Vai trò của nông nghiệp trong phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Tìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ nông nghiệp xã đại phác, huyện văn yên, tỉnh yên bái (Trang 25)

Ngành nông nghiệp cung cấp lương thực thực phẩm cho nhu cầu xã hội

Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản, giữ vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế ở hầu hết cả nƣớc, nhất là ở các nƣớc đang phát triển. Ở những nƣớc này còn nghèo, đại bộ phận sống bằng nghề nông. Tuy nhiên ở những nƣớc có nền công nghiệp phát triển cao, mặc dù tỷ trọng GDP nông nghiệp không lớn, nhƣng khối lƣợng nông sản cuả các nƣớc này khá lớn và không ngừng tăng, đảm bảo cung cấp đủ cho đời sống cho con ngƣời những sản phẩm tối cần thiết đó là lƣơng thực, thực phẩm. Lƣơng thực thực phẩm là yếu tố đầu tiên, có tính chất quyết định sự tồn tại phát triển của con ngƣời và phát triển kinh tế – xã hội của đất nƣớc. Xã hội càng phát triển, đời sống của con ngƣời ngày càng đƣợc nâng cao thì nhu cầu của con ngƣời về lƣơng thực, thực phẩm cũng ngày càng tăng cả về số lƣợng, chất lƣợng và chủng loại.

15

Điều đó do tác động của các nhân tố: Sự gia tăng dân số và nhu cầu nâng cao mức sống của con ngƣời.

Thực tiễn lịch sử các nƣớc trên thế giới đã chứng minh, chỉ có thể phát triển kinh tế một cách nhanh chóng, chừng nào quốc gia đó đã có an ninh lƣơng thực. Nếu không đảm bảo an ninh lƣơng thực thì khó có sự ổn định chính trị và thiếu sự đảm bảo cơ sở pháp lí, kinh tế cho sự phát triển, từ đó sẽ làm cho các nhà kinh doanh không yên tâm bỏ vốn vào đầu tƣ dài hạn.

Cung cấp yếu tố đầu vào cho phát triển công nghiệp và khu vực đô thị

Nông nghiệp của các nƣớc đang phát triển là khu vực dự trữ và cung cấp lao động cho phát triển công nghiệp và đô thị.

Khu vực nông nghiệp còn cung cấp nguồn nguyên liệu to lớn cho công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến. Thông qua công nghiệp chế biến, giá trị của sản phẩm nông nghiệp nâng lên nhiều lần, nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản hàng hoá, mở rộng thị trƣờng…

Khu vực nông nghiệp là nguồn cung cấp vốn lớn nhất cho sự phát triển kinh tế trong đó có công nghiệp, nhất là giai đoạn đầu của công nghiệp hóa, bởi vì đây là khu vực lớn nhất, xét cả về lao động và sản phẩm quốc dân. Nguồn vốn từ nông nghiệp có thể đƣợc tạo ra bằng nhiều cách, nhƣ tiết kiệm của nông dân đầu tƣ vào các hoạt động phi nông nghiệp, thuế nông nghiệp, ngoại tệ thu đƣợc do xuất khẩu nông sản… trong đó thuế có vị trí rất quan trọng.

Làm thị trường tiêu thụ của công nghiệp và dịch vụ

Nông nghiệp và nông thôn là thị trƣờng tiêu thụ lớn của công nghiệp. Ở hầu hết các nƣớc đang phát triển, sản phẩm công nghiệp, bao gồm tƣ liệu tiêu dùng và tƣ liệu sản xuất. Sự thay đổi về cầu trong khu vực nông nghiệp, nông thôn sẽ có tác động trực tiếp đến sản lƣợng ở khu vực phi nông nghiệp. Phát triển mạnh mẽ nông nghiệp, nâng cao thu nhập dân cƣ nông nghiệp, làm tăng sức mua từ khu vực nông thôn sẽ làm cho cầu về sản phẩm công nghiệp tăng,

thúc đẩy công nghiệp phát triển, từng bƣớc nâng cao chất lƣợng sản phẩm của nông nghiệp và có thể cạnh tranh với thị trƣờng thế giới.

Nông nghiệp tham gia vào xuất khẩu

Nông nghiệp đƣợc coi là ngành đtôi lại nguồn thu nhập ngoại tệ lớn. Các loại nông, lâm thủy sản dễ dàng gia nhập thị trƣờng quốc tế hơn so với các hàng hóa công nghiệp. Vì thế, ở các nƣớc đang phát triển, nguồn xuất khẩu để có ngoại tệ chủ yếu dựa vào các loại nông, lâm, thủy sản. Tuy nhiên xuất khẩu nông, lâm thuỷ sản thƣờng bất lợi do giá cả trên thị trƣờng thế giới có xu hƣớng giảm xuống, trong lúc đó giá cả sản phẩm công nghiệp tăng lên, tỷ giá kéo khoảng cách giữa hàng nông nghiệp và hàng công nghệ ngày càng mở rộng làm cho nông nghiệp, nông thôn bị thua thiệt so với công nghiệp và đô thị. Gần đây một số nƣớc đa dạng hoá sản xuất và xuất khẩu nhiều loại nông lâm thuỷ sản, nhằm đtôi lại nguồn ngoại tệ đáng kể cho đất nƣớc.

Nông nghiệp có vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường

Nông nghiệp và nông thôn có vai trò to lớn, là cơ sở trong sự phát triển bền vững của môi trƣờng vì sản xuất nông nghiệp gắn liền trực tiếp với môi trƣờng tự nhiên: đất đai, khí hậu, thời tiết, thủy văn. Nông nghiệp sử dụng nhiều hoá chất nhƣ phân bón hoá học, thuốc trừ sâu bệnh … làm ô nhiễm đất và nguồn nƣớc. Quá trình canh tác dễ gây ra xói mòn ở các triền dốc thuộc vùng đồi núi và khai hoang mở rộng diện tích đất rừng… vì thế trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp, cần tìm những giải pháp thích hợp để duy trì và tạo ra sự phát triển bền vững

2.2.2. Kinh nghiệm về phát triển nông nghiệp một số tỉnh tiêu biểu ở Việt Nam

2.2.2.1. Kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp xã Đông Bắc, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình [18]

Trong sản xuất công tác chỉ đạo là cốt yếu để có một vụ mùa bội thu, chính vì vậy mà xã Đông Bắc luôn coi trọng việc chỉ đạo trong sản xuất. Lãnh

17

đạo xã đã có rất nhiều cách thức để chỉ đạo có hiệu quả, từ khâu chuẩn bị giống, chọn giống phù hợp với từng loại đất ở địa phƣơng, cho đến các tiến bộ KHKT mới đều giao cho Cán bộ khuyến nông xã cung ứng, dịch vụ có trách nhiệm chính lo đủ lƣợng giống cho bà con không để tình trạng thiếu bộ giống khi đến lịch ngâm gieo, do đó địa phƣơng luôn làm đúng lịch thời vụ, đồng loạt, không rải rác, trên đồng ruộng không có hiện tƣợng lúa “áo vá”.

Đồng thời các mùa vụ cứ một tuần tổ chức các buổi họp giao ban tại các xóm, để nắm bắt tiến độ sản xuất đồng thời ra những hƣớng chỉ đạo cụ thể cho các thôn xóm, đây là một điều mà làm cho bà con thấy phấn khởi vì có sự quan tâm của các cấp lãnh đạo xóm, tạo niềm tin cho nông dân yên tâm sản xuất. Ngoài ra công tác bảo vệ thực vật cũng rất đặc biệt đƣợc chú trọng quan tâm, cứ mỗi mùa vụ Chủ tịch xã giao nhiệm vụ cụ thể cho cán bộ khuyến nông xã phải luôn theo dõi sâu, bệnh hại lúa để kịp thời ra cách thức phòng trừ không để thành dịch, chủ động tƣ vấn tuyên truyền bằng nhiều cách để đến với bà con, đồng thời cung ứng thuốc bảo vệ thực vật ngay để bà con chủ động phun phòng không để cho dân phải đi mua để tránh mua sai thuốc làm cho hiệu quả phun phòng trừ sâu, bệnh hại không đạt hiệu quả cao, làm tốn kém về kinh tế, ảnh hƣởng đến hệ môi trƣờng sinh thái đồng ruộng. Do vậy, trong những năm gần đây tại xã Đại Phác không còn dịch sâu, bệnh hại lúa làm mất trắng nhƣ những năm trƣớc đây, mà năng suất năm sau luôn cao hơn năm trƣớc, năng suất từ 45 tạ/ha tăng lên 70 tạ/ha.

Đó là một số kinh nghiệm trong chỉ đạo sản xuất mà xã đã thực hiện và đtôi lại hiệu quả rất tốt, ngƣời dân giờ đây đã tin tƣởng vào cán bộ chuyên môn và lãnh đạo địa phƣơng. Việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho bà con nông dân trong mùa vụ có hiệu quả nên ý thức của ngƣời dân đã đƣợc nâng lên rõ rệt, hiện nay công tác chỉ đạo sản xuất của xã Đại Phác không còn là nỗi no nhƣ trƣớc nữa mà đã đi sâu vào tiềm thức của mỗi ngƣời dân. Từ

đây ngƣời dân đã biết đƣợc sự quan trọng của ngƣời cán bộ khuyến nông trong sản xuất nông nghiệp, đó cũng là một sự nỗ lực của các cấp lãnh đạo, các ban ngành đoàn thể của địa phƣơng, tạo cho ngƣời dân ngày một tiến bộ hơn về mọi mặt, có cuộc sống ấm no, đây là một trong những thành công trong công tác sản xuất nông nghiệp của xã .

2.2.2.2. Kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp của tỉnh Nam Định [19]

Toàn tỉnh Nam Định có 211 ban nông nghiệp xã, thị trấn và 2 ban nông nghiệp phƣờng Trần Tế Xƣơng và phƣờng Cửa Nam của Thành phố Nam Định.

Ban nông nghiệp các xã, thị trấn của toàn tỉnh hiện có 1.094 cán bộ nhân viên kỹ thuật. Trong đó có: 223 cán bộ khuyến nông, 15 khuyến diêm, 106 khuyến ngƣ, 209 bảo vệ thực vật, 213 cán bộ thú y, 171 cán bộ quản lý đê nhân dân và 157 cán bộ giao thông thuỷ lợi. Ban nông nghiệp xã là bộ phận chuyên môn giúp UBND xã thực hiện 10 nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn dƣới sự chỉ đạo của UBND xã và các cơ quan quản lý nhà nƣớc chuyên ngành của huyện. Tập trung chủ yếu vào các nhiệm vụ: xây dựng qui hoạch, kế hoạch sản xuất nông nghiệp bao gồm: trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn …và hƣớng dẫn chỉ đạo, điều hành thực hiện qui hoạch, kế hoạch đó.

Sau khi thành lập Ban nông nghiệp các xã, thị trấn đã xây dựng quy chế hoạt động, phân công phân việc cho các thành viên và nhanh chóng đi vào hoạt động theo phƣơng thức: Ban nông nghiệp xã đảm nhận công tác xây dựng kế hoạch sản xuất nông nghiệp cụ thể là cơ cấu cây trồng, lịch thời vụ gieo cấy lúa hoa màu, kế hoạch tƣới tiêu và biện pháp kỹ thuật thâm canh; chỉ đạo điều hành sản xuất thông qua các cuộc họp giao ban định kỳ, đột xuất và hệ thống truyền thanh của xã, HTX, thông báo bản tin triển khai đến HTX,

19

các trƣởng thôn xóm và các hộ nông dân trên địa bàn xã; Ban nông nghiệp xã đã tham mƣu cho UBND xã ban hành các quyết định, thông báo và hƣớng dẫn để chỉ đạo và điều hành sản xuất. Sau hơn hai năm hoạt động Ban nông nghiệp các xã, thị trấn đã đạt đƣợc những kết quả trên các lĩnh vực nhƣ sau:

Tham gia tích cực và là chỉ đạo trong chƣơng trình xây dựng nông thôn mới nhất là công tác qui hoạch, dồn điền đổi thửa; qui vùng sản xuất và giao thông đồng ruộng; công tác phát triển sản xuất xây dựng mô hình chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu cây trồng con nuôi.

Về công tác Bảo vệ thực vật: Ban nông nghiệp các xã, thị trấn đã thực hiện tốt công tác kiểm tra, dự tính, dự báo kịp thời nắm bắt tình hình diễn biến sâu bệnh, thông báo, đôn đốc, hƣớng dẫn, tuyên truyền đến các thôn xóm và hộ nông dân. Hƣớng dẫn các hộ nông dân thực hiện đảm bảo theo nguyên tắc 4 đúng: đúng thời điểm, đúng kỹ thuật, đúng thuốc, đúng liều lƣợng (nhƣ huyện Hải Hậu năm 2010 số lƣợng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng 18 tấn đến năm 2015 giảm xuống sử dụng còn 10 tấn).

Công tác khuyến nông - khuyến ngƣ - khuyến điểm: Ban nông nghiệp các xã, thị trấn đã chủ động xây dựng lịch canh tác, lịch thời vụ, cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ cho hộ nông dân và chỉ đạo sản xuất trong nông nghiệp, bám sát nhiệm vụ chuyển giao hiệu quả các tiến bộ KHKT mới giúp hộ nông dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi tăng giá trị thu hoạch trên đơn vị diện tích.

Toàn tỉnh xây dựng đƣợc trên 250 mô hình. Các mô hình điển hình nhƣ: mô hình khảo nghiệm đánh giá thuốc BVTV, tôm he năng suất cao (huyện Hải Hậu), mô hình sử dụng máy gặt đập liên hoàn (huyện Xuân Trƣờng); mô hình trình diễn lúa Thiên ƣu 1025 (huyện Nam Trực); mô hình khảo nghiệm giống lạc L26 (huyện Ý Yên); mô hình trồng hoa ly, nuôi baba (TP Nam Định)...

Công tác về giao thông thuỷ lợi: Hƣớng dẫn và kiểm tra các HTX, các thôn xóm tổ chức nạo vét khơi thông dòng chảy thông thoáng, thuỷ lợi nội đồng, điều hành tƣới tiêu phục vụ sản xuất theo qui trình kỹ thuật thâm canh.

Công tác quản lý đê và phòng chống lụt bão: 95% ban nông nghiệp xây dựng kế hoạch phƣơng án 4 tại chỗ; đã xử lý 269/284 vụ vi phạm đê điều trên địa bàn; 29 ban nông nghiệp tổ chức diễn tập phòng chống lụt bão.

Công tác khác: Ban nông nghiệp xã, thị trấn trong toàn tỉnh đã tổ chức kiểm tra quản lý thị trƣờng về vật tƣ nông nghiệp đƣợc 105 lƣợt nhằm đảm bảo thị trƣờng vật tƣ phục vụ nông nghiệp trên địa bàn có chất lƣợng tốt nhất.

2.2.3. Bài học kinh nghiệm từ các địa phương

Từ việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp của các địa phƣơng nêu trên, xã cần ra một số nhận định nhƣ sau:

CBNN cấp xã có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của địa phƣơng cũng nhƣ đất nƣớc. Công tác phát triển nông nghiệp là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu của nền nông nghiệp. CBNN với vai trò là lực lƣợng chủ công trong đƣa tiến bộ khoa học kỹ thuật đến với bà con nông dân, chuyển giao các mô hình mới vào hiệu quả sản xuất, thay đổi nâng cao trình độ sản xuất nông nghiệp cho ngƣời nông dân.

CBNNX là ngƣời trực tiếp gần dân, chuyển giao tiến bộ KHKT cho ngƣời nông dân, góp phần quan trọng vào thay đổi tập quán canh tác của họ. Họ đóng vai trò là lực lƣợng nòng cốt ở các địa phƣơng khi thực hiện các mô hình sản xuất mới, đƣa tiến bộ KHKT vào sản xuất để đẩy nhanh quá trình CNH - HĐH nông thôn. Thế nhƣng chế độ dành cho họ nhiều năm qua là chƣa thỏa đáng.

Tăng cƣờng quản lý NN của UBND cấp xã, thành lập Ban nông nghiệp là một chủ trƣơng đúng nhất trong tình hình thực tiễn hiện nay. Đã có sự lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của chính quyền cơ sở để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới (NTM). Do đó khâu cán bộ là quan trọng vì vậy phải thƣờng xuyên quan tâm đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao

21

trình độ cho cán bộ xã nói chung và Ban nông nghiệp nói riêng, mạnh dạn lựa chọn những thanh niên trẻ có năng lực, tâm huyết với nông nghiệp nông thôn bố trí vào Ban nông nghiệp xã. Sau đó từng bƣớc có kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng, nâng cao trình độ cho các nhân viên kỹ thuật, nâng cao chất lƣợng, hiệu quả của Ban nông nghiệp xã.

Sản xuất nông nghiệp liên quan đến số đông các hộ nông dân trong xã và phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên và thời tiết, công việc của Ban nông nghiệp xã rất nhiều nhiệm vụ rất nặng nề vì vậy phải quan tâm chăm lo, động viên cán bộ Ban nông nghiệp về mọi mặt yên tâm thực hiện tốt nhiệm vụ đƣợc giao. Qua đây lựa chọn, bố trí và đào tạo rèn luyện tốt đội ngũ cán bộ, nhân viên kỹ thuật Ban nông nghiệp xã sẽ là nguồn bổ sung cán bộ cho địa phƣơng.

Qua các mô hình và công tác chỉ đạo sản xuất của các địa phƣơng khác tôi rút ra đƣợc một số bài học nhƣ sau:

1. Phải chấp hành nghiêm lịch thời vụ và cơ cấu giống, không nên sử dụng giống lúa quá dài ngày nếu gặp thời tiết khắc nghiệp sẽ chịu ảnh hƣởng nghiêm trọng.

2. Tiếp tục sản xuất 1 giống trên cùng 1 cánh đồng để tiện lợi trong việc điều tiết nƣớc, quản lý dịch hại, thu hoạch và để giống vụ sau.

3. Khi gặp thời tiết rét đậm, rét hại nông dân cần bình tỉnh tháo nƣớc cạn tránh cho lúa bị chết mầm, tiếp tục theo dõi, không vội gieo lại, vì khi gặp thời tiết tốt lúa sẽ hồi phục nhanh; Quan trọng nhất là khâu chăm bón đúng quy trình, khi lúa đã có màu xanh, đƣa nƣớc vào vừa phải, làm cỏ, tỉa dặm, bón phân để lúa đẻ.

4. Kết hợp các loại cây trồng hợp lý trong năm sẽ đtôi lại hiệu quả kinh tế cao giống nhƣ mô hình lúa, sen của gia đình ông Phong.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ nông nghiệp xã đại phác, huyện văn yên, tỉnh yên bái (Trang 25)