Thảo luận chung

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu bổ sung cơ sở khoa học về kỹ thuật trồng rừng phòng hộ trên các dạng lập địa chính vùng cát ven biển các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị (Trang 39)

3. Đối tượng, phạm vi và giới hạn nghiên cứu

1.3. Thảo luận chung

Hệ sinh thái rừng ven biển nói chung và hệ sinh thái rừng vùng cát ven biển nói riêng là những hệ sinh thái rất nhạy cảm, chịu sựtác động mạnh của các yếu tố tựnhiên, thường xuyên bị ảnh hưởng của các yếu tố thời tiết cực đoan, các loại hình thiên tai. Rừng bị tàn phá nghiêm trọng do con người, nạn chặt phá rừng, khai thác titan, sa khoáng, vật liệu xây dựng, nuôi tôm trên cát, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và đất rừng sang mục đích khác... là mối nguy hại nghiêm trọng ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng ven biển.

Rừng vùng cát ven biển là đối tượng rất đặc thù, ởnước ta trong thời gian gần đây đã có một số công trình nghiên cứu về trồng RPH vùng cát ven biển nhưngchưa có nhiều công trình nghiên cứu một cách có hệ thống và tương đối toàn diện từ xác định các dạng lập địa, lựa chọn loài cây trồng rừng và các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp cho các nhóm dạng lập địa, đặc biệt trồng rừng trên các dạng địa hình địa mạo khó khăn: cát mới bồi ven biển, bán ngập (bàu tró), cát di động, cát bán di động.

Cho đến nay các kỹ thuật trồng RPH trên đất cát ven biển đã áp dụng như trồng cỏ để chống cát bay, thay đất cát trong hố bằng đất đồi, bón cỏ rác trong hố, trồng bao quanh đồi từ chân lên đỉnh; trồng vào ngày có mưa đã được áp dụng từ lâu nhưng những khâu kỹ thuật khó được áp dụng do quá tốn kém công sức và tiền của (Vũ Văn Mễ, 1990; Đặng Văn Thuyết et al., 2005) [59], [95].

Thực tế cho thấy, các dự án trồng rừng vùng cát ven biển khó thiết lập được khu rừng ven biển liền dải, liền khoảnh; tỷ lệ thành rừng thấp, chưa đảm bảo khả năng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay ven biển... bởi các nguyên nhân chính như:

(i) Khó khăn về lập địa trồng rừng, đặc biệt trên các lập địa khó khăn như: cát mới bồi ven biển, bán ngập (bàu, tró), cát di động, cát bán di động, cát cốđịnh bán ngập và ngập mùa mưa, …

27

(ii) Hạn chế về các biện pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng (cơ cấu cây trồng chưa được lựa chọn thích hợp cho các nhóm dạng lập địa, cây con kém chất lượng, thiếu sự bảo vệ cây con khỏi các tác động vật lý (cát bay làm vùi lấp, trơ gốc...) trong giai đoạn phát triển quan trọng ban đầu, thiếu sự chọn lọc đa dạng loài và biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc phù hợp với đặc điểm, đặc trưng từng nhóm dạng lập địa;

(iii) Chưa có qui trình, biện pháp kỹ thuật gây trồng rừng cho những điều kiện nhóm dạng lập địa khác nhau, đặc biệt lập địa rất khó khăn (cát di động mạnh, cát bán di động, cát mới bồi ven biển...);

(iv) Đối tượng nghiên cứu (cây rừng) có đời sống dài, trong khi thời gian nghiên cứu ngắn (4 - 5 năm) nên các kết quảchưa đánh giá được một cách hệ thống. Ngoài ra, các nghiên cứu sau không kế thừa và nghiên cứu tiếp vấn đề của các nghiên cứu trước. Do vậy, các kết quả nghiên cứu không đồng nhất và chưa đánh giá một cách toàn diện;

28

CHƯƠNG 2

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu bổ sung cơ sở khoa học xây dựng tiêu chí và phân chia các nhóm dạng lập địa trồng rừng phòng hộ vùng cát ven biển

+ Cơ sở khoa học và thực tiễn xây dựng tiêu chí phân chia các nhóm dạng lập địa trồng rừng phòng hộ vùng cát ven biển;

+ Phân chia các nhóm dạng lập địa trồng rừng phòng hộ vùng cát ven biển.

- Đánh giá thực trạng các biện pháp kỹ thuật trồng rừng phòng hộ và sinh trưởng các lâm phần rừng trồng trên một sốdạng lập địa vùng cát ven biển

+Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp vùng cát ven biển;

+ Thực trạng các biện pháp kỹ thuật trồng rừng phòng hộ vùng cát ven biển; + Sinh trưởng một số loài cây trồng rừng chính vùng cát ven biển;

+ Thành công, tồn tại và bài học kinh nghiệm trong công tác trồng rừng, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ vùng cát ven biển.

- Nghiên cứu bổ sung một số biện pháp kỹ thuật trồng rừng phòng hộ trên các dạng lập địa vùng cát ven biển

+ Trồng rừng phòng hộ trên nhóm dạng lập địa II; + Trồng rừng phòng hộ trên nhóm dạng lập địa III1; + Trồng rừng phòng hộ trên nhóm dạng lập địa III2; + Trồng rừng phòng hộ trên nhóm dạng lập địa III3.

- Đánh giá hiệu quả phòng hộ của các đai rừng vùng cát ven biển

+ Tác dụng chắn gió; + Tác dụng chắn cát; + Tác dụng cải thiện đất;

+ Tác dụng hấp thụ và lưu trữ các bon.

- Đề xuất bổ sung một số biện phápkỹ thuật trồng rừngphòng hộphù hợp, hiệu quả và bền vững trên các nhóm dạng lập địa chính vùng cát ven biển

+ Cơ cấu loài cây trồng rừng phòng hộ trên các nhóm dạng lập địa; + Biện pháp kỹ thuật trồng rừng phòng hộ trên các nhóm dạng lập địa.

29

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Quan điểm, cách tiếp cận và phương pháp luận nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện các nội dung nghiên cứu, luận án sử dụng các phương pháp tiếp cận cơ bản, bao gồm: tiếp cận hệ thống và cấu trúc; tiếp cận quan sát, thực nghiệm; tiếp cận lịch sử và logic; tiếp cận phân tích và tổng hợp; tiếp cận đa ngành, đa lĩnh vực; đặc biệt là tiếp cận theo các nhóm dạng lập địa ... Hệ thống nông lâm nghiệp bao gồm các yếu tố tự nhiên, sinh học và kinh tế(Đào Thế Tuấn, 1984) [80]. Lập địa là một phức hợp các yếu tố tạo nên hoàn cảnh sống của sinh vật, bao gồm các thành phần chính như thổnhưỡng, địa hình, khí hậu và thế giới động thực vật, con người (Ngô Đình Quế, 2010; Ngô Đình Quế & Nguyễn Xuân Quát, 2012) [73], [74]. RPH chắn gió, chắn cát bay nhằm giảm cường độ gió, chắn cát di động, bảo vệ sản xuất nông nghiệp, bảo vệcác khu dân cư, khu đô thị, vùng sản xuất và các công trình khác (Bộ KH&CN, 2018) [9]. Diện tích RPH chắn gió, chắn cát bay gồm diện tích rừng và đất lâm nghiệp quy hoạch theo quy định của Nhà nước nhằm mục đích chủ yếu là bảo vệ và phát triển RPH chắn gió, chắn cát bay (Luật Lâm nghiệp, 2017; Thủtướng Chính phủ, 2015) [75], [91].

30

Như vậy, RPH chắn gió chắn cát bay là rừng được bảo vệ và phát triển để duy trì các chức năng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay ven biển. Trong phạm vi của luận án, việc nghiên cứu cơ sở khoa học về kỹ thuật trồng RPH trên vùng cát ven biển được giới hạn ở hai vấn đề chính: (i) bổsung cơ sở khoa học để phân chia nhóm dạng và dạng lập địa và (ii) bổ sung một sốcơ sở khoa học về kỹ thuật trồng RPH trên các nhóm dạng lập địa đã phân chia. Vềphương pháp luận, luận án phân chia nhóm dạng lập địa trước, trong mỗi nhóm dạng lập địa chọn một số dạng lập địa đểđánh giá thực trạng các loài cây trồng RPH phân bố trên các dạng lập địa nào? biện pháp kỹ thuật trồng rừng áp dụng như thế nào? Qua đó đánh giá những hạn chế về kỹ thuật trồng rừng, làm cơ sở nghiên cứu bổ sung một số kỹ thuật trồng rừng phù hợp và hiệu quả trên một số dạng lập địa đã phân chia. Trồng rừng phòng hộ vùng cát ven biển là trồng rừng mới trên một số dạng lập địa chưa có rừng, do dó cần phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật trồng RPH theo hướng thâm canh (ở đây tập trung vào kỹ thuật làm đất, bón phân kết hợp với chất giữẩm).

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật sử dụng

a) Phương pháp kế thừa các tài liệu thứ cấp

Để thực hiện được các nội dung nghiên cứu, luận án tiến hành thu thập và kế thừa các dữ liệu đã có; các công trình, kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến các vấn đề nghiên cứu chính của luận án. Cụ thể: (i) cơ sở dữ liệu vềđiều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội khu vực nghiên cứu; (ii) các Quyết định, Nghị định, văn bản của Trung ương, địa phương có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu (về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, đất rừng vùng ven biển...); (iii) các kết quả, công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan (trồng rừng phòng hộ vùng ven biển...); (iv) cơ sở dữ liệu các loại bản đồ thành phần khu vực nghiên cứu (bản đồđịa hình, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng rừng và đất rừng vùng ven biển, bản đồ loại đất, bản đồ quy hoạch 3 loại rừng vùng ven biển khu vực nghiên cứu...).

b) Phương pháp nghiên cứu bổ sung cơ sở khoa học xây dựng tiêu chí và phân chia các nhóm dạng lập địa trồng rừng phòng hộ vùng cát ven biển

Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thành đất cát ven biển (Phan Liêu, 1981) [52], kết quả phân chia lập địa vùng cát ven biển (Đặng Văn Thuyết, 2004) [93], phân loại đất và ký hiệu dùng cho bản đồ đất tỷ lệ lớn (1/5.000 - 1/25.000) (Bộ KH&CN, 2012) [8], điều kiện lập địa trồng rừng Keo lá tràm (Bộ KH&CN, 2019a) [10], điều kiện lập địa trồng rừng Keo chịu hạn (Bộ KH&CN, 2019b) [11], … Theo đó,dựa trên các tiêu chí về: (i) dạng địa hình, địa mạo; (ii) chế độ nước; (iii) loại đất;

31

và (iv) thực vật chỉ thị, (Đặng Văn Thuyết, 2004) [93] đã phân chia vùng cát ven biển BTB thành 3 nhóm dạng lập địa (nhóm dạng lập địa I, II, và III) với 21 dạng lập địa. Luận án kế thừa và tạm thời dùng kết quả phân chia các dạng lập địa đất cát ven biển trên, đồng thời kế thừa các tài liệu về hiện trạng sử dụng đất, địa hình địa mạo, đất đai, … tiến hành điều tra, khảo sát theo các tuyến dọc ven biển, vùng giữa và vùng trong giáp nội đồng; kết hợp các tuyến ngang từ phía trong giáp nội đồng ra biển trên vùng cát ven biển khu vực nghiên cứu để nắm bắt tình hình chung của 3 nhóm dạng lập địa, kết hợp bố trí nghiên cứu điểm trên các dạng lập địa điển hình để thu thập số liệu về tính chất đất, mô tả dạng địa hình địa mạo, sinh trưởng của các loài cây trồng RPH vùng cát ven biểnkhu vực nghiên cứu.

* Xác định các tiêu chí, chỉ tiêu phân chia lập địa vùng cát ven biển

Trong phạm vi nghiên cứu, luận án xác định các nhân tố chính ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng phát triển của các loài cây trồng rừng và khảnăng phòng hộ của các đai rừng vùng cát ven biển, bao gồm 5 tiêu chí chủ yếu đánh giá tiềm năng sản xuất của đất vùng cát ven biển như sau:

(i) Địa hình, địa mạo được chia thành 4 dạng: đụn cát di động (Đ), cồn cát bán di động (C), cồn cát, bãi cát cốđịnh (B) và cồn cát, bãi cát nhân tác (NT).

(ii) Loại đất cát được chia thành 2 loại chính: cồn cát trắng, vàng (Cc) và đất cát biển (C).

(iii) Độ cao của các loại đất cát được chia thành 4 cấp độ cao: dưới 1m (H1); từ 1m đến < 5m (H2); từ5m đến < 15m (H3) và trên 15m (H4).

(iv) Khảnăng thoát, giữnước của đất cát (có liên quan chặt chẽ tới độcao địa hình và mực nước ngầm ở gần hay xa mặt đất) được chia thành 5 loại: không ngập (K), ẩm ướt mùa mưa (A), ẩm ướt quanh năm (An), bán ngập mùa mưa (M) và ngập thường xuyên (N).

(v) Thảm thực vật chỉ thịđược chia thành 5 dạng: không có cây cỏ (T1); cỏ chịu hạn, cây bụi chịu hạn (T2); trảng truông, rú (T3); cỏưa ẩm, chịu ẩm, cây bụi chịu ẩm (T4); và sau khai thác rừng trồng vùng cát (T5).

c) Phương phápđánh giáthực trạngcác biện pháp kỹ thuật trồng rừng phòng hộ và

sinh trưởng các lâm phần rừng trồng trên một sốdạng lập địa vùng cát ven biển

* Đánh giá thực trạng các biện pháp kỹ thuật trồng rừng phòng hộ vùng cát ven biển

Trên cơ sởđánh giá thực trạng các biện pháp kỹ thuật trồng RPH vùng cát ven biển khu vực nghiên cứu, luận án tham vấn các Sở NN&PTNT, Ban quản lý RPH ven

32

biển tại 3 tỉnh và tiến hành điều tra, khảo sát và thu thập thông tin thông qua công cụ PRA (phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân) và RRA

(phương pháp đánh giá nhanh nông thôn). Phỏng vấn cán bộđịa phương, hộgia đình (HGĐ) bằng phiếu câu hỏi thiết kế trước. Tổng số phiếu điều tra 180 phiếu (30 phiếu/xã x 2 xã/huyện x 1 huyện/tỉnh x 3 tỉnh), cụ thể:

+ Phỏng vấn cán bộđịa phương về một số vấn đềcó liên quan như: hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp, cơ cấu các loài cây trồng RPH vùng cát ven biển; những thành công, tồn tại và bài học kinh nghiệm trong công tác trồng rừng, bảo vệ và phát triển rừng; những định hướng và giải pháp chung của địa phương để phát triển RPH vùng cát ven biển trong thời gian tới.

+ Phỏng vấn HGĐ: tiến hành phỏng vấn HGĐđại diện theo bảng hỏi cấu trúc được xây dựng trước tại các điểm nghiên cứu. HGĐ điều tra đại diện nhất về sự phụ thuộc sinh kế vào nguồn tài nguyên rừng và đất rừng vùng cát ven biển (hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp vùng cát ven biển như: tham gia nhận khoán bảo vệ và phát triển rừng, tham gia các dự án trồng RPH vùng cát tại địa phương, …).

* Đánh giá sinh trưởng một số loài cây trồng rừng phòng hộ vùng cát ven biển

- Lựa chọn điểm nghiên cứu: căn cứ vào kết quả phân chia nhóm dạng lập địa và dạng lập địa; kết quảđiều tra đánh giá và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, bản đồ hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp khu vực nghiên cứu, luận án lựa chọn và lập các OTC điển hình, tạm thời cho một số dạng lập địa và cho các loài cây trồng RPH chính. Kích thước OTC 500m2/ô (ô hình chữ nhật, chiều dài 25m song song với đường bờ biển và chiều rộng 20m). Lập 03 OTC/loài cây/dạng lập địa/tuổi lâm phần. Tổng số OTC là 87 ô (chi tiết tại Bảng 2.1).

- Điều tra, thu thập số liệu: trong mỗi OTC đo đếm số cây và các chỉ tiêu sinh trưởng về chu vi gốc (D0, cm) đối với các lâm phần tuổi 1, tuổi 2; chu vi tại vị trí 1.3m (D1.3; cm) cho các lâm phần còn lại, chiều cao vút ngọn (HVN, m) và đường kính tán (DT, m) theo 2 hướng Đông Tây – Nam Bắc vuông góc của tất cả các cây trong ô.

Trong mỗi OTC đào 03 phẫu diện chính, phân bố đều trên ô. Tại mỗi phẫu diện lấy mẫu đất ở các độ sâu: T1 (từ0cm đến 20cm); T2 (từ21cm đến 40cm) và T3 (trên 40cm). Mẫu đất được lấy đều ởcác độ sâu và trộn đều ở 3 phẫu diện ở cùng độ sâu trong mỗi OTC. Mỗi mẫu lấy 0,5kg đất/mẫu, cho vào túi ni lông ghi rõ nhãn (tên mẫu, độsâu, địa điểm lấy mẫu, ngày lấy mẫu, …), sau đó mang về phân tích tại phòng thí nghiệm – Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng.

33

Bảng 2.1. Sốlượng OTC theo huyện, loài cây, dạng lập địa và tuổi lâm phần

Một số chỉtiêu lý hóa tính đất và phương pháp phân tích tương ứng được tổng hợp trong Bảng 2.2 sau:

Bảng 2.2. Một số chỉ tiêu lý hóa tính đất và phương pháp phân tích tương ứng

TT Chỉ tiêu

phân tích Đơn vị Phương phápphân tích

1 pH KCl - TCVN 5979:2007 2 OM % TCVN 6644:2000 3 N tsố % TCVN 6498:1999 4 Ndễ tiêu mg N/100g TCVN 5255:2000 5 P2O5tsố % TCVN 8940:2011 6 P2O5 dễ tiêu mg P2O5 /100g TCVN 5256:2009 8 K2Odễ tiêu mg K2O /100g TCVN 8662:2010 TT Huyện/ Tỉnh Loài cây

trồng rừng Dạng lập địa lâm phầnTuổi SốOTC lượng

1

Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh)

Phi lao BCH2AT4 2 3

2 BbCH1AnT4 25 3

3 Keo lá tràm BCcH2AT4 7 3

4 Keo lá liềm BCcH2AT5 1, 2 6

5 Lệ Thủy (Quảng Bình) Phi lao BCH2AT4 2 3 6 BCcH2KT2 2 3 7 BCH2KT2 2, 6, 10, 15 12 8 CCcH2KT2 2 3 9 CCcH3KT1 5, 10 6 10 CCcH3KT2 2 3 11 Keo lá tràm BCcH2KT2 6, 7, 8, 9, 10, 13 18 12 CCcH3KT2 2 3 13 Keo lá liềm CCcH2KT2 2 3 14 Triệu Phong (Quảng Trị) Phi lao BCcH2KT2 2 3 15 CCcH2KT2 2 3 16 Keo lá tràm BCcH2AT2 9 3 17 BCcH2KT2 7 3

18 Keo lá liềm BCcH2AT4 8, 10 6

34

TT Chỉ tiêu

phân tích Đơn vị Phương phápphân tích

9 Thành phần cấp hạt Cát thô 2,0 - 0,2 mm TCVN 8567:2010 Cát mịn 0,2 - 0,02 mm Limon 0,02 - 0,002 mm Sét < 0,002mm

d) Phương pháp nghiên cứu bổ sung một số biện pháp kỹ thuật trồng rừng phòng hộ trên các nhóm dạng lập địa vùng cát ven biển

* Phương pháp chung áp dụng cho các thí nghiệm trồng rừng phòng hộ

Thí nghiệm các biện pháp kỹ thuật trồng rừng phòng hộ trên các nhóm dạng lập địa vùng cát ven biển bao gồm 3 thí nghiệm phân bón lót kết hợp chất giữẩm đến sinh trưởng của cây trồng rừng trên các nhóm dạng lập địa vùng cát ven biển. Các thí nghiệm đều được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ 4 công thức thí nghiệm (CTTN),

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu bổ sung cơ sở khoa học về kỹ thuật trồng rừng phòng hộ trên các dạng lập địa chính vùng cát ven biển các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)