Phát triển thêm các sản phẩm mới ,dịch vụ mớ

Một phần của tài liệu tai 1 (Trang 50 - 53)

với tín dụng tiêu dùng thì Ngân hàng ngoài việc đa dạng hóa sản phẩm CVTD , Ngân hàng cũng cần cải tiến các sản phẩm CVTD hiện tại vì nhu cầu con người thì rất đa dạng và ngày càng tăng lên. Để đáp ứng được nhu cầu này và tăng DS cho vay, chúng ta không nên tập trung vào những sản phẩm hiện tại mà chúng ta không ngừng khai thác những sản phẩm mới. Nhằm khai thác thêm nhiều khách hàng mới, nhưng phải đảm bảo được nguồn vốn cho vay, và phải làm sao thoả mãn được nhu cầu của khách hàng.Hiện nay sản phẩm cho vay tiêu dùng tại NHNo & PTNT nam sài gòn là xây dựng, sửa chữa nhà, mua xe máy, sắm tivi, tủ lạnh… Nên ngân hàng cần phải khai thác thêm nhiều sản phẩm mới như: Mua ôtô, đi du học du lịch… Đây là những sản phẩm mới mẽ và có giá trị lớn.Một khi sản phẩm ra đời thì ngân hàng cần phải cho người dân biết được những sản phẩm củamình. Muốn vậy ngân hàng càn phải quảng cáo giới thiệu những sản phẩm của mình trên các phương tiện thông tin đại chúng. Ngoài ra cán bộ ngân hàng có thể xuống đến tận người dân để giới thiệu sản phẩm của mình. Bên cạnh giới thiệu những sản phẩm của mình ngân hàng cần phải phải thường xuyên có công việc thăm dò ý kiến của khách hàng về chất lượng dịch vụ, những nhu cầu mới của khách hàng để hoàn thiện hơn nữa chất lượng dịch vụ và nghiên cứu cho ra đời các sản phẩm CVTD phù hợp hơn.3.2.6. Cải tiến quy trình và kỹ thuật nghiệp vụ tín dụng

Cũng như hoạt động tín dụng thông thường, tín dụng tiêu dùng cũng gặp nhiều rủi ro vì vậy muốn nâng cao hiệu quả tín dụng nói chung và tín dụng tiêu dùng nói riêng Ngân hàng cần phải:

 Tăng cường công tác thẩm định cho vay:

Trong hoạt động tín dụng tiêu dùng của Ngân hàng có vô số các rủi ro khác nhau có thể dẫn đến việc không trả nợ đúng hạn của khách hàng. Các rủi ro này có thể dự đoán trong quá trình thẩm định cho vay. Có hai yếu tố quan trọng để ra quyết định cho vay đối với một khách hàng là :Khả năng trả nợ của khách hàng và thái độ trả nợ của khách hàng.

Hai yếu tố này thể hiện qua 6 chỉ tiêu: Năng lực, uy tín, vốn, tài sản thế chấp, điều kiện hoạt động, khả năng kiểm soát vốn của Ngân hàng.

 Tăng cường chất lượng và hiệu quả nguồn thông tin.

Các nguồn thông tin mà Ngân hàng phải khai thác triệt để trước khi quyết định cho vay đối với một khách hàng:Từ hồ sơ mà khách hàng cung cấp,đểngân hàng có thể biết được năng lực của khách hàng, khả năng tài chính, tính hợp pháp và khả thi của phương án vay. Do đó việc sử dụng tốt các công cụ phân tích, khả năng đánh giá tốt có thể khai thác tới 20% thông tin từ khách hàng.

Từ hồ sơ lưu trữ tại Ngân hàng: Nếu là khách hàng cũ thì thông tin lưu trữ những lần vay trước là rất quan trọng. Để dễ thấy thái độ trả nợ và khả năng trước nay như thế nào.Từ trung tâm phòng ngừa rủi ro của Ngân hàng nhà nước CIC: có thể thấy được dư nợ hiện tại của khách hàng tại các tổ chức tín dụng, qua đó đánh giá được khả năng trả nợ của khách hàng và đặc biệt là sự trung thực của khách hàng – cho thấy thái độ trả nợ của người vay.

Tăng cường tái xét, quan sát khoản cho vay Đối với những khoản vay có giá trị lớn như cho vay các sản phẩm YOUhouse, YOUcar và các hồ sơ vay trung dài hạn thì việc thẩm định cho vay phải thông qua nhiều phòng chuyên môn. Ngân hàng nên thành lập phòng quản lý rủi ro có chất lượng cao với những người có trình độ cao và có nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực tiêu dùng, am hiểu về giá của mục đích vay vốn. Ngân hàng nên thẩm định qua nhiều phòng, đầu tiên là phòng quan hệ khách hàng thẩm định sơ bộ, sau đó chuyển cho phòng quản lý rủi ro thẩm định chính, cuối cùng là hội đồng tín dụng sẽ thẩm định cuối cùng. Ngoài ra thẩm định tài sản đảm bảo nên để cho phòng thẩm định giá làm. Như vậy việc cho vay những khoản vay lớn giảm rủi ro tới tối thiểu, hiệu quả cho vay cao hơn.

Qua quá trình tìm hiểu thực tế hoạt động tín dụng ,tình hình hoạt động của chi nhánh cũng như thực trạng tín dụng của các NHTM khác trên địa bàn Quận 7 tôi xin có một số kiến nghị sau:

Một phần của tài liệu tai 1 (Trang 50 - 53)