Cơ sở thực tiễn về quản lý sử dụng đất lâm nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An (Trang 35 - 38)

4. Phương pháp nghiên

1.2.Cơ sở thực tiễn về quản lý sử dụng đất lâm nghiệp

Thực tế cho thấy chính phủ Việt Nam đã có chủ trương quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp dựa vào cộng đồng thông qua các chính sách giao đất giao rừng, xây dựng các hương ước, quy ước bảo vệ rừng thôn buôn. Từ năm 1999 với sự tài trợ của các dự án phi chính phủ, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã thành lập nhóm lâm nghiệp cộng đồng quốc gia để đánh giá và đề xuất các mô hình quản lý

rừng cộng đồng ở Việt Nam. Đồng thời trong vòng 10 năm trở lại đây, các cách

tiếp cận có sự tham gia đã được áp dụng trong phát triển nông thôn, đây là cách làm tiến bộ để xây dựng phương pháp quản lý rừng và đất lâm nghiệp có hiệu quả dựa vào người dân.

Quản lý rừng cộng đồng đã được thực hiện từ trước đây trưong các hệ thống quản lý rừng truyền thống của các cộng đồng dân tộc miền núi nước ta. Ngày nay phương thức này vẫn đang được tiến hành ở nhiều địa phương. Yếu tố quyết định sự thành công của hệ thống quản lý rừng này là sự nhất trí của toàn thể người dân khi thực thi các điều khoản trong hương ước bảo vệ rừng của cộng đồng, sự tổ chức chặt chẽ của cộng đồng và sự phân chia quyền lợi các sản phẩm từ rừng trên cơ sở bình đẳng giữa các thành viên trong cộng đồng. Phương thức quản lý rừng có sự

28

tham gia của cộng đồng người dân sống gần rừng đã chứng tỏ tính hiệu quả về mặt KTXH và bền vững về mặt sinh thái môi trường, phù hợp với chính sách giao đất giao rừng của nước ta hiện nay [7].

Thực hiện Nghị định 163 và Quyết định 178 của Chính phủ, cho đến thời

điểm năm 2003, ước tính người dân đã tham gia quản lý khoảng 2,5 triệu ha đất

lâm nghiệp, trong đó một số tỉnh đã thí điểm và triển khai giao rừng cho cộng đồng,

đi tiên phong là tỉnh Đăk Lăk giao 8.000 ha, tỉnh Sơn La giao 105.000 ha rừng tự

nhiên cho hộ, nhóm hộ, cộng đồng thôn bản quản lý. Từ đây đã bước đầu rút ra kinh nghiệm ở các tỉnh về giao rừng tự nhiên cho các cộng đồng thôn bản, kết quả cho thấy phương thức này đã được người dân ủng hộ vì đã gắn lợi ích của họ với rừng và hài hòa giữa lợi ích của nhà nước với lợi ích cộng đồng [9].

Các tỉnh đã tiến hành giao rừng tự nhiên bao gồm Đăk Lăk, Thừa Thiên Huế, Sơn La,... các khu rừng, đất lâm nghiệp được giao ở các tỉnh phía bắc chủ yếu là đất trống, rừng non, trong khi đó ở Tây Nguyên đã thử nghiệm giao cả các khu rừng tốt. Từ đây đã tổng kết được kinh nghiệm bước đầu của tiến trình này.

Hiệu quả quản lý rừng và đất rừng bởi cộng đồng đã được khẳng định:

- Thực tế cho thấy rừng giao cho cộng đồng được quản lý tốt hơn, người dân có niềm tin và ý thức được rừng là tài sản của mình, kết quảnày được khẳng định ở hầu hết các địa phương giao rừng.

- Người dân đã quan tâm đầu tư vào các khu rừng của mình, một số khu rừng giao đã được cộng đồng đầu tư chăm sóc, làm giàu rừng, áp dụng kiến thức bản địa để kinh doanh, ở tỉnh Đăk Lăk, hoạt động sau giao đất giao rừng đã được triển khai ở một số nơi như cộng đồng đã tổ chức phân công bảo vệ rừng, đặc biệt là hoạt động kinh doanh rừng với sự tham gia trực tiếp của cộng đồng, tạo ra thu nhập từ

rừng thông qua công tác lâm sinh như tỉa thưa [1].

- Quản lý rừng cộng đồng dựa trên luật tục truyền thống và các quy ước, hương ước được phát triển bởi chính cộng đồng đã tỏ ra có hiệu lực trong đời sống

29

cộng đồng và góp phần thu hút lực lượng nhân dân trong bảo vệ rừng, họ không còn đứng ngoài cuộc với tình trạng phá rừng.

* Nghiên cứu về kiến thức bản địa và phương pháp tiếp cận trong phát triển công nghệ có sự tham gia nghiên cứu về tập quán, truyền thống quản lý tài nguyên thiên nhiên của các cộng đồng dân tộc thiểu sốđã được nhiều nhà nghiên cứu về xã hội đề cập [12], Việt Nam với 54 dân tộc sinh sống trên các điều kiện tự nhiên khác nhau đã tạo ra sự đa dạng về văn hóa, tập tục và kinh nghiệm truyền thống khác nhau, nó đóng góp quan trọng trong đời sống của các cộng đồng, đặc biệt là cộng đồng dân tộc thiểu sốvùng cao. Đến nay, kiến thức bản địa đã được thừa nhận như là một nguồn tài nguyên quan trọng làm cơ sở để phát triển bển vững.

Trong bối cảnh phát triển xã hội vùng cao, đã có nhiều tác động đến truyền thống, luật tục của người bản địa. Giữa các dân tộc luôn có sự giao thoa văn hóa, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau. Trong quản lý tài nguyên thiên nhiên, thay cho kiến thức bản địa thì khái niệm kiến thức sinh thái địa phương được hình thành, nó bao gồm kiến thức bản địa và kiến thức mới được chấp nhận trong cộng đồng, tập trung vào khía cạnh kỹ thuật, sinh thái để quản lý tài nguyên thiên nhiên; đây chính là một phương hướng cần được nghiên cứu để làm cơ sở phát triển công nghệ thích ứng [4].

Trên cơ sở kiến thức sinh thái địa phương, phương pháp tiếp cận có sự tham gia để phár triển công nghệ, kỹ thuật kinh doanh, quản lý tài nguyên đã được phát

triển. Đây là phương pháp lồng ghép kiến thức địa phương và kiến thức khoa học

để phát hiện công nghệ mới, và công nghệ này phải phù hợp với điền kiện cộng đồng. Có thể kể ra nhiều kiểu dạng khác nhau trong nghiên cứu có sự tham gia như nghiên cứu có sự tham gia của nông dân (Farmer participatory research), nghiên

cứu hướng đến nông dân (Farmer-led research), nghiên cứu hành động có sự tham

gia (Participatory action research), nghiên cứu trên nông trại có sự tham gia (Participatory on-farm research),... tất cả những phương pháp nghiên cứu này đều nhằm phát hiện những điều mới và thử nghiệm thích ứng với những điều kiện cụ

30

thể với hệ thống canh tác của nông dân. Đặc biệt là nó phải thừa nhận kiến thức địa phương như là một điều cốt yếu để phát triển các đổi mới hữu ích [25].

Cũng với định hướng như nghiên cứu có sự tham gia bao gồm việc kết hợp

kiến thức địa phương với khoa học để phát hiện ra cái mới trong sản xuất, quản lý; phương pháp phát triển công nghệ có sự tham gia mang tính thực tiễn hơn, nó hướng đến các hoạt động phát triển công nghệ do nông dân lựa chọn và quản lý, nó bảo đảm cho việc lan rộng các thử nghiệm thành công để cải thiện đời sống nông dân và quản lý tài nguyên thiên nhiên. Participatory Technology Development (PTD) là dự án hỗ trợ lâm nghiệp “Phát triển công nghệ có sự tham gia” được giới thiệu vào Việt Nam trong vòng bốn năm trở lại đây và được thử nghiệm ở các hiện trường của dự án Hỗ trợ lâm nghiệp xã hội do chính phủ Thụy Sĩ thuộc các tỉnh Hòa Bình, Thừa Thiên - Huế, Đăk Lăk, Lâm Đồng, các kinh nghiệm đã được tổng kết để phát triển thành “Sổ tay hướng dẫn” [2]. Gần đây tỉnh Hòa Bình đã đánh giá cao phương pháp này và đã thể chế hóa nó vào hệ thống khuyến nông lâm của tỉnh.

Tuy nhiên PTD được áp dụng trong giai đoạn qua ở các địa phương chủ yếu tập (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trung vào việc thử nghiệm đổi mới canh tác nông lâm nghiệp, chưa gắn với tiến trình phát triển phương thức và lập kế hoạch quản lý rừng dựa vào cộng đồng. Có nghĩa PTD cần được xem xét ứng dụng trong tiến trình phát triển, lập kế hoạch quản lý rừng dựa vào cộng đồng: bao gồm tiến hành PTD theo từng chủ đề trên từng đối tượng trạng thái rừng, đất rừng khác nhau để làm cơ sở xác lập hệ thống giải pháp lâm sinh tổng hợp dựa vào kiến thức sinh thái địa phương và lồng ghép nó vào kế hoạch quản lý kinh doanh rừng sau khi giao đất giao rừng. Vì kế hoạch quản lý rừng cộng đồng không chỉ là kế hoạch khai thác gỗ củi mà nó còn phải tổ chức phát triển rừng để nâng cao năng suất, hiệu quả và đa dạng hóa sản phẩm trong kinh doanh rừng.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An (Trang 35 - 38)