Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu nghiên cứu tạo giống bông lai ba có khả năng kháng sâu xanh, kháng rầy xanh và thuốc trừ cỏ (Trang 32 - 35)

3.2.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm

- Đối với thí nghiệm chọn lọc thực liệu lai tạo giống: các công thức được bố trí tuần tự trên từng ô, theo đặc tính của từng nhóm giống, không lặp lặp.

- Đối với thí nghiệm so sánh giống: các công thức được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên (RCBD), lặp lại 3 lần. Diện tích ô: 32 m2.

- Đối với thử nghiệm trên ô lớn: các công thức được bố trí tuần tự, không lặp lại. Diện tích ô: 500 m2.

- Đối với thí nghiệm khảo nghiệm cơ bản: theo Quy phạm khảo nghiệm VCU giống bông (10 TCN 911: 2006), các công thức được bố trí theo kiểu khối

đầy đủ ngẫu nhiên (RCBD), lặp lại 3 lần. Diện tích ô: 32 m2.

- Đối với thí nghiệm khảo nghiệm sản xuất: theo Quy phạm khảo nghiệm VCU giống bông (10 TCN 911: 2006).

Diện tích thử nghiệm tại các vùng/ vụ: tại tỉnh Đồng Nai (đại diện cho miền Đông Nam bộ): 13,7 ha/vụ; tỉnh Đắc Lắc (Tây Nguyên): 13,7 ha; tỉnh Ninh Thuận (Duyên hải Nam Trung bộ): 14,3 ha/vụ.

- Đối với thí nghiệm xây dựng mô hình kỹ thuật sản xuất hạt giống bông lai ba kháng sâu xanh, rầy xanh và thuốc trừ cỏ: các mô hình được bố trí tuần tự

trên ô lớn, không lặp lại. Diện ô: 250 m2.

- Đối với thí nghiệm xây dựng mô hình kỹ thuật trồng giống bông lai ba kháng sâu xanh, rầy xanh và thuốc trừ cỏ: các mô hình được bố trí tuần tự trên ô lớn, không lặp lại. Diện ô: 2500 m2.

3.2.2. Kỹ thuật canh tác và bảo vệ thực vật

- Kỹ thuật canh tác: Chủ yếu theo Quy phạm khảo nghiệm VCU giống bông (10 TCN 911: 2006), Quy trình kỹ thuật trồng bông (10 TCN 910 : 2006)

11

của Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn và Quy trình kỹ thuật sản xuất hạt giống bông lai của ngành bông.

Sử dụng thuốc trừ cỏ Roundup gốc Glyphosate cho các giống bông kháng thuốc trừ cỏ Roundup, với liều lượng thuốc và lượng nước phun cho một hecta trồng bông như sau: 2,5-3,0 lít Roundup 480SC + 400 lít nước. Khi cây bông

được khoảng 20-25 ngày tuổi trở lên và sinh trưởng tốt thì mới sử dụng thuốc Roundup để trừ cỏ. Phun thuốc phủđều lên toàn bộ bề mặt diện tích trồng bông (phun trùm lên cả cây bông) hoặc phun định hướng theo từng hàng (phun dưới rãnh). Phun thuốc lúc đất có đủđộẩm (có hiệu quả nhất đối với việc trừ cỏ dại).

- Phòng trừ sâu bệnh hại bông: Trừ sâu bệnh theo ngưỡng gây hại của từng loài sâu bệnh.

3.2.3. Phương pháp đánh giá khả năng kháng sâu xanh (Helicoverpa armigera) của các giống bông

¾ Đánh giá khả năng kháng sâu xanh của các giống bông trên thí nghiệm

đồng ruộng theo Quy phạm khảo nghiệm VCU giống bông (10 TCN 911: 2006):

Điều tra mật độ trứng và sâu tại ba định kỳ liên tục, định kỳ 7 ngày 1 lần; bắt đầu

điều tra vào thời điểm có mật độ trứng sâu xanh xuất hiện rõ nhất trên đồng ruộng. • Đối với các thí nghiệm so sánh giống và khảo nghiệm giống: trên mỗi ô thí nghiệm, theo dõi 5 cây cốđịnh ở 1 trong 2 hàng giữa, trừ các cây ở 2 đầu hàng; Đếm số lượng trứng và sâu để tính mật độ trứng và sâu trên 100 cây.

• Đối với các thí nghiệm trên ô lớn: mỗi công thức điều tra 50 cây, chia thành 10 điểm, mỗi điểm 5 cây, đếm số lượng trứng và sâu non có trên toàn cây.

¾ Đánh giá khả năng kháng sâu xanh của các giống bông trong phòngthí nghiệm: Mỗi công thức nuôi 90 con sâu non, chia làm 3 lần nhắc. Sâu non được

12

nuôi bắt đầu từ sâu tuổi 1 cho đến lúc vũ hóa. Sâu non được nuôi bằng các lá bông thành thục tại giai đoạn bông khoảng 45-50 ngày tuổi, trong các đĩa Peptri. Trong quá trình nuôi, thay lá hàng ngày và kiểm tra số lượng sâu chết trên các công thức để tính tỷ lệ sâu chết.

3.2.4. Phương pháp đánh giá khả năng kháng rầy xanh (Amrasca devastans) của các giống bông trên đồng ruộng

Đánh giá cấp rầy hại tại giai đoạn 70 ngày sau gieo và trước khi phun thuốc trừ rầy theo Quy phạm khảo nghiệm VCU giống bông (10 TCN 911: 2006), gồm các cấp sau:

Cấp Triệu chứng lá bị hại 0 Lá không bị hại

1 1/3 số lá trên cây có rìa cong nhẹ nhưng chưa biến màu 2 2/3 số lá trên cây cong nhẹ, rìa lá hơi vàng

3 Toàn bộ số lá trên cây cong nhẹđến cong vừa, rìa lá vàng 4 Toàn bộ số lá trên cây cong vừa và 1/3 số lá có rìa hoặc

phiến lá chuyển sang màu đỏ huyết dụ

5 Trên 2/3 số lá cháy đỏ hoặc 1/3 cháy khô rìa lá

3.2.5. Phương pháp đánh giá khả năng kháng thuốc trừ cỏ Roundup gốc Glyphosate của các giống bông trên đồng ruộng

Đánh giá khả năng kháng thuốc trừ cỏ của giống tại giai đoạn 3-6 ngày sau khi phun thuốc, theo cấp ngộ độc của Tiêu chuẩn European Weed Research System (EWRS) để tính tỷ lệ cây bị ngộđộc (cấp 2-9) và tỷ lệ chết (cấp 7-9).

Cấp Triệu chứng ngộđộc thuốc trừ cỏđối với cây bông 1 Cây khỏe mạnh, không thấy triệu chứng ngộđộc. 2 Ngộđộc rất nhẹ, cây hơi cằn cỗi, khó nhận dạng. 3 Ngộđộc nhẹ, dễ nhận biết.

4 Ngộđộc nặng hơn (như úa vàng, ...), có thểảnh hưởng đến năng suất. 5 Cây biến vàng, cháy lá nặng hoặc còi cọc, ảnh hưởng đến năng suất. 6 Cây biến vàng, còi cọc; năng suất bị thiệt hại nặng.

7-9 Triệu chứng ngộđộc tăng dần làm cây chết.

13

- Liều lượng thuốc trừ cỏ và lượng nước sử dụng cho 01 hecta gieo trồng bông: 3 lít Roundup 480SC + 400 lít nước.

- Xử lý thuốc trừ cỏ tại giai đoạn cây bông được 20-25 ngày tuổi bằng cách phun dung dịch thuốc phủđều lên cây bông.

Một phần của tài liệu nghiên cứu tạo giống bông lai ba có khả năng kháng sâu xanh, kháng rầy xanh và thuốc trừ cỏ (Trang 32 - 35)