuối mùa mưa 35,5b 44,4b 151,7b 188,3b 4- Không tạo tán (đ/c) 38,6a 54,2a 191,7a 221,7a CV% LSD0,05 3,0 2,2 5,0 4,8 6,0 19,8 5,9 22,9

Qua kết quả bảng 3.45 cho thấy: nghiệm thức đối chứng (không tạo tán) có các chỉ tiêu sinh trưởng vượt trội hơn các nghiệm thức còn lại. Chu vi gốc và chiều cao cây lớn nhất (38,6cm và 191,7cm trong năm thứ 4; 54,2cm và 221,7cm trong năm thứ 5). Các nghiệm thức còn lại có chu vi gốc và chiều cao không khác biệt

49

với nhau, trong năm thứ 4 chu vi gốc đạt 35 – 36cm; trong năm thứ 5 đạt 44 – 46cm; chiều cao cây đạt 151cm – 166cm trong năm thứ 4 và từ 180cm – 188cm trong năm thứ 5.

Bảng 3.46. Ảnh hưởng của thời gian tạo tán đến đường kính tán và số cành

(Trồng tháng 6/2007 tại TTSXTN Trảng Bàng,Tây Ninh) Đường kính tán cây (cm) Số cành/cây (cm) Nghiệm thức 4 năm tuổi 5 năm tuổi 4 năm tuổi 5 năm tuổi 1- Tạo tán đầu mùa mưa 169,3b 191,6b 57,3a 74,9a 2- Tạo tán giữa mùa mưa 174,7b 186,0b 52,7a 63,4a 3- Tạo tán cuối mùa mưa 152,0b 193,3b 55,7a 62,0a

4- Không tạo tán (đ/c) 211,9a 248,7a 21,7b 40,7b CV% LSD0,05 8,1 28,5 4,3 17,6 13,1 12,3 16,9 21,0

Kết quả bảng 3.46 cho thấy: Đường kính tán của nghiệm thức đối chứng là cao nhất đạt 212cm trong năm thứ 4 và 248,7cm trong năm thứ 5, khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức còn lại. Tuy nhiên số cành trên cây của nghiệm thức đối chứng ít nhất đạt 21,7 cành trong năm thứ 4 và 40,7 cành trong năm thứ 5, khác biệt có nghĩa so với các nghiệm còn lại. Nghiệm thức tạo tán đầu mùa mưa có số cành trên cây nhiều nhất đạt 57,3 cành trong năm thứ 4 và 74,9 cành trong năm thứ 5, nhưng không có ý nghĩa thông kê so với 2 nghiệm thức tạo tán vào giữa và cuối mùa mưa.

Bảng 3.47. Ảnh hưởng của thời gian tạo tán đến chùm quả và số quả

(Trồng tháng 6/2007 tại TTSXTN Trảng Bàng,Tây Ninh) Chùm quả/cây

(quả) Số quả/chùm (quả) quả/cây (quả) Số Nghiệm thức

4 năm

tuổi 5 năm tuổi 4 năm tuổi 5 năm tuổi 4 năm tuổi 5 nămtuổi 1- Tạo tán đầu mùa mưa 55,0 98,2a 5,6 5.0a 290,3a 490,5a 2- Tạo tán giữa mùa mưa 46,7 84,1b 5,3 5.0a 257,3b 392,6b 3- Tạo tán cuối mùa mưa 47,7 68,1c 5,5 4.6b 253,1b 323,6c 4- Không tạo tán (đ/c) 47,3 63,0d 5,3 4.7b 264,3b 303,7d

CV% LSD0,05

8,6

NS 2,5 3,9 6,0 NS 1,4 0,1 20,2 3,8 12,7 1,7

Kết quả bảng 3.47 cho thấy: Nghiệm thức tạo tán đầu mùa mưa có số chùm quả và số quả trên cây nhiều nhất đạt 55 chùm và 290 quả trong năm thứ 4; đạt 98,2 chùm và 490,5 quả trong năm thứ 5. Bên cạnh đó nghiệm thức tạo tán giữa mùa mưa cũng có số chùm quả và số quả trên cây tương đối cao đạt 46,7 chùm và 257,3 quả trong năm thứ 4; đạt 84,1 chùm và 392,6 quả trong năm thứ 5. Nghiệm thức tạo tán cuối mùa mưa và nghiệm thức đối chứng thuộc nhóm có số quả trên

50

cây thấp nhất.

Kết quả bảng 3.48 cho thấy: Nghiệm thức tạo tán đầu mùa mưa cho năng suất cao nhất đạt 973 kg/ha trong năm thứ 4 và 1705 kg/ha trong năm thứ 5; khác biệt so với nghiệm thức đối chứng và các nghiệm thức còn lại. Tiếp theo là nghiệm thức tạo tán giữa mùa mưa đạt 862 kg/ha trong năm thứ 4 và 1365 kg/ha trong năm thứ 5; nghiệm thức không tạo tán có năng suất thấp nhất đạt 1103 kg/ha.

Bảng 3.48. Ảnh hưởng thời gian tạo tán đến năng suất cây jatropha

(Trồng tháng 6/2007 tại TTSXTN Trảng Bàng, Tây Ninh) Năng suất hạt (kg/ha) Nghiệm thức

4 năm tuổi 5 năm tuổi

1- Tạo tán đầu mùa mưa 973a 1705a

2- Tạo tán giữa mùa mưa 862b 1365b

3- Tạo tán cuối mùa mưa 848b 1125c

4- Không tạo tán (đ/c) 886b 1103c (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CV (%) LSD0,05

3,8

67,6 46,5 1,8

Tóm lại, qua 2 năm theo dõi thời điểm tạo tán cho thấy nghiệm thức tạo tán đầu mùa mưa cho năng suất hạt cao nhất (1705 kg/ha). Nghiệm thức không tạo tán đạt năng suất thấp nhất (1103 kg/ha) sau 5 năm trồng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển cây Jatropha (Jatropha curcas L.) làm nguyên liệu sản xuất dầu biodiesel (giai đoạn 2) (Trang 57 - 59)