Kết quả đã đạt được

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An (Trang 84 - 86)

4. Phương pháp nghiên

2.4.1.Kết quả đã đạt được

Công tác quản lý sử dụng đất nói chung, đất lâm nghiệp nói riêng trên địa bàn huyện Diễn Châu trong những năm qua có nhiều chuyển biến tích cực, góp

phần phát triển KTXH của huyện. Tình hình quản lý sử dụng đất trên địa bàn huyện

Diễn Châu nhìn chung được thực hiện tốt. Căn cứ các quy định của Luật Đất đai năm 2013, huyện đã cụ thể hoá thành việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo thẩm quyền, trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai phù hợp với yêu cầu thực tiễn của địa phương. Chủ động triển khai có hiệu quả các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, đặc biệt là các văn bản liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; công tác cấp giấy chứng nhận; từng bước xây dựng

cơ sở dữ liệu đất đai, các thủ tục hành chính về đất đai... được dư luận đánh giá tích

cực, tháo gỡ được nhiều khó khăn, giải phóng các rào cản để huy động nguồn lực đất đai cho đầu tư phát triển.

- Về quản lý quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất: Công tác lập và quản lý

77

trấn, tạo tính chủ động, linh hoạt cho từng cấp. Thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, tài nguyên đất bước đầu đã đảm bảo sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ được môi trường sinh thái, phát huy được nguồn lực đất đai đáp

ứng yêu cầu phát triển KTXH. Quỹ đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp đã được

khoanh định một cách hợp lý theo nguyên tắc bảo vệ nghiêm ngặt đất chuyên trồng lúa nước, trồng rừng.

- Về quản lý việc giao đất, giao rừng: Công tác giao đất, giao rừng trên địa bàn huyện Diễn Châu đã được thực hiện theo đúng quy trình quy định. Người dân được giao đất đã yên tâm sản xuất nâng cao mức thu nhập, ổn định mức sống. Huyện đã tiến hành thu hồi đối với những diện tích đất sử dụng kém hiệu quả hoặc vi phạm pháp Luật Đất đai và đưa vào khai thác sử dụng đảm bảo tận dụng triệt để từng diện tích đất phải được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả.

- Về đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp GCNQSDĐ: Công

tác kê khai, đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ luôn được cấp ủy, chính quyền huyện đặc biệt quan tâm, chú trọng chỉ đạo nên đã đạt được nhiều thành tích tốt. Công tác

cấp GCNQSDĐ cơ bản đã từng bước đáp ứng yêu cầu của công tác QLNN về đất

đai, tạo điều kiện để các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thực hiện các

quyền và nghĩa vụ theo quy định. Sau khi tiếp nhận, hoàn thiện hồ sơ về đăng ký

đất đai của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; việc thực hiện cập nhật, chỉnh lý biến động trên hệ thống hồ sơ địa chính đã được các cơ quan, đơn vị, cơ sở thực hiện thường xuyên, đảm bảo theo đúng quy định.

- Về thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định

của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai: Công tác thanh tra,

kiểm tra được tiến hành đồng bộ, tập trung, dứt điểm. Kết quả thanh tra đã chỉ ra

nhiều sai phạm trong công tác quản lý, sử dụng đất; kiến nghị xử lý kịp thời, nghiêm minh đối với những cá nhân, tập thể có sai phạm; góp phần khắc phục thất

thoát, lãng phí xảy ra trong quá trình thực hiên các dự án; nhiều vấn đề xã hội liên

78

- Về giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản

lý và sử dụng đất đai: Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai

được thực hiện một cách nghiêm túc, giải quyết triệt để theo pháp luật về đất đai, giúp bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người sử dụng đất.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An (Trang 84 - 86)