Đặc điểm về điều kiện tự nhiên và hành chính

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ (Trang 47 - 50)

7. Nội dung các chƣơng

2.1.2. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên và hành chính

2.1.2.1. Vị trí địa lý và hành chính

Yên Lập là huyện miền núi ở phía Tây Bắc của tỉnh Phú Thọ, cách trung tâm thành phố Việt Trì khoảng 70 km, có toạ độ địa lý từ 21013’ đến 21033’ vĩ độ Bắc và từ 104052’ đến 105010’ kinh độ Đông. Tổng diện tích tự nhiên là 43783,62 ha, với 17 đơn vị hành chính (16 xã và 01 thị trấn) bao gồm các xã: Mỹ Lung, Mỹ Lương, Lương Sơn, Xuân An, Trung Sơn, Xuân Viên, Xuân Thủy, Hưng Long, Thượng Long, Phúc Khánh, Đồng Thịnh, Ngọc Lập, Ngọc Đồng, Minh Hòa, Đồng Lạc và thị trấn Yên Lập. Địa giới hành chính giáp các tỉnh, huyện: Phía Đông giáp huyện Cẩm Khê và huyện Tam Nông (Phú Thọ), phía Tây giáp huyện Văn Chấn (Yên Bái), phía Nam giáp huyện Thanh Sơn, Tân Sơn (Phú Thọ) và phía Bắc giáp

huyện Hạ Hoà (Phú Thọ).

2.1.2.2. Địa hình

Yên Lập là huyện miền núi, địa hình đa dạng và phức tạp, có nhiều dãy núi cao, độ dốc lớn, hệ thống suối, khe, ngòi hẹp và dốc lại phân bố không đều làm cho địa hình bị phân cách mạnh. Địa bàn huyện có thể phân thành 3 tiểu vùng chính.

- Tiểu vùng 1: các xã vùng hạ huyện (vùng thấp): Là vùng địa hình núi thấp, đồi cao gồm các xã Minh Hoà, Đồng Lạc, Ngọc Đồng, Ngọc Lập, Phúc Khánh phù hợp cho phát triển các loại cây công nghiệp lâu năm (chè) và cây nguyên liệu giấy, đồng thời sản xuất chế biến vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, do địa hình phân cách nên việc phát triển hệ thống thủy lợi gặp nhiều khó khăn.

- Tiểu vùng 2: Các xã vùng trung huyện (vùng giữa) gồm các xã: Xuân Viên, Xuân Thủy, Hưng Long, Đồng Thịnh, Thương Long và thị trấn Yên Lập. Đây là vùng thung lũng được tạo bởi hai sườn núi cao phía Đông và Tây huyện, đất được hình thành do bồi tụ trong quá trình phong hoá có thành phần cơ giới chủ yếu là đất thịt trung bình và thịt nặng, phù hợp cho phát triển sản xuất cây lương thực (lúa, ngô) theo hướng chuyên canh và thâm canh cao, phát triển những giống lúa chất lượng cao; đồng thời phát triển công nghiệp chế biến nông sản và dịch vụ.

- Tiểu vùng 3: Các xã vùng thượng huyện, gồm các xã Mỹ Lung, MỹLương, LươngSơn, Xuân An, Nga Hoàng và Trung Sơn. Trong tiểu vùng có một số khoáng sản và một vài điểm danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử. Do vậy tiểu vùng này phù hợp với phát triển lâm nghiệp với các loại cây lấy gỗ và cây đặc sản có giá trị kinh tế cao; phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp; phát triển dịch vụ du lịch và có thể khai thác quặng sắt ở xã LươngSơn, Xuân An.

2.1.2.3. Khí hậu, thủy văn và sông ngòi

Yên Lập nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 22,5°C, cao nhất 39°C và thấp nhất 4-5°C. Có hai mùa chính: Mùa đông lạnh và khô hạn, kéo dài từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau với nhiệt độ trung bình 14,2°-18°; mùa hè nóng và mưa nhiều, kéo dài từ tháng 6 đến tháng 9 với nhiệt độ trung bình 28-30°C. Lượng mưa trung bình năm là 1.570 mm.

Chế độ thủy văn phụ thuộc vào cấu tạo địa hình. Mực nước trong các suối, khe, ngòi, hồ chưá nước trong địa bàn huyện lên xuống thất thường, đột ngột phụ thuộc vào các trận mưa lớn trong mùa mưa. Nhìn chung, chếđộ khí hậu và thủy văn trên địa bàn tương đối khắc nghiệt, gây không ít khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và cho đời sống của người dân trong huyện.

2.1.2.4. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên

- Quỹ đất đai: Tổng diện tích tự nhiên của Yên Lập là 43.746,5 ha, chiếm 12,41% diện tích tự nhiên của tỉnh Phú Thọ. Trong tổng diện tích đất tự nhiên đất đai là 39.288,26 ha chiếm 89,62%. Trong tổng diện tích đất đai , đất sản xuất nông nghiệp là 11.189,42 ha chiếm 25,52%; đất lâm nghiệp là 27.086,41 ha chiếm 61,79% và đất nuôi trồng thủy sản là 1.010,04 ha chiếm 2,30%. Trong diện tích đất sản xuất nông nghiệp, đất trồng cây hàng năm là 5.073,10 ha, chỉ chiếm 11,57%. Đất phi nông nghiệp của huyện có 4.348,81 ha, chiếm 9,92% diện tích đất tự nhiên, trong đó đất ở là 783,32 ha chiếm 1,79%; đất chuyên dùng là 2067,32 ha, đất quốc phòng an ninh là 1196,47 ha và đất dùng vào mục đích công cộng 777.19 ha. Đất chưa sử dụng của huyện có diện tích là 200,55 ha chiếm 0,46 % tổng diện tích tự nhiên. Với quỹ đất như trên, huyện Yên Lập có nhiều thuận lợi trong phát triển nông nghiệp, đặc biệt là cây lâm nghiệp và cây công nghiệp lâu năm.

- Tài nguyên khoáng sản, nước:

Theo số liệu điều tra vềđịa chất và báo cáo thuyết minh dự án khảo sát đo đạc xác định khu vực quản lý khai thác và bảo vệ khoáng sản trên địa bàn huyện thì Yên Lập có tổng số18 điểm mỏ và điểm quặng nằm rải rác ở các xã trong huyện, trong đó có 9 mỏ đá. Các mỏ khoáng sản trên địa bàn huyện hầu hết chưa được điều tra, khảo sát, đánh giá chính xác trữ lượng và chất lượng. Qua thăm dò ước tính trữ lượng và chất lượng các mỏ này đều ở mức trung bình và nhỏ, tuy nhiên đây sẽ là nguồn tài nguyên quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế của huyện.

Nguồn tài nguyên nước huyện Yên Lập không lớn kể cả nước mặt và nước ngầm, nguồn nước ít bị ô nhiễm, nguồn nước ngầm có chất lượng tốt cho sinh hoạt và phục vụ sản xuất.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)