Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty qua các tiêu chí

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần EC Hà Nội (Trang 53 - 58)

1. Lý do chọn đề tài:

2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty qua các tiêu chí

2.2.1. Nhóm chỉ tiêu định lượng

2.2.1.1 Thị phần và tăng trưởng thị phần của doanh nghiệp trên thị trường

Bảng 2.2: Bảng cânđối kế toán của Công ty năm 2018 – 2020

Đơn vị: đồng

CHỈ TIÊU Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp

dịch vụ 20,639,444,623 24,684,833,859 25,435,930,913

2. Các khoản giảm trừ doanh thu - - -

3. Doanh thu thuần về bán hàng và

cung cấp dịch vụ 20,639,444,623 24,684,833,859 25,435,930,913

4. Giá vốn bán hàng 17,804,974,483 21,858,093,291 22,934,207,934

5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung

cấp dịdịch vụ 2,834,470,140 2,826,740,568 2,501,722,979

6. Doanh thu hoạt động tài chính 2,171,933 1,501,318 2,065,537

7. Chi phí tài chính - - 26,838,356

- Trong đó: Chi phí lãi vay - - 26,838,356

8. Chi phí quản lý kinh doanh 2,595,955,419 2,500,860,835 2,100,145,876

9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh

doa 240,686,654 327,381,051 376,804,284

10. Thu nhập khác 2,090,000 - -

11. Chi phí khác - - -

12. Lợi nhuận khác 2,090,000 - -

13. Tổng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế 242,776,654 327,381,051 376,804,284

14. Chi phí thuế thu nhập doanh

nghiệp 48,555,331 65,476,210 80,728,528

15. Lợi nhuận sau thuế thu nhập

doanh nghi 194,221,323 261,904,841 296,075,756

Chỉ tiêu thị phần của công ty trên thị trƣờng thi công xây dựng công trình:

Theo cách tính cho ngành xây dựng ở chƣơng I, ta có chỉ tiêu thị phần tuyệt

đối của công ty nhƣ sau:

(Nguồn: Phòng Kế hoạch dự ánvà Tổng cục thống kê Nhà nước)

Để có thể dễ so sánh hơn, ta xác định thị phần tƣơng đối của Công ty cổ phần E&C

Hà Nội so với Công ty cổ phầnxây dựngsố 2 – Vinaconex 2.

Bảng 2.3 Thị phần tƣơng đối của Công ty cổ phần E&C Hà Nội so với Công ty

Công ty cổ phầnxây dựngsố 2 – Vinaconex 2

Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020

Doanh thu Công ty cổ phầnxây dựngsố 2 –

Vinaconex 2 (đồng) 68,284,090,00085,502,479,000

Doanh thu Công ty cổphần E&C Hà Nội(đồng) 24,684,833,85925,435,930,913

Thị phần tƣơng đối 2.766 3.16

(Nguồn: Phòng kế toán của của các công ty)

Thị phần của công ty trên thị trƣờng xây xây dựng trên địa bàn Hà Nội tƣơng đối thấp, điều đó chứng tỏ năng lực cạnh tranh của công ty so với đối thủ khác trong việc thi công các công trình xây dựng hạ tầng giao thông và dân dụng có quy mô nhỏ và vừa chƣa đƣợc cao. Năm 2020 còn bị giảm do ảnh hƣởng của dịch bệnh

COVID và các các Chủ đầu triển khai nhiều công trình có quy mô lớn, công nghệ hiện đại nên công ty không đủ điều kiện dự thầu.

Ngày càng có nhiều công ty ngành nghề xây dựng xuất hiện cạnh tranh với E&C. Miếng bánh vốn đã chia nhỏ thì ngày càng phải xẻ nhỏ khi các công ty cạnh tranh xuất hiện. Thị phần của E&C năm 2020 đã giảm đi là vấn đề đáng lo ngại đối với công ty. Việc cạnh tranh khó khăn nay lại càng khó khăn hơn. Công ty cần tìm các chiến lƣợc thu hút khách hàng và chủ động tìm khách hàng, chủ thầu tiềm năng mới.

2.2.1.2 Chỉ tiêu lợi nhuậnvà tốc độ tăng lợi nhuận

Lợi nhuận của Công ty bao gồm các khoản lợi nhuận nhƣ: lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận khác, lợi nhuận kế toán trƣớc thuế và lợi nhuận kế toán sau thuế. Đây là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh cũng là mục tiêu cuối cùng mà mỗi công ty hƣớng tới. Bằng các cách thức sản xuất khác nhau để mang lại kết quả lợi nhuận là cao nhất các khoản lợi nhuận này của Công ty

cổphần E&C Hà Nội trong ba năm qua có sự biến động cụ thể nhƣ sau:

Lợi nhuận bán hàng và cung cấp dịch vụ:

Lợi nhuận của công ty qua các năm đều dƣơng mặc dù mới đi vào hoạt động, gia nhập thị trƣờng có nhiều đối thủ cạnh tranh nhƣng với chiến lƣợc phát triển tốt từ việc hiểu đƣợc ngành xây dựng trong những năm qua không phát triển, nhƣng nhà nƣớc có rất nhiều công trình tu sửa công cộng, xây dựng đƣờng, dân dụng. Nắm bắt đƣợc tình hình công ty đã nhận xây dựng và thi công chủ yếu công trình sửa đƣờng trong khu vực và cung cấp nguyên vật liệu và dịch vụ thuê máy móc... chính vì vậy E&C đã có đƣợc kết quả lợi nhuận dƣơng với năm 2018 lợi nhuận từ bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 20,6 tỷ đồng, năm 2019 đạt 24,6 tỷ đồng tăng 4 tỷ đồng tƣơng ứng tỷ lệ tăng đạt 19,6%. Năm 2020 đạt 25,4 tỷ đồng tăng 750 triệu đồng so với năm 2019 tƣơng ứng tỷ lệ tăng đạt 3,04%.

Lợi nhuận trước thuế:

Khoản lợi nhuận này trong năm 2018 của công ty đạt 242,7 triệu đồng, năm

của công tyđạt 376,8 triệu đồng tăng 49,4 triệu đồng so với năm 2019 tƣơng ứng tỷ lệ tăng đạt 15%. Khoản lợi nhuận này có đƣợc sau khi trừ đi các khoản chi phí tài chính, chi phí bán hàng của công ty, mặc dù khoản chi phí còn cao nhƣng công ty có đƣợc kết quả lợi nhuận dƣơng cũng là một điều đáng mừng, công ty cần quản lý chi phí tốt hơn để có đƣợc khoản lợi nhuận tốt hơn trong năm tới.

Lợi nhuận sau thuế:

Khoản lợi nhuận này của công ty sau khi trừ đi thuế công ty phải nộp cho nhà

nƣớc từ kết quả kinh doanh có lãi của mình, con số này cũng đạt con số dƣơng với năm 2018 đạt 194,2 triệu đồng, năm 2019 đạt 261,9 triệu đồng tăng 67,6 triệu đồng. Năm 2020 lợi nhuận của công ty đạt 296 triệu đồng tăng 34,1 triệu đồng so với năm

2019.

Nguyên nhân của việc giảm sút về tăng lợi nhuận trong năm 2020 là do năm

2020 công ty đi vay nợ nhiều hơn, vì so với năm 2018 và 2019 chi phí lãi vay công

ty phải trả là rất thấp, nhƣng tới năm 2014 do đƣợc ngân hàng nới lỏng tín dụng, các thủ tục vay đƣợc dễ dàng hơn, không cần có tài sản thế chấp lớn. Vì vậy, nguồn vốn đƣợc sử dụng không chỉ là vốn tự có nhƣ năm 2018 và 2019 mà đã có thêm khoản vốn vay, từ khoản vốn vay ngân hàng công ty phải trả lãi cho khoản vay. Điều này đã làm tăng tổng chi phí của công ty lên, khoản chi phí quản lý kinh doanh cũng tăng lên do công ty mở rộng sản xuất kinh doanh và năm 2020 là thời điểm đầu dịch Covid bùng phát tại Việt Nam, khiến đất nƣớc phải đóng cửa, dừng hoạt động trong một thời gian dài. Công ty phải chịu nhiều chi phí trong khi doanh thu thu về rất ít.

2.2.1.3 Năng suất lao động

Bảng 2.4 Năng suất lao động củ các công ty xây dựng tại Hà Nội năm 2020

Tên Công ty Lƣợng sản phẩm đảm bảo chất lƣợng Số lƣợng lao động làm ra sản phẩm đó

Năng suất lao động

Công ty cổ phần E&C Hà Nội 50 228 0,21

Công ty đầutƣxây dựng số2 Hà Nội – HACINCO

130 580 0,22 Công ty cổ phầnxây dựngsố 2 –

Vinaconex 2

139 602 0,23

Công ty TNHH xây dựng dân dụng và

công nghiệp DELTA 105 520 0,2

Công ty cổ phần đầu tƣ công trình Hà

Nội 44 123 0,35

(Nguồn: Phòng Kế hoạch dự án)

Trong năm 2020 công ty làm ra đƣợc 50 công trình đảm bảo chất lƣợng, số lƣợng lao động trong năm 2020 tham gia thực hiện công trình đạt 228 lao động. Vì vậy năng suất lao động của E&C năm 2020 đạt 0,21, chỉ số này cho thấy một công

nhân tham gia 0,21 công trình trong một năm làm việc. So với năng suất lao động

của Công ty đầu tƣ xây dựng số 2 Hà Nội – HACINCO với 130 công trình hoàn

thành và 580 lao động có năng suất lao động đạt 0,22 cho thấy một lao động tham

gia 0,22 công trình. Tƣơng tự với các công ty còn lại nhƣ Công ty cổ phần xây dựng

số 2 – Vinaconex 2 là 0,23 Công ty TNHH xây dựng dân dụng và công nghiệp

DELTA là 0,21 và Công ty cổ phần đầu tƣ công trình Hà Nội đạt 0,35. Với kết quả

tính toán đƣợc cho thấy công ty cổ phần E&C Hà Nội phải bỏ một lƣợng chi phí

nhỏ hơn so với Công ty TNHH xây dựng dân dụng và công nghiệp DELTA, cụ thể DELTA cần 520 lao động để có thể hoàn thành đƣợc 105 công trình tƣơng ứng với năng suất lao động đạt 0,2. Trong khi E&C chỉ cần 228 lao động để làm ra đƣợc 50

công trình hay để đạt đƣợc số lƣợng công trình hoàn thành là 105 công trình nhƣ

DELTA thì E&C chỉ cần 500 lao động. Với năng suất lao động cao hơn vì vậy,

công ty cổ phần E&C Hà Nội sẽ dễ đƣa ra chiến lƣợc cạnh tranh về giá, nhƣ để cạnh tranh khách hàng với các công ty lớn công ty cổ phần E&C Hà Nộicó thể đặt mức giá thi công thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh. Đây chính là một cơ hội để công ty có thể chiếm

2.2.2 Nhóm chỉ tiêu định tính

2.2.2.1 Chất lượng, kỹ thuật – công nghệ xây dựng công trình, tiến độ thi công

Tuy trên danh nghĩa là một công ty cổ phần hoạt động từ năm 2013, xong về tuổi nghề thì công ty lại có một bề dày thành tích. Nhƣ đã phân tích ở trên ta thấy trƣớc đây công ty là Công ty TNHH tƣ vấn thiết kế và xây dựng Hoàng Long nên đã đƣợc tham gia thi công rất nhiều các công trình thành phố Hà Nội và một số tỉnh lân cận trên 16 năm. Chính vì vậy công ty đã đúc kết đƣợc cho mình rất nhiều các kỹ năng, kinh nghiệm trên thị trƣờng xây dựng. Kinh nghiệm đó đƣợc thể hiện thông qua việc Ban giám đốc công ty hiểu rằng lòng tin của khách hàng chỉ có đƣợc khi công ty có một sản phẩm chất lƣợng vì vậy trong cả ngành xây dựng dân dụng,

đổ cột trụ bê tông và cung cấp nguyên cật liệu ban giám đốc luôn đôn đốc và theo

dõi sát sao việc thực hiện của nhân viên. Cụ thể trong ngành xây dựng với các công

trình lớn nhỏ ban giám đốc điều thƣờng xuyên xuống kiểm tra nhân viên, có thể theo đúng lịch vào cuối tuần hoặc những thời điểm bất chợt để biết đƣợc nhân viên có sử dụng đúng tỷ lệ yêucầu của nguyên vật liệu trong bản thiết kế, nhân viên làm việc có tích cực không hay không chịu làm việc ảnh hƣởng tới tiến độ của công trình. Nhờ có sự đôn đốc sát sao của ban giám đốc đã giúp cho tiến độ công trình đƣợc đẩy nhanh và hoàn thành đúng tiến độ với nhiều công trình đƣợc hoàn thành và bàn gia trong những năm thành lập và đi vào hoạt động. Đây chính là tài sản vô hình có giá trị rất cao. Đó chính là cái gốc, cái nền tạo nên hình ảnh, thƣơng hiệu của công ty hiện tại và trong tƣơng lai.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần EC Hà Nội (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)