Các công trình nghiên cứu về dul ịch của tỉnh Hòa Bình

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch của tỉnh Hòa Bình (Trang 29 - 31)

5. Kết cấu của luận án

1.1.4. Các công trình nghiên cứu về dul ịch của tỉnh Hòa Bình

Theo tiếp cận của nghiên cứu sinh, trong thời gian qua, sốlượng các công trình nghiên cứu về du lịch của tỉnh Hòa Bình không nhiều. Phần lớn các công trình nghiên cứu là các đề tài NCKH cấp tỉnh và một sốít là các đề tài luận án tiến sĩ hoặc là đề tài nhánh thuộc đề tài NCKH cấp Nhà nước. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như: Các đề tài NCKH cấp tỉnh “Xây dựng mô hình phát triển du lịch sinh thái nông lâm kết hợp với dưỡng sinh chữa bệnh tại huyện Kim Bôi và huyện Mai Châu tỉnh Hòa Bình” của tác giả Lê Thạc Cán (2010); “Nghiên cứu đề xuất giải pháp đẩy mạnh liên kết giữa các doanh nghiệp kinh doanh du lịch tỉnh Hòa Bình hướng tới các tỉnh vùng Tây Bắc” của Đoàn Thanh Hải (2018), “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp

thu hút đầu tư phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình” của Bùi Ngọc Tú (2018); luận án tiến sĩ “Biến đổi văn hóa truyền thống của người Thái ở huyện Mai Châu, tỉnh Hòa

Bình” củaNguyễn Thị Hồng Tâm (2017), “Quản lý di sản văn hoá làng của người

Mường tỉnh Hòa Bình với phát triển du lịch (trường hợp xóm Mỗ 2, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong và xóm Ải, xã Phong Phú, huyện Tân Lạc)” của Đỗ Thị Thanh Hương (2018) và “Nghiên cứu giải pháp khoa học và công nghệ, xây dựng mô hình phục vụ bảo tồn và phát huy các giá trị di sản cho phát triển bền vững du lịch vùng lòng hồHòa Bình”, đề tài nhánh thuộc đề tài NCKH cấp Nhà nước trọng điểm “Khoa học và công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc” do TS. Hoàng Thị Thu Hương (2019) làm chủ nhiệm đề tài. Cụ thể:

Tác giả Lê Thạc Cán đã nêu lên tổng quan tình hình nghiên cứu trong lĩnh vực du lịch sinh thái, du lịch dưỡng sinh - chữa bệnh trong và ngoài nước; tiến hành điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng, tiềm năng phát triển mô hình du lịch sinh thái nông lâm và du lịch dưỡng sinh - chữa bệnh tại huyện Kim Bôi và Mai Châu cũng như toàn tỉnh Hòa Bình.

Tác giả Nguyễn Thị Hồng Tâm đã hệ thống hóa được một số lý luận về biến đổi văn hóa truyền thống, đóng góp cho việc xác định biểu hiện của biến đổi văn hóa truyền thống, đồng thời xác định được phương thức biến đổi văn hóa truyền thống trong PTDL.

Tác giảĐoàn Thanh Hải đã đánh giá thực trạng liên kết giữa các doanh nghiệp KDDL trên địa bàn tỉnh Hòa Bình và thực tế liên kết với các tỉnh thuộc vùng Tây Bắc. Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh liên kết giữa các doanh nghiệp KDDL tỉnh Hòa Bình với các tỉnh vùng Tây Bắc. Xây dựng cẩm nang hướng dẫn liên kết giữa các doanh nghiệp KDDL tỉnh Hòa Bình. Việc nghiên cứu thành công đề tài giúp các doanh nghiệp KDDL tỉnh Hòa Bình phân tích và đánh giá hiệu quả liên kết giữa các doanh nghiệp một cách đầy đủ và toàn diện. Việc liên kết các doanh nghiệp theo hướng phát triển chuỗi dịch vụ du lịch để tạo ra các sản phẩm du lịch đa dạng dựa trên các không gian du lịch sẵn có và những sản phẩm dịch vụđặc trưng mang bản sắc văn hóa Tây Bắc nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng. Đẩy mạnh liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp KDDL cũng có nghĩa là nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và góp phần PTDL của tỉnh Hòa Bình thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đồng thời, giúp các cơ quan QLNN về du lịch và các nhà quản trị doanh nghiệp có thể tìm ra giải pháp thích hợp nhằm đẩy mạnh liên kết giữa các doanh nghiệp KDDL trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, cũng như tính liên vùng với các doanh nghiệp thuộc các tỉnh Vùng Tây Bắc Việt Nam hướng tới PTDL bền vững.

Trong luận án tiến sĩ của mình, tác giảĐỗ ThịThanh Hương đã hệ thống hóa lý thuyết quản lý di sản văn hóa với PTDL; luận án phân tích thực trạng quản lý di sản văn hóa và PTDL ở xóm Ải, xã Phong Phú, huyện Tân Lạc và xóm Mỗ 2, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong, đề xuất các nhóm giải pháp khảthi để nâng cao giá trị di sản văn hóa làng của người Mường tỉnh Hòa Bình trong bối cảnh PTDL hiện nay.

Nhằm đề xuất được các giải pháp thu hút đầu tư PTDL, tác giả Bùi Ngọc Tú đã phân tích và đánh giá thực trạng thu hút đầu tư PTDL tỉnh Hòa Bình trong những năm vừa qua trên các phương diện duy trì và phát triển dựa trên điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả

thu hút đầu tư PTDL tỉnh Hòa Bình, từđó đóng góp vào phát triển KT-XH, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

Là một đề tài nhánh thuộc Đề tài NCKH cấp Nhà nước trọng điểm, tác giả Hoàng Thị Thu Hương (2019) và nhóm nghiên cứu đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về PTDL gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị di sản; đánh giá TNDL tự nhiên và di sản văn hóa phục vụ PTDL khu vực hồ Hòa Bình; phân tích hiện trạng, đánh giá ảnh hưởng và dự báo xu thế PTDL khu vực hồ Hòa Bình; tổ chức không gian, xây dựng các mô hình PTDL gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị di sản khu vực hồ Hòa Bình; đề xuất các giải pháp PTDL gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị di sản khu vực hồ Hòa Bình; xây dựng cơ sở dữ liệu và hệ thống bản đồ trong môi trường GIS phục vụ quảng bá và điều hành du lịch.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch của tỉnh Hòa Bình (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)