Loại mỏ có các yếu tố cấu trúc bào mòn – bóc trụ

Một phần của tài liệu Địa chất dầu khí và phương pháp tìm kiếm thăm dò, theo dõi mỏ part 5 pps (Trang 51 - 54)

Loại này phát triển ở các khối nhô địa hình cổ, nơi bị cắt gọt khối nhô trên bề mặt chỉnh hợp và nơi phát triển nứt nẻ hang hốc ở đới gần bề mặt bào mòn.

Các địa hình nhô cao thường bị phân cắt rõ như bị bào mòn và bị lấp bởi các trầm tích trẻ tạo ở bề mặt bất chỉnh hợp tạo các bẫy dạng vòm, dạng khối nhô bị bào mòn (dạng khối).

Các vỉa dạng đơn nghiêng bị xuyên cắt bởi các bề mặt bất chỉnh hợp hay các vỉa bị vát nhọn, gá kề.

Các vỉa là khối nhô bị phong hóa, phát triển đới khe nứt, vết rạn, hang hốc do bị rửa trôi. Vì vậy, các thân dầu có thể là cát kết, đá cacbonat, đá macma bị nâng lên.

7.4. Sự hình thành đới tích lũy dầu khí

Mỏ dầu hay khí rất hiếm tồn tại độc lập đơn điệu. Chúng thường tập hợp thành nhóm bao gồm từ một vài cho tới hàng chục mỏ. Đó là tập hợp các mỏ có cùng điều kiện hình thành, và hình thái cấu trúc tương tự nhau. Tập hợp nhiều mỏ tạo thành các đới tích lũy dầu khí trên một lãnh thổ nào đó.

Vậy đới tích lũy dầu khí là một phần lãnh thổ bao gồm các mỏ tương tự về điều kiện cấu trúc, cùng điều kiện hình thành các tích lũy trong các mỏ dầu khí.

a). Với khái niệm như vậy A.A Bakirocs, I.O Brad, I.V.Vasaskii, N.A. Eremenko, V.B. Olenin, N.J. Uspenski, và V.E. Khain đã phân ra 7 loại đới tích lũy dầu khí như sau:

Loại 1 là các đới tích lũy dầu khí có các thành phần cấu trúc dạng uốn nếp lồi. Loại này rất phổ biến và có mặt ở các trũng ven rìa, trũng sau cung và các trũng rìa của vùng nền bằng.

Các đới dạng này có các kích thước khác nhau từ dạng đẳng thước (kéo dài) theo hướng của các cấu tạo (các uốn nếp) ở các trũng sau cung, á nền bằng, ngoài ra, còn gặp cả các cấu tạo uốn lượn cong.

Loại 2 là các đới tích lũy dầu khí có liên quan tới các diapir, trong đó có các diapir muối, núi lửa bùn, tạo các đới chứa dầu khí uốn nếp mạnh. Hình thái mỏ thường không cân đối, có dạng dải hay dải uốn cong. Đặc điểm này thường gặp ở các vùng rìa bị chìm sâu ở nền bằng. (H7.9)

Loại 3 là các đới tích lũy dầu khí có liên quan tới cấu trúc uốn nếp dương. Trong đó các đới nâng ở nền bằng tồn tại dưới dạng thung lũng hay vòm đối xứng. Các đới thường là các trục oằn.

Các đới dầu khí kiểu loại này phổ biến ở các bể nội nền, rìa nền, ở rìa cánh miền uốn nếp.

Các cánh cấu trúc loại này thường là thoải, đối xứng. Cấu tạo nhô của móng có liên quan tới các đứt gãy, các đới nứt nẻ. Đồng thời có cả các cấu trúc có các cánh bất đối xứng do sự chuyển dịch của các khối không đòng nhất hoặc liên quan tới các nếp oằn, các đứt gãy (loại hỗn hợp H.7.12).

Loại 4 là các đới tích lũy dầu khí có liên quan đến các thành phần cấu trúc của các đới phong hóa. Tức là chúng có liên quan tới đứt gãy khu vực. Loại này phổ biến ở các vùng uốn nếp ở các rìa trũng kiểu nền bằng.

H7.12.Mặt cắt mỏ Borislav (theo Dolenco)

Dưới chờm Borislao Uốn nếp Borislao Chờm ven bờ

CHƯƠNG 7

269

Loại 5 là các đới tích lũy dầu khí có liên quan tới các cấu trúc có nguồn gốc sinh học (ám tiêu, san hô). Loại này thường phát triển ở các sườn nghiêng của nền bằng, nội nền. Các đới này có dạng tuyến tính. Đôi khi còn thấy dạng hình oval hay uốn lượn.

Loại 6 là các đới tích lũy dầu khí có liên quan tới nguồn gốc trầm tích, tức là liên quan tới các vát nhọn, gá kề khu vực, liên quan tới các tập cát, thấu kính cát, các bar gần bờ, các thân cát dạng nêm, hay lòng sông cổ. Các đới này phát triển ở nội nền, á nền bằng, vùng uốn nếp. Các thân cát thường có dạng đẳng thước, đôi khi có các bar, các nêm uốn lượn, còn thân cát dạng lòng sông hay uốn lượn và phân nhánh. Sự thay đổi các đới thấm bằng các đới kém thấm.

Loại 7 là các đới tích lũy dầu khí có liên quan tới các khu vực bị bào mòn, dốc trần, các bất chỉnh hợp khu vực, các khối nhô của móng bị cắt gọt, bị phủ bởi các lớp kém thấm.

Trong thực tế không phải bao giờ cũng xác định được các loại đới tích lũy dầu khí một cách chính xác. Ví dụ, ở khu vực mỏ Bạch Hổ, Rạng Đông đới chứa dầu khí là các khối móng nhô và các vỉa cát gá kề của trầm tích Oligoxen tới đáy của trầm tích Mioxen hạ. Sang cấu tạo Rồng, Ruby, Sư Tử, Diamond thì đới tích lũy dầu khí bao gồm từ các khối nhô móng tới tận đáy của lớp Rotalia (gần mái trầm tích điệp Bạch Hổ – Mioxen dưới). Nhưng nhìn chung các tích lũy thường tập trung trong các khối nhô móng, và các loạt trầm tích Oligoxen và Mioxen (theo cột địa tầng – đới thẳng đứng). Nếu xét về diện phân bố cho thấy đới tích lũy dầu khí ở trũng Cửu Long phần lớn tập trung ở đới nâng Trung Tâm, nơi có lưu lượng cao, sản lượng lớn, còn lệch ra khỏi đới nâng Trung Tâm, mức độ chứa dầu có phần giảm đi nhiều, do kích thước của cấu tạo không hòan chỉnh, hạn chế về kích thước và bị biến tướng nhanh, bình đồ đường khép kín nhỏ về chiều cao lẫn chiều rộng.

b) Để đơn giản hóa, một số nhà nghiên cứu phân chia các đới tích lũy dầu khí theo bản chất nguồn gốc của các bẫy chứa (Erememko, Chilingar, 1995) đó là đới có nguồn gốc kiến tạo (hình thành do sự vận động kiến tạo, nguồn gốc động lực), loại địa tầng – thạch học (địa tầng – trầm tích) và loại kiến tạo – thạch học (bảng 7.3).

Bảng 7.3 Phân loại đới tích lũy dầu khí theo bản chất nguồn gốc hình thành các bẫy chứa.

Loại Tên gọi Phân loại

I Nguồn gốc kiến tạo

(nguồn gốc động lực) 1/ Dạng vòm dương 2/ Dạng đứt gẫy khu vực 3/ Dạng địa lũy II Địa tầng – trầm tích (địa tầng thạch học) 4/ Vát nhọn thạch học 5/ Cắt gọt địa tầng 6/ Ám tiêu san hô 7/ Bào mòn bóc trụi……

III Kiến tạo thạch học

(nguồn gốc động lực thạch học)

8/ Mũ muối, núi lửa bùn

9/ Thủy động lực (nước hoat động) 10/ Thấu kính(loại đơn bậc)

Loại Iphát sinh do nội lực – chuyển động do các hoạt động kiến tạo.

Loại II địa tầng – trầm tích có liên quan tới sự biến dị tướng do đặc điểm trầm tích cũng như biến đổi sau trầm tích.

Loại III – hỗn hợp giữa nguồn gốc động lực và thạch học, cả hai nguồn này đóng vai trò như nhau trong quá trình hình thành bẫy.

Cần lưu ý một số điểm sau đây:

Do tác dụng thủy động lực, các lớp tích lũy dầu khí được tạo thành do sự thay đổi mạnh bề dày vỉa chứa. Đó là do yếu tố trầm tích hay là nguồn gốc thạch học, nhưng chúng được hình thành do có áp lực thủy động lực rất cao. Nguyên nhân là thay đổi mặt bằng của vỉa khi xảy ra các hoạt động kiến tạo, còn các bẫy thủy động lực hình thành ở các đơn nghiên ở sườn và ở các vòm nâng (H.7.13).

Đối với các đới chứa dầu dạng thấu kính thường liên quan tới các thân trượt lớn dưới nước, tạo thành các thấu kính của đá cacbonat hay sét – cát bị vò nhàu. Các đới thường phân bố dọc theo sườn lục địa ở các vùng hoạt động kiến tạo tích cực.

Từ các điều phân tích nêu trên dẫn đến kết luận rằng việc hình thành các đới tích lũy dầu khí được xác định bằng 3 nhóm yếu tố:

1-Do bản chất và diện mạo của đới chứa dầu khí

2-Do sự tương quan không gian và thời gian của đới với các trung tâm sinh dầu khí

Một phần của tài liệu Địa chất dầu khí và phương pháp tìm kiếm thăm dò, theo dõi mỏ part 5 pps (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)