Tác động của cơ cấu Hội đồng quản trị đến mức độ chấp nhận rủi ro

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Mối quan hệ giữa quản trị công ty và mức độ chấp nhận rủi ro tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 70 - 74)

a) Quy mô HĐQT và mức độ CNRR

Các nhà lý thuyết ra quyết định chỉ ra rằng quy mô của nhóm ra quyết định và kết quả của quyết định có mối liên hệ với nhau. Trong nghiên cứu ở lĩnh vực tâm lý học xã hội, quyết định của một nhóm lớn được cho là “ít cực đoan” (less extreme) hơn bởi vì việc thuyết phục một nhóm lớn những người ra quyết định đưa ra một quyết định cực

đoan sẽ khó hơn nhiều so với một nhóm nhỏ (Kogan & Wallach, 1965). Trong kinh tế

học, Sah & Stiglitz (1986) cho rằng do “sự đa dạng về quan điểm” khi ra quyết định theo nhóm nên rất khó đểđạt được sự đồng thuận trong một nhóm lớn. Các nhóm lớn hơn có nhiều khả năng từ chối các dự án rủi ro hơn vì một dự án phải được số đông

thành viên trong nhóm coi là tốt trước khi được nhóm chấp nhận. Do vậy mà các quyết

định cuối cùng của các nhóm lớn mang tính ôn hòa và ít rủi ro hơn các nhóm nhỏ. Thống nhất với quan điểm trên, một số nghiên cứu cho thấy rằng HĐQT quy mô nhỏ hơn được cho là hiệu quả và năng suất hơn do ít gặp phải vấn đề giao tiếp và phối hợp (Lipton & Lorsch, 1992; Jensen, 1993). Khi HĐQT trở nên lớn hơn, công ty sẽ khó sắp xếp các cuộc họp HĐQT và để HĐQT đạt được sự đồng thuận. Kết quả là HĐQT lớn có quá trình ra quyết định chậm hơn và năng suất kém hơn. Vấn đề về giao tiếp và phối hợp trong HĐQT lớn không chỉ làm chậm quá trình ra quyết định mà còn làm giảm bớt tính cực đoan của các quyết định vì HĐQT lớn hơn cần có nhiều sự thương lượng và thỏa hiệp hơn đểđi đến quyết định cuối cùng. Do đó, các quyết định của HĐQT lớn hơn có xu hướng ít cực đoan hơn, tức là không tốt hoặc không xấu (Cheng, 2008). Điều này ngụ ý rằng công ty có HĐQT lớn hơn có thể trải nghiệm rủi ro ít hơn và dòng thu nhập của công ty cũng ít thay đổi hơn.

b) Sựđộc lập của HĐQT và mức độ CNRR

HĐQT là chìa khóa trong cấu trúc QTCT nhằm kiểm soát các nhà quản lý không đi chệch khỏi lợi ích của các cổđông (Fama & Jensen, 1983). Khả năng thực hiện được vai trò của một nhân tố quản trị hiệu quả của HĐQT phụ thuộc vào sựđộc lập của nó với hoạt động quản lý (Beasley, 1996; Dechow & cộng sự, 1996). Trong

đó, sự độc lập của HĐQT liên quan đến tỷ lệ các thành viên độc lập trong cơ cấu HĐQT. Các thành viên độc lập thường là các chuyên gia trong từng lĩnh vực, nhờđó họ có thể phát huy lợi thế chuyên môn đểđưa ra các tư vấn cho việc lựa chọn quyết

định của ban giám đốc (Fama & Jensen, 1983). thành viên HĐQT độc lập được tin tưởng rằng sẽ mang lại sự bảo vệ tốt nhất cho các cổ đông trong việc giám sát các hoạt động của ban giám đốc bởi vì hoạt động giám sát của họ độc lập của với hoạt

động quản lý (Baysinger & Butler, 1985; Dalton & cộng sự, 1998).

Từ góc nhìn của lý thuyết đại diện, có hai giả thuyết đối lập về tác động của thành viên HĐQT độc lập đến hành vi CNRR được đề cập, gọi là giả thuyết “theo đuổi rủi ro” và “né tránh rủi ro” (Jiraporn & Lee, 2017). Đầu tiên, có thể thấy đa số các cổ đông là những người thường xuyên nắm giữ một danh mục đầu tưđa dạng hóa. Trong khi đó các nhà quản lý công ty lại đặt hầu hết nguồn lực con người và lợi ích của mình gắn liền với công ty. Do đó các nhà quản lý gắn với rủi ro đặc thù của công ty nhiều hơn (Fama, 1980; Amihud & Lev, 1981). Sự kém đa dạng hóa khiến người quản lý gia tăng mức độ sợ rủi ro, dẫn đến các chiến lược của công ty ít rủi ro hơn. HĐQT độc lập

đại diện cho một nhân tố quản trị mạnh mẽ có thể thúc đẩy các nhà quản lý thực hiện các chính sách của công ty theo hướng chấp nhận nhiều rủi ro hơn (Jiraporn & Lee, 2017). Như vậy, quan điểm “theo đuổi rủi ro” lập luận rằng thành viên độc lập trong HĐQT dẫn đến rủi ro của công ty cao hơn.

Ngược lại, giả thuyết đối lập cho rằng các khuyến khích hay đãi ngộ của công ty là động lực thúc đẩy các nhà quản lý CNRR nhiều hơn, đặc biệt là những khuyến khích gắn liền với hiệu quả hoạt động của công ty. Một cơ chế quản trị hiệu quả

mạnh được kỳ vọng sẽ bảo vệ cổ đông khỏi việc chấp nhận các rủi ro không cần thiết (Jiraporn & Lee, 2017). Do đó, sự chi phối của thành viên độc lập trong HĐQT có thể tác động ngược chiều đến hành vi CNRR thông qua việc tư vấn và kiểm soát lựa chọn các chiến lược của công ty theo hướng ít rủi ro hơn (Baysinger & Hoskisson, 1990). Bên cạnh đó, trong một môi trường quản trị mạnh và hiệu quả

thì các nhà quản lý được hưởng ít quyền tự do hơn trong việc xây dựng các chính sách công ty. Với ít tự do hơn, các nhà quản lý có nhiều khả năng phải thỏa hiệp với các cổ đông, dẫn đến các “quyết định cân bằng” hơn, tức là các quyết định không thực sự tốt cũng không thực sự xấu. Những quyết định cân bằng như vậy dẫn

đến ít biến động hơn trong kết quả hoạt động của công ty, điều này phản ánh rủi ro thấp hơn (Adams & cộng sự, 2005). Như vậy, quan điểm “né tránh rủi ro” cho rằng sựđộc lập của HĐQT dẫn đến ít rủi ro hơn.

Như vậy, mối quan hệ giữa sựđộc lập của HĐQT và mức độ CNRR có thể là thuận chiều hoặc nghịch chiều, điều này phụ thuộc vào thành viên độc lập đang theo

đuổi xu hướng nào: khuyến khích rủi ro hay hạn chế rủi ro.

c) Chủ tịch HĐQT kiêm nhiệm tổng giám đốc (sự kiêm nhiệm) và mức độ CNRR

Chủ tịch HĐQT và tổng giám đốc có vị trí và vai trò khác nhau trong công ty. Chủ tịch HĐQT là người đứng đầu trong công ty có trách nhiệm điều hành HĐQT, tổng giám đốc có trách nhiệm điều hành các hoạt động kinh doanh của công ty dưới sự giám sát của HĐQT. Sự kiêm nhiệm xảy ra khi hai chức vụ chủ tịch HĐQT và tổng giám đốc cùng do một người nắm giữ (Rechner & Dalton, 1991).

Lý thuyết đại diện lập luận rằng lợi ích của cổđông cần được bảo vệ bằng cách tách biệt vai trò chủ tịch HĐQT và tổng giám đốc. Khi một người giữ cả hai vai trò là chủ tịch và tổng giám đốc điều hành thì quyền lợi của cổđông sẽ không được đảm bảo vì có thể tạo ra chủ nghĩa cơ hội cho nhà quản lý và làm mất tính đại diện. Bởi vì lý thuyết này cho rằng các nhà quản lý sẽ không hành động để tối đa hóa lợi ích của các cổ

đông trừ khi có một cơ chế giám sát phù hợp trong công ty (Jensen & Meckling, 1976). HĐQT có chức năng quan trọng trong cơ chế quản trị này, trong đó mối quan hệ giữa vị

trí chủ tịch HĐQT và giám đốc điều hành có vai trò then chốt (Tricker, 1984). Lợi ích của cổđông sẽ chỉđược bảo vệ khi chủ tịch HĐQT không giữ chức vụ tổng giám đốc

điều hành hoặc tổng giám đốc điều hành có cùng lợi ích với cổđông thông qua các ưu

đãi và thù lao thích hợp (Williamson, 1984).

Tuy nhiên, lý thuyết nhà quản lý lại có quan điểm ngược lại rằng lợi ích của cổđông

được tối đa hóa khi kết hợp cả hai vai trò này trong công ty (Donaldson & David, 1991). Lý thuyết nhà quản lý nhấn mạnh rằng yếu tố chính không phải là những khuyến khích bồi hoàn mà là cơ chế tạo điều kiện và trao quyền mới giúp cho nhà quản lý thực hiện được

điều này. Có nghĩa là khi quyền lực và trách nhiệm được tập trung vào một người thì người

đó sẽ có đủ quyền hạn và có trách nhiệm hơn đối với một vấn đề cụ thể. Kết hợp vai trò của chủ tịch HĐQT và tổng giám đốc điều hành sẽ nâng cao hiệu quả và năng suất, đem lại lợi nhuận vượt trội cho cổđông nhiều hơn so với tách biệt vai trò của chủ tịch HĐQT và tổng giám đốc điều hành.

Các thành viên HĐQT khi kiêm nhiệm các chức vụ trong ban giám đốc (bao gồm cả trường hợp chủ tịch HĐQT kiêm nhiệm Tổng giám đốc) cũng có thể có những quyền lực tương tự theo hai xu hướng nêu trên.

Như vậy, lập luận từ hai quan điểm của lý thuyết đại diện và lý thuyết nhà quản lý ngụ ý rằng tác động của sự kiêm nhiệm (các chức vụ trong ban giám đốc của thành viên HĐQT) đến mức độ CNRR của công ty có thể là nghịch chiều hoặc thuận chiều.

d) Thành viên nữ trong HĐQT và mức độ CNRR

Các tài liệu về các cân nhắc hành vi khẳng định tầm quan trọng của sự khác biệt giới tính trong việc ra quyết định của công ty (Adams & Ferreira, 2009; Gul & cộng sự, 2011; Huang & Kisgen, 2013; Liu & cộng sự, 2014).

Li & cộng sự (2013) nghiên cứu ảnh hưởng của văn hóa đến rủi ro công ty và cho thấy rằng rủi ro - tăng (giảm) với các nền văn hóa có liên quan đến chủ nghĩa cá nhân. Một sốđặc điểm nhất định như chủ nghĩa cá nhân và sự ác cảm rủi ro có thể tác động

đến suy nghĩ của cá nhân. Từđó, Khaw & cộng sự (2016) lập luận rằng các đặc điểm này dẫn đến sự khác biệt trong việc ra quyết định của nhà quản lý chẳng hạn quyết định CNRR trong công ty. Phụ nữ nói chung ít cá nhân hơn và có xu hướng tránh sự không chắc chắn hơn nam giới (Khaw & cộng sự, 2016). Điều này hàm ý rằng sựđa dạng giới tính trong HĐQT giúp làm giảm mức độ CNRR của công ty.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Mối quan hệ giữa quản trị công ty và mức độ chấp nhận rủi ro tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)