Định hướng và mục tiêu phát triển của công ty

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần EC Hà Nội (Trang 87 - 90)

1. Lý do chọn đề tài:

3.1.1 Định hướng và mục tiêu phát triển của công ty

3.1.1.1 Định hướng

Để làm căn cứ cho giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty, sau đây là định hƣớng phát triển các yếu tố nội tại của Hòa Bình:

Thứ nhất, về yếu tố quản lý và điều hành. Hoàn tiện hệ thống quản lý theo chuẩn mực quốc tế bao gồm: Hệ thống Quản lý chất lƣợng ISO 9001, Hệ thống OHSAS 18001, Hệ thống Quản lý môi trƣờng 14001, hệ thống quản trị ERP cho các công ty thành viên, triển khai ứng dụng sâu rộng công cụ BIM , chính thức triển khai hệ thống cấu trúc lƣơng 3Ps và hệ thống đánh giá công việc KPI cho toàn công ty.

Thứ hai, về yếu tố tài chính. Phấn đấu đạt những mục tiêu tài chính đề ra trong giai đoạn 2014 – 2019 trong việc chuyển đổi tốc độ tăng trƣờng từ âm sang dƣơng và lợi nhuận từ mức thấp đến cao. Tăng cƣờng hoạt động công tác tài chính, xây dựng tiềm lực tài chính vững mạnh bằng nhiều hình thức nhƣ: kiểm soát chi phí doanh nghiệp nâng cao tỷ suất lợi nhuận; kiểm soát công nợ phải thu, tăng quy mô vốn, giảm thiểu rủi ro thanh toán, giữ vững uy tín đối với ngân hàng cơ quan tài chính nhằm đảm bảo nguồn tài trợ khi cần thiết.

Thứ ba, về yếu tố nguồn nhân lực. Cải tổ và hoàn thiện lại cơ cấu nhân sự, mô

hình tổ chức phù hợp với quy chế hoạt động, chiến lƣợc và kế hoạch kinh doanh của công ty. Tiếp tục chú trọng công tác đào tạo và bồi dƣỡng nghiệp vụ, chia sẽ kinh nghiệm cho nhân viên về mọi mặt: kiến thức, tay nghề chuyên môn, công nghệ kỹ thuật, nâng cao trình độ quản lý, kỹ năng lãnh đạo, thực hiện các biện pháp khuyến khích kỹ năng tiếng Anh cho mục tiêu mở rộng thị trƣờng nƣớc ngoài, quốc tế hóa

thƣơng hiệu E&C. Xây dựng hệ thống đánh giá, động viên khen thƣởng minh bạch và công bằng, đồng thời sàng lọc nguồn nhân lực để giữ lại những nhân tố tích cực và hiệu quả nhất, nhiệt tình và sẵn sàng cống hiến vì sự phát triển bền vững của E&C.

Thứ tƣ, về yếu tố marketing, uy tín và thƣơng hiệu. Tiếp tục mở rộng thị trƣờng trong lĩnh vực xây dựng công nghiệp và hạ tầng, đặc biệt chú trọng hơn đến các dự án đƣợc tài trợ bởi các tổ chức tín dụng quốc tế nhƣ Ngân hàng Phát triển

Châu á (ADB), Ngân hàng thế giới (World Bank), và các dự án đầu tƣ trực tiếp

nƣớc ngoài (FDI). Duy trì và hoàn thiện hệ thống nhận diện thƣơng hiệu của công ty khắp cả nƣớc mà còn trên thị trƣờng quốc tế.

Thứ năm, về yếu tố trình độ công nghệ và nghiên cứu ứng dụng. Triển khai

nghiên cứu ứng dụng, bảo đảm nắm bắt sớm nhất những thành tựu kỹ thuật công nghệ trong ngành xây dựng, triển khai các nghiên cứu vào thực tế công trƣờng xây dựng. Nâng cao năng lực cán bộ nhân viên để sẳn sàng cho vai trò mới của công ty là tổng thầu EPC (Engineering, Procurement and Construction).

Thứ sáu, về yếu tố quản lý dự án. Hoàn thiện hệ thống quy trình quản lý dự án

Thứ bảy, về yếu tố kinh nghiệm của công ty. Nâng cao năng lực thi công của

E&C tại tất cả các phân khúc thị trƣờng, đặc biệt quan tâm đến mảng hạ tầng và

công nghiệp, đầu tƣ phát triển nguồn nhân lực có kinh nghiệm, phát triển hoạt động cốt lõi là thi công dân dụng, phát triển thi công xây dựng công nghiệp và nắm bắt cơ hội tham gia vào phân khúc hạ tầng. Từ đó tích lũy kinh nghiệm làm nền tảng cho mục tiêu mở rộng thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế.

E&C cần thực thi đồng bộ và hiệu quả các giải pháp cơ bản đƣợc đề ra, để

việc triển khai chiến lƣợc và đạt đƣợc mục tiêu giai đoạn 2021 – 2025 đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty. Bên cạnh đó, việc tận dụng những yếu tố lợi thế trong môi trƣờng kinh doanh nội tại nhƣ hệ thống pháp luật, chính sách quản lý, yếu tố xã hội cũng giúp E&C nâng cao khả năng cạnh tranh với các đối thủ ngoài nƣớc khi Việt Nam đang gia nhập thị trƣờng quốc tế đầy sự cạnh tranh.

3.1.1.2 Mục tiêu

- Tăng trƣởng bình quân hàng năm từ 5-10%

- Đảm bảo việc làm và thu nhập cho ngƣời lao động tăng bình quân hàng năm từ 10 – 15%

- Phấn đấu trở thành một đơn vị mạnh chuyên lĩnh vực là xây dựng công trình giao thông, đủ điều kiện thi công các công trình có yêu cầu kỷ thuật cao , phức tạp và có giá trị > 100 tỷ đồng.

- Mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh theo hƣớng đa ngành , đa lĩnh vực , bƣớc đầu mở rộng hoạt động sang các lĩnh vực nhƣ đầu tƣ kinh doanh bất động sản , kinh doanh xăng dầu , cung cấp bê tông tƣơi .

- Xây dựng đội ngũ cán bộ kỹ thuật, quản lý năng động, có năng lực và trình độ cao, có uy tín , thích nghị cơ chế thị trƣờng. Đội ngũ cán bộ đủ mạnh , đảm bảo các yêu cầu cần thiết trong đấu thầu thi công các công trình, đội ngũ công nhân giỏi, có tác phong công nghiệp đáp ứng đƣợc yêu cầu của cơ chế thị trƣờng.

- Đảm bảo sản xuất kinh doanh có lợi nhuận đạt tỷ lệ từ 5% đến 6% doanh thu thuần trở lên .

- Công tác đầu tƣ : dự kiến mua mới trạm một dây chuyền sản xuất bê tông nhựa nóng , công suất 104T/h do Hàn Quốc sản xuất ; lắp trạm bê tông tƣơi công suất 60m3/h.

-Giá trị sản phẩm xây lắp: Công ty thi công các công trình kỹ thuật dân dụng, nhà các loại là chủ yếu. Về giá trị xây lắp hàng năm chiếm 85%-90% giá trị sản lƣợng. Các nhà lãnh đạo đang cố gắng đấu thầu đem lại những công trình có giá trị lớn về cho công ty từ đó tạo tiền đề để công ty có các định hƣớng về chiến lƣợc kinh doanh, năng lực để đápứng đủ điều kiện cần thiết khi tham dự thầu thi công.

-Giá trị sản phẩm khác: Sản lƣợng các sản phẩm khác chiếm bình quân hằng năm khoảng 10-15% giá trị sản xuất kinh doanh. Trong đó chủ yếu là bán buôn bán lẻ máy móc, thiết bị và vật liệu cho các đối tác. Trong thời kỳ dịch bệnh khó khăn, công ty cần lên các chính sách bán hàng hợp lý để thúc đẩy phát triển kinh doanh khiến các đối tác hài lòng.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần EC Hà Nội (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)