Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu nghiên cứu tạo giống bông lai ba có khả năng kháng sâu xanh, kháng rầy xanh và thuốc trừ cỏ (Trang 26 - 32)

Từ những năm đầu thế kỷ XX trở về trước, giống bông được sử dụng chủ

yếu các giống bông Cỏ địa phương (Gossypium arboreum L.). Giống bông này cho năng suất thấp. Một số ít diện tích ở Trung Bộ và Nam Bộ đã được trồng các giống bông Luồi (Gossypium hirsutum L.) nhập nội với năng suất đạt 300- 500 kg/ ha.

Sau năm 1954, các giống bông Luồi (Gossypium hirsutum L.)nhập nội đã thay thế một phần diện tích trồng các giống bông Cỏ địa phương. Tuy nhiên,

đến sau năm 1975, năng suất bông hạt ở Việt Nam rất thấp, chỉ đạt 3-4 tạ/ha. Nguyên nhân năng suất và diện tích bông giảm ở giai đoạn này là do sâu bệnh phá hại nặng và chưa có các giống bông thích hợp cho các vùng. Do chi phí sản xuất quá lớn vì đầu tư thuốc trừ sâu rất cao, người trồng bông luôn bị thua lỗ, thêm vào đó môi trường bị ô nhiễm nặng, ngành bông Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn.

Ở Việt Nam, nghiên cứu sử dụng ưu thế lai trên cây bông mới chỉ bắt đầu vào những năm 1980, trước đó sản xuất bông của nước ta chủ yếu sử dụng các giống bông Luồi hoặc các giống bông địa phương có năng suất và chất lượng xơ

5

(G. hirsutum × G. barbadense) đã được lai tạo và thử nghiệm; trong đó, nổi bật nhất là tổ hợp lai MCU9 × Menoufi, giống này có ưu thế lai cao về năng suất và phẩm chất xơ nhưng không thích nghi với điều kiện ẩm độ cao trong sản xuất bông vụ mưa của Việt Nam, nên tỷ lệ quả lép cao, nhiễm bệnh giác ban nặng, do

đó giống này không phổ biến được cho sản xuất.

Từ những năm 1990 trở đi, Việt Nam kết hợp nhập nội và thử nghiệm một số giống lai từẤn Độ; đồng thời đẩy mạnh nghiên cứu sử dụng ưu thế lai, tập trung vào các giống lai cùng loài bông Luồi (intra-hirsutum). Kết quả sử

dụng giống lai nhập nội như Bioseed 7 và các giống lai nội địa đầu tiên L18, VN20 và VN35 thành công trong sản xuất, đã góp phần mở rộng diện tích đáng kể và tăng năng suất từ 1,5 - 2,0 lần (từ 0,6-0,7 tấn bông hạt/ ha lên 1,0-1,2 tấn bông hạt/ ha). Mặt khác, sử dụng hệ thống sản xuất hạt giống lai theo phương pháp thủ công hiện tại đã đáp ứng được nhu cầu hạt giống với chất lượng đảm bảo cho sản xuất bông trong nước, làm giá thành hạt giống giảm đáng kể so với hạt giống bông nhập khẩu.

Mặc dù các giống bông lai cùng loài bông Luồi (G. hirsutum × G. hirsutum) như L18, VN20 và VN35 có ưu thế lai cao về năng suất, chất lượng xơ, có khả năng kháng rầy xanh (Amrasca devastans) từ trung bình đến khá nhưng các giống này không có khả năng kháng sâu xanh đục quả (Helicoverpa armigera) nên năng suất vẫn còn bấp bênh. Do đó, diện tích sản xuất bông trong giai đoạn này mặc dù có tăng nhưng còn chậm, tổng diện tích sản xuất bông của cả nước trong giai đoạn 1996-1997 khoảng hơn 10 nghìn ha, sản lượng chỉ đáp

ứng khoảng 7-10% nhu cầu nguyên liệu cho ngành dệt trong nước.

Từ những năm 1996-1997, việc nhập nội nguồn vật liệu mang gen quý như kháng sâu, kháng rầy, chất lượng xơ tốt, ... đã giúp cho công tác nghiên cứu chọn tạo giống bông ở nước ta có những bước đột phá mới. Thông qua đó, từ

6

Luồi (G. hirsutum × G. hirsutum) lần lượt ra đời và ứng dụng vào sản xuất, đáp

ứng kịp thời nhu cầu đa dạng hoá bộ giống sản xuất trên nhiều vùng sinh thái trồng bông của Việt Nam. Trong đó nổi bật nhất là 03 giống bông lai VN15, VN01-2 và VN02-2. Các giống bông này bên cạnh khả năng cho năng suất với

ưu thế lai khá cao (20-30%), chúng còn có khả năng kháng sâu xanh tốt, trong

đó giống VN01-2 bên cạnh khả năng kháng sâu xanh còn kết hợp được khả

năng kháng rầy xanh chích hút; giống VN02-2 kết hợp được khả năng kháng sâu và chống chịu thuốc trừ cỏ. Ngoài ra, Kết quả nghiên cứu chọn tạo và đánh giá trong những năm gần đây đã xác định được nhiều giống lai có triển vọng, kết hợp được khả năng cho năng suất cao, kháng một số loài sâu hại chủ yếu đồng thời có chất lượng xơ tốt như VN04-3, VN04-4 và VN04-5 tại Viện Nghiên cứu Cây bông và PTNN Nha Hố.

Tình hình nghiên cứu về các giống bông lai ba trước đây: Từ cuối những năm 90 của Thế kỷ 20, Trung tâm nghiên cứu cây bông (nay là Viện NC Bông và PTNN Nha Hố) cũng đã triển khai nghiên cứu tạo giống bông lai ba (VN20 × M456-10) nhưng chỉ nhằm mục tiêu: Tăng năng suất hạt lai, giảm giá thành hạt giống bông lai F1. Kết quả, các con lai ba tạo ra không được thực tiễn chấp nhận, vì giá bán hạt giống của nhà sản xuất cho nông dân cũng ngang bằng với giá hạt lai hai dòng, các đặc tính chống chịu không được cải thiện và năng suất con lai ba không vượt trội so với các tổ hợp lai đơn.

Tất cả các giống bông lai do Viện NC Bông và PTNN Nha Hố tạo ra cho

đến nay (gồm L18, VN20, VN35, VN15, VN01-2, VN02-2, VN04-3, VN04-4)

đều có năng suất cao, chất lượng tốt, nhưng chỉ có thể kháng đồng thời 2 đối tượng (hoặc rầy xanh và sâu xanh, hoặc sâu xanh và thuốc trừ cỏ). Trong bối cảnh công nghiệp hóa, lao động nông nghiệp đã có xu hướng dịch chuyển từ

nông thôn ra thành thị, vì vậy các vùng trồng bông trọng điểm đều thiếu lao

7

lao động thời vụ trong nông nghiệp vì đã cho phép sử dụng thuốc trừ cỏ thay thế

công làm cỏ. Tuy nhiên giống này lại nhiễm rầy xanh rất nghiêm trọng, hệ quả

là năng suất bông bị suy giảm do bị cháy rầy. Xuất phát từ thực tiễn khách quan, nhu cầu cần có những giống bông đồng thời có khả năng kháng thuốc trừ cỏ, kháng sâu xanh và kháng rầy xanh là rất bức thiết.

8

Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Nội dung nghiên cứu

3.1.1. Chọn lọc thực liệu lai tạo giống bông

Vật liệu nghiên cứu gồm 28 dòng bông thuần. Mỗi dòng có một hoặc vài

đặc tính đặc trưng như kháng sâu xanh, kháng rầy xanh, kháng thuốc trừ cỏ

Roundup gốc Glyphosate, tiềm năng năng suất cao, chất lượng xơ tốt. Đối chứng là giống bông thuần C118 (giống nhiễm sâu xanh, kháng rầy trung bình, không kháng thuốc trừ cỏ Roundup).

3.1.2. Chọn tạo tổ hợp lai đơn kháng sâu xanh và rầy xanh cho tiến trình tạo giống lai ba theo hướng kháng sâu xanh, kháng rầy xanh và thuốc trừ cỏ

Vật liệu nghiên cứu gồm 25 tổ hợp lai đơn theo hướng kháng sâu xanh và rầy xanh được tạo ra từ sự kết hợp giữa 8 dòng bố mẹ (KS02-63, S04-51, NH04- 2, D20-20, D99-4, VN36.P, TL00-34, TL00-35) có các đặc tính đặc trưng và triển vọng nhất. Đối chứng là giống bông lai VN15 (kháng sâu xanh, kháng rầy trung bình).

3.1.3. Chọn tạo tổ hợp lai ba kháng sâu xanh, kháng rầy xanh và thuốc trừ cỏ

Vật liệu nghiên cứu gồm 05 tổ hợp lai ba theo hướng kháng sâu xanh, rầy xanh và thuốc trừ cỏ, được tạo ra từ sự kết hợp giữa 05 tổ hợp lai đơn (hoặc giống bông lai) kháng sâu xanh và rầy xanh có triển vọng với giống bông thuần kháng thuốc trừ cỏ Roundup gốc Glyphosate, ký hiệu là L3-1, L3-2, L3-3, L3-4 và L3-5. Đối chứng là các giống VN15, VN01-2, VN04-4 (ba giống bông lai kháng sâu xanh và kháng rầy xanh, hiện đang sản xuất phổ biến tại các vùng); KC75 (giống bông thuần kháng thuốc trừ cỏ Roundup gốc Glyphosate) và VN36.P (bông thuần kháng rầy xanh).

9

3.1.4. Khảo nghiệm cơ bản các tổ hợp lai ba kháng sâu xanh, rầy xanh và thuốc trừ cỏ tại một số vùng trồng bông chính

Vật liệu nghiên cứu gồm 05 tổ hợp lai ba L3-1, L3-2, L3-3, L3-4 và L3-5.

Đối chứng là 02 giống bông lai đơn VN04-4 và VN15 (hoặc VN01-2).

3.1.5. Khảo nghiệm sản xuất tổ hợp lai ba kháng sâu xanh, rầy xanh và thuốc trừ cỏ tại một số vùng trồng bông chính

Vật liệu nghiên cứu gồm tổ hợp lai ba L3-1 và đối chứng VN04-4.

3.1.6. Xây dựng quy trình sản xuất hạt giống bông lai ba kháng sâu xanh, rầy xanh và thuốc trừ cỏ

Vật liệu nghiên cứu gồm tổ hợp lai đơn VN36.P × NH04-2 làm mẹ (sinh trưởng khỏe, kháng sâu xanh và rầy xanh) và giống thuần KC75 làm bố (kháng thuốc trừ cỏ Roundup) để sản xuất hạt giống bông lai ba (VN36.P × NH04-2) × KC75 (kháng sâu xanh, rầy xanh và thuốc trừ cỏ Roundup), ký hiệu là L3-1.

Cơ sở xây dựng mô hình kỹ thuật sản xuất hạt giống bông lai ba: dựa vào quy trình sản xuất hạt giống bông lai đơn của Ngành bông đểđiều chỉnh một số

biện pháp kỹ thuật cho phù hợp với kỹ thuật sản xuất hạt giống bông lai ba (biện pháp kỹ thuật cụ thể trong các mô hình thử nghiệm trình bày trong phần kết quả).

3.1.7. Xây dựng quy trình kỹ thuật trồng giống bông lai ba kháng sâu xanh, rầy xanh và thuốc trừ cỏ tại một số vùng trồng bông chính

Vật liệu nghiên cứu là giống bông lai ba L3-1.

Cơ sở xây dựng mô hình kỹ thuật trồng trọt giống bông lai ba: dựa vào Quy trình kỹ thuật trồng bông (10 TCN 910 : 2006) để bổ sung và điều chỉnh một số biện pháp kỹ thuật cho phù hợp với kỹ thuật trồng trọt giống bông lai ba trong điều kiện sử dụng thuốc trừ cỏ thay cho việc làm cỏ bằng tay (biện pháp kỹ thuật cụ thể trong các mô hình thử nghiệm trình bày trong phần kết quả).

10

Một phần của tài liệu nghiên cứu tạo giống bông lai ba có khả năng kháng sâu xanh, kháng rầy xanh và thuốc trừ cỏ (Trang 26 - 32)