Giải pháp khác

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ (Trang 100 - 103)

7. Nội dung các chƣơng

3.2.4. Giải pháp khác

3.2.4.1. Tăng cường quản lý cán bộ và kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về đất

- Đội ngũ công chức chuyên trách vềlĩnh vực đất đai của huyện Yên Lập hiện nay vẫn còn yếu về chuyên môn nghiệp vụ. Vì vậy, chính quyền huyện cần có những biện pháp đào tạo cho công chức khi thực hiện QLNN vềđất đai.

- Đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ cho các cơ quan chuyên môn quản lý đất đai của chính quyền huyện: Phòng TN&MT, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Yên Lập. Từng cơ quan chuyên môn rà soát chức năng, nhiệm vụtheo hướng

dẫn của Trung ương, UBND tỉnh Phú Thọ, Sở TN&MT, Sở Nội vụ theo tinh thần cải cách thủ tục hành chính, tăng cường trách nhiệm và tự chịu trách nhiệm. Tập trung công việc về đầu mối, liên quan đến đất đai chỉ có cơ quan TN&MT tham mưu; xây dựng quy chế phối hợp giải quyết công việc giữa các phòng, ban trong huyện. Các vấn đề này phải được công bố trên trang thông tin điện tử của huyện Yên Lập để các tổ chức, cá nhân biết liên hệ công việc.

- Hàng năm phải xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá kết quả công tác; khen thưởng, kỷ luật phải rõ ràng, khoa học, tránh khen thưởng hình thức, không nể nang. Kiên quyết đưa ra khỏi hệ thống quản lý những cán bộ không đủ tư cách phẩm chất đạo đức, thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý, bị kỷ luật do cố ý làm sai, không nắm bắt được công việc, chủ quan, có biểu hiện tham ô, tham nhũng. Tuy nhiên, cũng cần quan tâm đào tạo hoặc đào tạo lại cán bộcó tư cách tốt, trung thực, có kinh nghiệm trong chuyên môn, có trách nhiệm với công việc tạo điều kiện để họ phát triển tốt chuyên môn.

3.2.4.2. Đẩy mnh c i cách th tc hành chính vđất

Để khắc phục yếu kém trong việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai , UBND Yên Lập cần thực hiện một số nhiệm vụ:

- Tổ chức đánh giá sơ kết mô hình một cửa liên thông hiện đại, từđó rút ra bài học kinh nghiệm; củng cố và hoàn thiện việc thực hiện mô hình một cửa theo hướng: tất cả các công việc liên quan đến đất đai đều tập trung vềđầu mối tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Yên Lập (tổ tiếp nhận và trả kết quả). Các bộ phận liên quan có trách nhiệm phối hợp giải quyết các thủ tục hành chính theo yêu cầu của công dân và tổ chức thông qua quy trình quy định rõ thời gian thực hiện. Quy trình tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả cần rõ ràng đưa lên trang thông tin điện tử của cơ quan chuyên môn để các tổ chức, cá nhân khi truy cập vào biết được hồsơ và thủ tục như thế nào, vấn đề mình yêu cầu được giải quyết đến đâu và kết quả giải quyết bao nhiêu ngày để tiện theo dõi.

- Bộ phận một cửa liên thông hiện đại là nơi tập trung đầu mối thực hiện nghiệp vụchuyên môn, là cơ quan giải quyết các dịch vụ công, cung cấp mọi thông

tin vềđất đai khi tổ chức, cá nhân có nhu cầu liên hệ.

3.2.4.3. Đẩy mnh công tác tuyên truyn

UBND huyện cần quan tâm một số nôi dung sau:

- Tổng rà soát toàn bộ các văn bản pháp luật về đất đai nói chung và đất đai nói riêng từ trung ương đến địa phương và theo nội dung từng lĩnh vực để tiện tra cứu, văn bản nào áp dụng cho chính quyền huyện, trong đó phân biệt rõ các văn bản đang có hiệu lực thi hành và các văn bản đã hết hiệu lực. Thiết lập các văn bản hướng dẫn có nội dung liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; thẩm quyền giải quyết các thủ tục hành chính của các cơ quan chuyên môn, trình tự, thủ tục hồ sơ từng loại như: giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; thực hiện các quyền của người sử dụng đất như: chuyển nhượng, chuyển mục đích sử dụng đất...tất cả các loại quy trình này phải được niêm yết công khai tại các cơ quan chuyên môn của huyện, xã, đồng thời đưa trên trang thông tin điện tử của huyện đểngười dân biết và có nhiều thông tin.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai trong đó có đất đai , xác lập đầy đủ những thông tin từng thửa đất như: giá đất, diện tích, vị trí, mục đích sử dụng, nguồn gốc sử dụng..., đưa công nghệ thông tin vào quản lý để có độ chính xác cao, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tra cứu trên mạng internet nhằm cung cấp các số liệu hồsơ lưu trữ vềđất đai một cách chính xác và khoa học.

- Tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, cơ quan, tổ chức và nhân dân về vị trí, vai trò công tác quản lý về sử dụng đất đai , tạo sự chuyển biến tích cực và đưa công tác QLNN vềđất đai đi vào nề nếp, khuyến khích nhân dân sử dụng đất đúng theo quy hoạch, kế hoạch được duyệt.. Bên cạnh việc kêu gọi đầu tư, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao vào phục vụcho địa phương cũng là yếu tố cần hết sức quan tâm.

- Vận động từng xã thực hiện tốt việc sử dụng đất đai , trong đó có quy định khen thưởng, phê bình những tổ chức, gia đình, cá nhân thực hiện chưa tốt quy định về sửdung đất nông nghiêp bằng nhiều hình thức để mọi người dân ý thức hơn về quản lý đất đai .

3.2.4.4. Đẩy mnh ng dng khoa hc công ngh

- UBND huyện cần quan tâm ứng dụng các công nghệ mới phù hợp vào công tác địa chính và quản lý đất đai. Tổ chức các lớp đào tạo chuyên đề tương thích với từng chương trình ứng dụng công nghệ mới, giúp người sử dụng nắm bắt nhanh và làm chủ công nghệ vận hành.

- Xây dựng mạng lưới thông tin đất đai, khẩn trương nối mạng hệ thống các cơ quan quản lý đất đai với cấp tỉnh và từ cấp huyện đến cấp xã và các đơn vị có liên quan, đáp ứng nhu cầu nắm bắt thông tin của ngành và của người dân về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)