Ngành Thông tin và Truyền thông

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức và ngành thông tin và truyền thông (Trang 49 - 50)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.1. Ngành Thông tin và Truyền thông

Công nghệ thông tin & truyền thông thường được gọi là ICT (viết tắt của Information & Communication Technology), là cụm từ thường dùng như từ đồng nghĩa rộng hơn cho công nghệ thông tin (IT), nhưng thường là một thuật ngữ chung để nhấn mạnh vai trò của truyền thông hợp nhất và sự kết hợp của viễn thông (đường dây điện thoại và tín hiệu không dây), hệ thống quản lý tòa nhà thông minh và hệ thống nghe-nhìn trong công nghệ thông tin hiện đại.

ICT bao gồm tất cảcác phương tiện kỹ thuật được sử dụng để xử lý thông tin và trợ giúp liên lạc, bao gồm phần cứng và mạng máy tính, liên lạc trung gian cũng như là các phần mềm cần thiết. Mặt khác, ICT bao gồm IT cũng như là điện thoại, phương tiện truyền thông, tất cả các loại xử lý âm thanh và video, điều khiển dựa trên truyền tải và mạng và các chức năng giám sát.

Từ đó ta có thể hiểu đơn giản ICT là sự kết hợp của công nghệ thông tin và công nghệ truyền thông nhằm tạo nên sự kết nối và chia sẻ dữ liệu với nhiều hình thức khác nhau.

Ở Việt Nam hiện nay, cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực thông tin và truyền thông được giao cho Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý. Tiền thân là Bộ Văn hóa và Thông tin theo quyết định số 96 NQ/QHK6 của ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa VI phê chuẩn việc hợp nhất Tổng cục Thông tin và Bộ Văn hóa. Tháng 8/2007, Bộ Thông tin và Truyền thông được thành lập trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của BộBưu chính, Viễn thông và tiếp nhận thêm chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về báo chí, xuất bản từ Bộ Văn hóa – Thông tin. Lịch sử ngành Thông tin và Truyền thông Việt Nam lại bước sang một trang mới. Việc thành lập Bộ Thông Tin và Truyền Thông thể hiện tư duy mới trong quản lý đa ngành, đa lĩnh vực theo hướng tinh gọn bộ máy quản lý hành chính, tăng tính trách nhiệm và hiệu quả quản lý phù hợp với xu thế phát triển và hội tụ giữa công nghiệp nội dung và hạ tầng truyền thông của thế giới.

41

Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về báo chí; xuất bản, in, phát hành; bưu chính; viễn thông; tần số vô tuyến điện; công nghệ thông tin, điện tử; phát thanh và truyền hình, thông tin điện tử, thông tấn, thông tin đối ngoại, thông tin cơ sở và quản lý nhà nước các dịch vụcông trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.

Các lĩnh vực bưu chính, viễn thông – Internet, công nghệ thông tin, báo chí, xuất bản đã tạo động lực mới cho phát triển kinh tế xã hội và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Lĩnh vực công nghệ thông tin đã có bước phát triển tích cực, ứng dụng công nghệ thông tin trong xã hội đang ngày càng phổ biến, những lợi ích đem lại cho xã hội ngày càng lớn. Hoạt động báo chí, xuất bản và phát hành đã có bước chuyển mới theo đúng định hướng của Đảng, Nhà nước.

Với vai trò là một bộ dẫn dắt công cuộc chuyển đổi số nhằm phát triển nền kinh tế số, xây dựng xã hội số, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có chiến lược và định hướng chính sách phát triển với tầm nhìn: Ngành Thông tin và Truyền thông trong giai đoạn mới với hai sứ mạng: Tạo ra niềm tin, đồng thuận xã hội và khát vọng dân tộc; Thúc đẩy chuyển đổi số, công nghệ số vào mọi lĩnh vực, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tạo ra sự tăng trưởng, tăng năng suất lao động, đưa Việt Nam thoát bẫy thu nhập trung bình, thành nước phát triển.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức và ngành thông tin và truyền thông (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)