5. Kết cấu của luận án
4.2.6. Hoàn thiện hệ thống sản phẩm dul ịch của tỉnh Hòa Bình
Hoàn thiện hệ thống sản phẩm du lịch của tỉnh nhằm tạo ra sức hút đối với du khách, định hướng quyết định mua của họ khi lựa chọn điểm đến du lịch cũng như các hoạt động chi tiêu tại điểm đến của du khách. Theo khảo sát của nghiên cứu sinh đối với đối tượng khách du lịch thì có đến 85% du khách cho rằng cần phát triển đa dạng hóa các sản phẩm du lịch tại Hòa Bình, đặc biệt quan tâm đến các sản phẩm du lịch đặc thù ở từng địa phương để tạo nên những nét khác biệt riêng có của từng khu, điểm du lịch. Việc đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch của tỉnh cũng là cách để khuyến khích khách hàng chi tiêu nhiều hơn ở các điểm đến, nhờ đó có thểđem lại hiệu quả về doanh thu du lịch của tỉnh ở mức cao hơn.
Các nội dung cụ thểđể thực hiện giải pháp này như sau:
Một là, xây dựng chính sách hỗ trợ phát triển sản phẩm du lịch, hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm nông nghiệp sạch, chế biến thực phẩm, hàng hóa tiêu dùng phục vụ nhu cầu của khách du lịch.
Hai là, tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vịđưa khách du lịch quốc tếđến tham gia các chương trình du lịch thiện nguyện; hỗ trợ phát triển loại hình du lịch cộng đồng tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
Ba là, có chính sách thu hút đầu tư phát triển những sản phẩm du lịch quy mô lớn, chất lượng cao, có sức cạnh tranh; đặc biệt là các loại hình và sản phẩm du lịch ưu tiên trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình và Khu du lịch quốc gia hồHòa Bình đến năm 2030.
Bốn là, tập trung thu hút đầu tư phát triển loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, thểthao, vui chơi giải trí chất lượng cao tại khu du lịch hồ Hòa Bình, huyện Mai Châu, Tân Lạc, Yên Thủy, Lạc Sơn,…; chú trọng thu hút đầu tư phát triển du lịch golf có lợi thế của tỉnh,… Tiếp tục đầu tư phát triển loại hình du lịch cộng đồng của đồng bào các dân tộc Mường, Thái, Dao, Tày, Mông.
Năm là, ban hành quy chế phối hợp khuyến khích các mô hình liên kết trong chuỗi cung ứng sản phẩm du lịch. Tăng cường kiểm soát chất lượng dịch vụ du lịch đảm bảo an ninh trật tự, an toàn vệsinh môi trường và phát triển bền vững.
Trách nhiệm của các sở, ban, ngành trong việc thực hiện giải pháp:
SởCông thương chịu trách nhiệm tham mưu cho UBND tỉnh chỉđạo phát triển sản xuất và tổ chức mạng lưới phân phối hàng hóa, đặc biệt là hàng thủ công mỹ nghệ, nông sản phục vụ khách du lịch; tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh đối với các làng nghề truyền thống, các
điểm du lịch cộng đồng. Hỗ trợ thực hiện các hoạt động khuyến công về phát triển các làng nghề, làng truyền thống tạo ra các sản phẩm hàng hóa, mặt hàng lưu niệm đặc trưng của các dân tộc tỉnh Hòa Bình phục vụ PTDL.
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tham mưu cho UBND tỉnh ban hành cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển lâm nghiệp đẩy mạnh chủtrương xã hội hóa nghề rừng, gắn bảo vệ phát triển rừng với phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái của tỉnh. Phối hợp xây dựng quy hoạch phát triển các làng nghề truyền thống để tạo ra các sản phẩm mang đặc trưng của Hòa Bình phục vụ khách du lịch; gắn chương trình phát triển nông nghiệp với PTDL; đầu tư đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm từnông, ngư nghiệp phục vụ du lịch.
Ban Dân tộc nghiên cứu tham mưu cho UBND tỉnh có chính sách xây dựng một số mô hình phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa một số sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống, nông sản của đồng bào dân tộc thiểu sốđể phục vụ khách du lịch. Phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích hỗ trợđồng bào dân tộc thiểu số phát triển các làng nghề, các điểm du lịch cộng đồng; đề xuất định hướng tạo các sản phẩm hàng hóa, mặt hàng lưu niệm đặc trưng của các dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình để phục vụ du lịch và thực hiện các tiểu dự án hỗ trợ phát triển sản xuất đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình 135.
Sở Y tế nghiên cứu, phát triển các dịch vụ y tế kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại có khảnăng phục vụ khách du lịch.