Quan niệm về phát triển dịch vụ thẻ tín dụng

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Cầu Giấy (Trang 31 - 32)

6. Kết cấu của luận văn

1.2.1. Quan niệm về phát triển dịch vụ thẻ tín dụng

Theo từ điển tiếng Việt, Phát triển là biến đổi hoặc làm cho biến đổi theo chiều hướng tăng, từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp.

Trong lĩnh vực ngân hàng, phát triển dịch vụ thẻ tín dụng kinh doanh phải hội tụ đủ các yếu tố đó là tăng trưởng qui mô, hoàn thiện về chất lượng và kiểm soát rủi ro.

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả sử dụng quan niệm về phát triển dịch vụ thẻ tín dụng của Nguyễn Văn Tiến (2015), “Phát triển dịch vụ thẻ tín dụng là mở rộng quy mô cung ứng dịch vụ thẻ tín dụng; nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm tăng doanh số, thu nhập từ các dịch vụ này trên tổng thu nhập của ngân

hàng”.Nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ bảo đảm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đa dạng của khách hàng trên cơ sở kiểm soát rủi ro và gia tăng hiệu quả kinh doanh phù hợp với mục tiêu và chiến lược kinh doanh của ngân hàng trong từng thời kỳ.

1.2.1.1. Gia tăng quy mô dịch vụ thẻ tín dụng

Gia tăng quy mô dịch vụ thẻ tín dụng là mở rộng quy mô dịch vụ thẻ tín dụng của ngân hàng thương mại dựa trên sự mở rộng về số lượng, sự gia tăng thị phần ở trong từng hoạt động kinh doanh:

- Hoạt động phát hành thẻ tín dụng: là sự gia tăng về mặt số lượng sản phẩm thẻ tín dụng, các dịch vụ đi kèm, số lượng thẻ tín dụng phát hành, doanh số sử dụng thẻ tín dụng hàng năm của ngân hàng và thị phần, vị trí trên thị trường.

- Hoạt động thanh toán thẻ tín dụng: là sự gia tăng về số lượng thiết bị thanh toán EDC/POS, số lượng đơn vị chấp nhận thẻ, doanh số thanh toán thẻ, thu nhập từ dịch vụ thẻ tín dụng hàng năm cũng như vị trí, thị phần của ngân hàng trên thị trường.

Chất lượng dịch vụ có thể quyết định đến sự phát triển dịch vụ thẻ tín dụng. Chất lượng dịch vụ thẻ tín dụng được đánh giá qua các chỉ tiêu về chiều sâu (cùng với chỉ tiêu kiểm soát rủi ro) như:

- Sự phát triển của công nghệ áp dụng, dẫn tới cung cấp dịch vụ hoạt động ổn định, nhanh chóng và chính xác.

- Thủ tục đăng ký mở thẻ, sử dụng dịch vụ nhanh chóng. - Độ thỏa mãn của khách hàng cao.

Về phía khách hàng, chất lượng dịch vụ phản ánh sự hài lòng của mình khi sử dụng dịch vụ, đó là so sánh sự đáp ứng của dịch vụ so với kỳ vọng.

1.2.1.3. Kiểm soát rủi ro

Kiểm soát tốt rủi ro góp phần quan trọng trong phát triển dịch vụ thẻ tín dụng. Kiểm soát rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng được đánh giá qua mức độ chặt chẽ trong quá trình quản lý, kiểm tra và tra soát tình hình sử dụng thẻ tín dụng của các chủ thẻ, đảm bảo các rủi ro phát sinh từ việc sử dụng thẻ tín dụng của chủ thẻ là thấp nhất. Trong hoạt động thanh toán thẻ, kiểm soát rủi ro nhằm hạn chế rủi ro do gian lận trong thanh toán thẻ ở mức thấp nhất, phối hợp với các ngân hàng khác trong tổ chức thẻ để chia sẻ thông tin và kiểm soát rủi ro tốt nhất.

Hệ thống kiểm soát rủi ro dịch vụ thẻ tín dụng tốt sẽ giúp ngân hàng giảm đi các khả năng xảy ra nợ xấu, các giao dịch không hợp lệ, hay thẻ giả… từ đó giảm thiệt hại cho cả ngân hàng và khách hàng của mình, cũng như tạo dựng được lòng tin và sự an tâm của khách hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Cầu Giấy (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)