Định lý Sternberg cho phương trình vi phân không ôtônôm

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) bài toán gán phổ nhị phân mũ và tuyến tính hóa cho hệ động lực không ôtônôm (Trang 53 - 87)

vi phân không ôtônôm

Định lý Hartman-Grobman là một trong những kết quả quan trọng trong lý thuyết định tính địa phương của phương trình vi phân ôtônôm. Định lý chỉ ra rằng tại lân cận điểm cân bằng hyperbolic hệ phi tuyến sẽ có cấu trúc định tính giống với hệ tuyến tính hóa của nó. Cụ thể là, xét phương trình vi phân ô tô nôm

˙

x = f(x), f(0) = 0,

trong đó f ∈ C1(E) với E là tập mở chứa gốc. Khi đó tồn tại một đồng phôi H trong lân cận điểm cân bằng sao cho với mọi x0 thuộc lân cận đó ta luôn có

H ◦φ(t, x0) =eAtH(x0).

Định lý này được chứng minh độc lập bởi P. Hartman và nhà toán học người Nga D. M. Grobman. Một trong những kết quả đầu tiên về tính trơn của f, H và H−1 đã được đưa ra bởi S.Sternberg, xem [40]. Trong trường hợp f ∈ C2 cùng với điều kiện không cộng hưởng xảy ra thì Hart- man trong năm 1960 đã chứng minh được rằng H là C1 vi phôi, xem

[18]. Năm 1978, Palmer đã mở rộng định lý tuyến tính hóa Hartman- Grobman cho phương trình vi phân không ôtônôm với điều kiện đủ là 0

không thuộc phổ nhị phân mũ của hệ tuyến tính. Tuy nhiên tính trơn của

H ở đây chưa được đánh giá. Với mục tiêu tìm hiểu về tính trơn của H

chúng tôi xây dựng và chứng minh Định lý Sternberg cho phương trình vi phân không ôtônôm. Để chứng minh định lý này chúng tôi làm phẳng các đa tạp bất biến và loại bỏ các thành phần không cộng hưởng của hệ phi tuyến. Sau đó chúng tôi dùng phương pháp đường mở rộng để chứng minh kết quả.

Trong chương này, chúng tôi trình bày các kết quả nghiên cứu về tuyến tính hóa trơn cho hệ phương trình vi phân không ôtônôm. Kết quả này được công bố trong công trình [CT1]. Để thuận tiện cho người đọc theo dõi, cấu trúc của chương như sau:

• Đặt bài toán và phát biểu nội dung Định lý Sternberg cho phương trình vi phân không ôtônôm (Mục 3.1).

• Kết quả chuẩn bị về làm phẳng các đa tạp bất biến và loại bỏ thành phần không cộng hưởng (Mục 3.2).

• Xây dựng hệ sai phân liên kết cho phương trình vi phân không ôtônôm (Mục 3.3).

• Thiết lập tiêu chuẩn tương đương của phương trình sai phân bằng phương pháp đường (Mục 3.4).

3.1 Đặt bài toán và phát biểu Định lý Sternberg cho phương trình vi phân không ôtônôm

Xét phương trình vi phân không ôtônôm:

˙

x = A(t)x+f(t, x), t∈ R, (3.1) trong đó A :R →Rd×d là ánh xạ đo được và thỏa mãn

esssup

t∈R

||A(t)|| < ∞,

và f: R× Rd → Rd là hàm Ck Carathéodory, tức là với mỗi t ∈ R cố định thì f(t,·) là liên tục, với mọi x ∈ Rd thì f(·, x) là đo được và với mỗi t ∈ R và với mọi x ∈ Rd thì đạo hàm riêng Dkxf(t, x) tồn tại và Djxf

là hàm Carathéodory với mọi j ∈ {1, . . . , k}.

Ta kí hiệu ΦA(., .) : R× R → Rd×d là toán tử tiến hóa của hệ tuyến tính

˙

x = A(t)x, (3.2)

tức là ΦA(., s)ξ là nghiệm của bài toán (3.2) với điều kiện ban đầu x(s) = ξ.

Chúng tôi giả sử các điều kiện sau đây trong suốt chương này.

(A1) Hệ (3.1) có khai triển Taylor tại lân cận điểm cân bằng tầm thường thỏa mãn

f(t,0) = 0 và Dxf(t,0) = 0 với mỗi t∈ R.

(A2) Hệ tuyến tính (3.2) có tăng trưởng bị chặn mũ (xem [13]), tức là đối với toán tử tiến hóa Φ : R×R → Rd×d của hệ (3.2) tồn tại K, a > 0

sao cho

(A3) Hệ phi tuyến: Tồn tại M > 0 sao cho

∥Dxjf(t, x)∥ ≤ M với j = 0, . . . , k,với mỗi t ∈ R và với mọi x ∈ Rd.

Với mỗi k ∈ Nvà ma trận hàm khả tích địa phương A : R→ Rd×d thỏa mãn (A2) ta định nghĩa tập các phương trình vi phân chấp nhận được

Ok(A) := {x˙ = A(t)x+f(t, x) : f là một hàm Ck Carathéodory thỏa mãn (A1) và (A3)}.

Sau đây chúng tôi nhắc lại về khái niệm Ck tương đương của hai hệ phương trình vi phân không ôtônôm (xem [38]).

Định nghĩa 3.1 (Ck tương đương). Hai hệ thuộc Ok(A) ˙

x = A(t)x+f(t, x), (3.3)

˙

y = A(t)y+ g(t, y), (3.4)

được gọi là Ck tương đương, nếu tồn tại p, p >e 0 và r ∈ (0, p), er ∈ (0,p)e

cùng với các hàm liên tục

H: R×Br(0)→ Rd và H−1: R×B e

r(0) →Rd,

gọi là Ck tương đương địa phương giữa (3.3) và (3.4), thỏa mãn các điều kiện sau:

(i) Với mỗi t ∈ R ánh xạ

H(t,·) : Br(0) →H(t, Br(0)) ⊂B e p(0), H−1(t,·) : B e r(0) →H−1(t, B e r(0)) ⊂Bp(0), là Ck vi phôi với

H(t, H−1(t, y)) = y với mọi y ∈ B e

H−1(t, H(t, x)) = x với mọi x ∈ Br(0) với H(t, x) ∈ B e

r(0).

(ii) Nếu ν là nghiệm của (3.3) thuộc Br(0) thì H(·, ν(·)) là nghiệm của

(3.4). Nếu νe là nghiệm (3.4) thuộc B e

r(0) thì H−1(·,νe(·)) là nghiệm của (3.3).

(iii) Nghiệm tầm thường được ánh xạ đến nhau đều:

lim

x→0H(t, x) = lim

x→0H−1(t, x) = 0 đều theo t ∈ R.

Một trong những kết quả đã biết về tuyến tính hóa hệ (3.1) đó là nếu (3.2) là hyperbolic, tức là 0 ̸∈ ΣED(A)(trong đóΣED(A)là kí hiệu phổ nhị phân mũ của hệ tuyến tính (3.2)), thì mọi hệ thuộc O1(A)là tương đương tô pô (C0 tương đương) với (3.3) (xem [26]). Trong quá trình nghiên cứu về tính trơn của hàm H chúng tôi thu được kết quả như sau:

Định lý 3.2(Định lý Sternberg cho phương trình vi phân không ôtônôm).

Cho ℓ ∈ N và kí hiệu ΣED(A) = λ1∪λ2∪ · · · ∪λn là phổ nhị phân mũ của hệ tuyến tính (3.2) (với λi = [ai, bi] là các đoạn phổ nhị phân mũ tương ứng). Giả sử hệ (3.2) là hyperbolic tức là 0 ̸∈ ΣED(A). Khi đó sẽ tồn tại một số k ∈ N nhỏ nhất, k ≥ℓ, thỏa mãn điều kiện tách phổ

(k−ℓ)Σu > Σu−ℓΣs và (k−ℓ)Σs < Σs −ℓΣu, (3.5)

trong đó

Σs := ΣED(A)∩R<0 và Σu := ΣED(A)∩R>0.

Nếu không xảy ra điều kiện cộng hưởng đến bậc k, tức là

λj∩

n

X

i=1

kiλi = ∅ với mọi (k1, . . . , kn) ∈ Nn0 với 2≤

n

X

i=1

ki ≤k, (3.6)

3.2 Làm phẳng các đa tạp bất biến và loại bỏ thành phần không cộng hưởng

Kết quả chuẩn bị trong mục này là làm phẳng các đa tạp bất biến và loại bỏ các thành phần không cộng hưởng để chứng minh một hệ bất kì thuộc Ok+2(A) là Ck tương đương với một hệ thuộc Ok

flat(A), (xem (3.10) về định nghĩa của lớp phương trình này). Khái niệm làm phẳng ở đây có nghĩa là nếu các đa tạp ổn định và không ổn định của hệ phi tuyến trùng với đa tạp ổn định và đa tạp không ổn định của hệ tuyến tính hóa tương ứng.

Giả sử A: R → Rd×d là đo được và bị chặn với 0 ̸∈ ΣED(A). Khi đó tồn tại phép đổi biến S: R → Rd×d sao cho y(t) = S(t)x(t) đưa hệ (3.2) về dạng chéo khối

˙

y = diag(A1(t), A2(t), ..., An(t))y, (3.7) trong đó Ai : R → Rdi×di là các hàm ma trận đo được và bị chặn d1 + d2 +...+dn = d và

ΣED(Ai) =λi,

(xem [37]). Do

H: R×Rd → Rd, (t, x) 7→H(t, x) := S(t)x,

thỏa mãn các điều kiện (i), (ii) và (iii) của Định nghĩa 3.1 với H−1(t,·) = S(t)−1, ta có thể giả sử rằng A(t) có dạng đường chéo sau

A(t) = diag(A1(t), . . . , An(t)),

với ΣED(Ai) = λi với i = 1, . . . , n, ΣED(A) = ∪n

λn. Tồn tại m ∈ {0, . . . , n} sao cho λ1 > · · · > λm > 0> λm+1 > · · · > λn, ta định nghĩa Au(t) := diag(A1(t), . . . , Am(t)) ∈ Rdu×du, As(t) := diag(Am+1(t), . . . , An(t)) ∈ Rds×ds , (3.8)

trong đó du + ds = d, và nếu m = 0 thì du = 0, As = A, nếu m = d

thì ds = 0, Au = A. Kí hiệu πu và πs tương ứng là phép chiếu của

Rd = Rdu ×Rds lên Rdu và Rds. Trong hệ tọa độ (xu, xs), với xu := πux,

xs := πsx, hệ (3.7) viết lại như sau

˙

xu = Au(t)xu+πuf(t, xu, xs), ˙

xs = As(t)xs +πsf(t, xu, xs).

(3.9)

Kí hiệu φ(·, t0, xu0, xs0) là nghiệm của bài toán (3.9) với điều kiện ban đầu

x(t0) = (xu0, xs0). Theo lý thuyết về đa tạp bất biến (hay còn được gọi là đa tạp tích phân) thì các đa tạp

U = (t, xu, xs) : lim

s→−∞φ(s, t, xu, xs) = 0 S = (t, xu, xs) : lim

s→∞φ(s, t, xu, xs) = 0

của nghiệm tầm thường của hệ (3.9), được gọi là các đa tạp không ổn định và đa tạp ổn định.

Ta nói rằng U và S là làm phẳng, nếu chúng trùng với đa tạp không ổn định R×Rdu × {0} ⊆ R1+d và đa tạp ổn định R× {0} × Rds ⊆ R1+d

của hệ tuyến tính hóa

˙

xu = Au(t)xu, ˙

Sử dụng tính bất biến của U và S, khi đó U và S được làm phẳng là tương đương với điều sau

U = R×Rdu × {0} ⇔ πsf(t, xu,0) = 0 với mọi (t, xu) ∈ R×Rdu, S = R× {0} ×Rdu ⇔ πuf(t,0, xs) = 0 với mọi (t, xs) ∈ R×Rds.

Hơn nữa, dựa vào kết quả [37] ta sẽ loại bỏ các thành phần bậc cao và không cộng hưởng trong khai triển Taylor Dxif(t,0), i = 2, . . . , k bằng các phép biến đổi Ck tương đương. Do đó hệ mới sẽ thỏa mãn thêm hai điều kiện sau:

(A4) Đa tạp ổn định và không ổn định là phẳng:πuf(t,0, xs) = 0, πsf(t, xu,0) = 0 với hầu hết t ∈ R và mọi (xu, xs) ∈ Rdu ×Rds.

(A5) Các phần tử trong khai triển Taylor đến bậc kđược loại bỏ:Dixf(t,0) = 0 với i = 2, . . . , k và hầu hết t∈ R (do Dxf(t,0) = 0 bởi (A1)). Ta định nghĩa tập Ok

flat(A) ⊆ Ok(A) như sau:

Oflatk (A) := Ok(A)∩ {x˙ = A(t)x+ f(t, x) : f thỏa mãn (A4) và (A5)}.

(3.10) Trong mệnh đề sau chúng tôi chỉ ra rằng dưới điều kiện không cộng hưởng của Định lý 3.2, một hệ bất kì hệ thuộc Ok+2(A) sẽ là Ck tương đương với một hệ thuộc Ok

flat(A).

Mệnh đề 3.3 (Làm phẳng các đa tạp bất biến và loại bỏ thành phần không cộng hưởng). Kí hiệu ΣED(A) = λ1∪λ2∪ · · · ∪λn là phổ nhị phân mũ của hệ tuyến tính (3.2). Giả sử 0 ̸∈ ΣED(A) và k ∈ N. Nếu điều kiện không cộng hưởng sau xảy ra

λj ∩

n

X

i=1

kiλi = ∅ với mọi (k1, . . . , kn) ∈ Nn0 trong đó 2≤

n

X

i=1

ki ≤ k.

Khi đó bất kì một hệ thuộc Ok+2(A) là Ck tương đương với một hệ thuộc

Oflatk (A).

Chứng minh. Xét một hệ tùy ý

˙

x = A(t)x+f(t, x), (3.12) thuộcOk+2(A)với nghiệmφ(·, t0, xu0, xs0)thỏa mãnφ(t0, t0, xu0, xs0) = (xu0, xs0). Từ định nghĩa (3.8) of Au và As, ta có ΣED(Au) > 0 > ΣED(As). Gọi Φu

và Φs tương ứng là toán tử tiến hóa của hệ x˙u = Au(t)xu và x˙s = As(t)xs. Theo Định nghĩa 1.2 về phổ nhị phân mũ thì tồn tại các hằng số K, α >0

sao cho

∥Φu(t, s)∥ ≤ Keα(t−s) với t≤ s, ∥Φs(t, s)∥ ≤ Ke−α(t−s) với t≥ s.

Bước 1: (Làm phẳng các đa tạp ổn định và không ổn định) Áp dụng [4, Theorem 4.1], tồn tại hằng sốL > 0sao cho, nếusupt∈R,x∈Rd∥Dxf(t, x)∥ ≤ L, hệ (3.12) sẽ có đa tạp ổn định và đa tạp không ổn định của nghiệm tầm thường. Sử dụng giả thiết (A3) và định lý giá trị trung bình ta có

sup

t∈R,x∈Rd

∥Dxf(t, x)∥ ≤ sup

s∈R,y∈Rd

∥D2xf(s, y)∥∥x∥ ≤ M∥x∥,

và thay thế f bởi hàm cắt f˜(xem trong [11, Example 6]) trong đó f và

˜

f trùng nhau trên lân cận R×Br(0) ⊂R×Rd với r > 0 đủ nhỏ và f˜vẫn thỏa mãn (A3), ta có supt∈R,x∈Rd∥Dxf˜(t, x)∥ ≤ L. Hệ sau khi được thay thế sẽ là Ck tương đương với hệ ban đầu, để tiện lợi trong kí hiệu, chúng tôi bỏ dấu ngã và viết lại f thay vì f˜.

Theo [4, Theorem 4.1], tồn tại một ánh xạ liên tục u: R×Rdu → Rds sao cho đồ thị của hàm u

có đặc trưng sau:

U = (t, xu, xs) : lim

s→−∞φ(s, t, xu, xs) = 0 .

Tức là, U là đa tạp không ổn định của nghiệm tầm thường của hệ (3.12),

u(·,0) = 0 và ta có tính bất biến sau

πs◦φ(t, s, xu,u(s, xu)) = u t, πu◦φ(t, s, xu,u(s, xu)), (3.13) với mỗi t, s ∈ R, (xu, xs) ∈ Rd. Theo [35, Theorem 5.20] thì u là một hàm

Ck+2 Carathéodory với các đạo hàm riêng bị chặn toàn cục và ∂x∂uu(t,0) = 0

với t ∈ R. Ta định nghĩa H: R×Rd → Rd bởi

H(t, xu, xs) := (xu, xs −u(t, xu)).

Khi đó H(·,0) = 0, H(t,·) là Ck+2 vi phôi và khả nghịch với

H−1(t, x) = (xu, xs + u(t, xu)) và limx→0H(t, x) = limx→0H−1(t, x) = 0

đều theo t ∈ R do đó supt∈R,xu∈Rdu ∥∂x∂uu(t, xu)∥ < ∞.

Lấy đạo hàm của cả hai vế của phương trình bất biến ta có (3.13)

∂u ∂t(t, x u ) =As(t)u(t, xu) + πsf(t, xu,u(t, xu)) − ∂u ∂xu(t, xu) Au(t)xu+πuf(t, xu,u(t, xu)).

Khi đó, ta thu được H là phép đổi biến đưa (3.12) về

˙ x = A(t)x+g(t, x), (3.14) với πug(t, xu, xs) =πuf(t, xu, xs +u(t, xu)), πsg(t, xu, xs) =πsf(t, xu, xs+u(t, xu))−πsf(t, xu,u(t, xu)) − ∂u ∂xu(t, xu) πsf(t, xu, xs +u(t, xu))−πsf(t, xu,u(t, xu)).

Hệ (3.14) là thuộc Ok+1(A), thỏa mãn điều kiện πsg(t, xu,0) = 0, tức là đa tạp không ổn định của nó là phẳng và (3.12) là Ck+1 tương đương với (3.14). Tương tự như vậy ta có thể làm phẳng đa tạp ổn định S := {(t,s(t, xs), xs) : (t, xs) ∈ R× Rds} của (3.14) với một Ck tương đương

(t, xu, xs) 7→ (xu −s(t, xs), xs). Bằng cách xây dựng đồng thời hai phép đổi biến trên, thì (3.12) sẽ là Ck tương đương với hệ thuộc Ok(A) thỏa mãn điều kiện (A4), tức là các đa tạp ổn định và không ổn định là phẳng.

Bước 2 (Loại bỏ các thành phần không cộng hưởng): Nếu k = 1 không có các thành phần bị loại bỏ. Nếu k ≥2, theo Định lý về dạng chuẩn tắc cho phương trình vi phân không ôtônôm [37], mọi phần tử không cộng hưởng trong khai triển Taylor có bậc đến k có thể loại bỏ để được một hệ

Ck tương đương. Sử dụng giả thiết (3.11), mọi phần tử trong khai triển Taylor có bậc đến k là không cộng hưởng và do đó hệ được xây dựng thông qua Bước 1 là Ck tương đương với một hệ thuộc Ok

flat(A).

3.3 Hệ sai phân liên kết

Trong mục này, chúng tôi trước hết giới thiệu khái niệm hệ sai phân liên kết với thang thời gian cho trước với một hệ thuộc Ok(A). Sau đó, chúng tôi đưa ra một đặc trưng để hai hệ trong lớp Ok(A) là Ck tương đương thông qua hệ sai phân liên kết. Cuối cùng, chúng tôi đưa ra một số tính chất của hệ sai phân liên kết với một hệ thuộc Okflat(A).

3.3.1 Khái niệm hệ sai phân liên kết và một số tính chất

Ta có khái niệm sau về hệ sai phân liên kết với một phương trình vi phân không ôtônôm. Cụ thể, với k ∈ N và một ma trận hàm khả tích địa

phương A : R→ Rd×d thỏa mãn (A2), xét phương trình vi phân

˙

x = A(t)x+f(t, x), (3.15) thuộc Ok(A) với φ(·, t0, x0) là nghiệm của (3.15) thỏa mãn điều kiện ban đầu x(t0) = x0.

Định nghĩa 3.4 (Hệ sai phân liên kết với thang thời gian-κ ). Choκ ∈ R,

κ > 0. Với n ∈ Z, x ∈ Rd, ta định nghĩa

Fn(κ)(x) := φ((n+ 1)κ, nκ, x),

A(κ)n := Φ((n+ 1)κ, nκ), fn(κ)(x) := Fn(κ)(x)−A(κ)n x,

trong đó Φ là toán tử tiến hóa của (3.2). Khi đó

xn+1 = Fn(κ)(xn) (và tương đương xn+1 = A(κ)n xn +fn(κ)(xn)) (3.16)

được gọi là hệ κ sai phân liên kết của (3.15).

Với k ∈ N và ánh xạ f: Rd →Rd là Ck, ta đặt ∥f∥k := max 0≤i≤k sup x∈Rd ∥Dif(x)∥. Ta định nghĩa Ck(Rd) := {f: Rd →Rd: f là Ck với ∥f∥k < ∞}, C1k(Rd) := {f ∈ Ck(Rd) : f(0) = 0, Df(0) = 0}, Cflatk (Rd) := {f ∈ Ck(Rd) : Dif(0) = 0 với i = 0, . . . , k}.

Bổ đề 3.5. Xét hệ κ sai phân (3.16) liên kết của (3.15). Ta có các khẳng định sau:

(a) supn∈Z∥A(κ)n ∥ < ∞ và supn∈Z∥(A(κ)n )−1∥< ∞. (b) Nếu hệ (3.16) thuộc Ok

(c) Nếu hệ (3.16)thuộc Oflatk (A), thì πufn(κ)(0, xs) = 0và πsfn(κ)(xu,0) = 0

với n ∈ Z và (xu, xs) ∈ Rd.

Chứng minh. (a) Từ (A2), ta có ∥A(κ)n ∥ = ∥Φ((κ+ 1)n, κn)∥ ≤ Keaκ. Khi đó supn∈Z∥A(κ)n ∥ < ∞. Tương tự, ta cũng có supn∈Z∥(A(κ)n )−1∥< ∞. (b) Để chứng minh fn(κ) ∈ Cflatk (Rd) với n ∈ N, ta cần chỉ ra Difn(κ)(0) = 0

với i = 0, . . . , k. Ta có fn(κ)(x) = φ((n+ 1)κ, nκ, x) −Φ((n+ 1)κ, nκ)x. Nên φ(·,·,0) = 0, tức là mệnh đề cần chứng minh đúng với i = 0. Tiếp theo, ta có ∂φ∂x((n+ 1)κ, nκ,0) = Φ((n+ 1)κ, nκ) và mệnh đề cần chứng minh đúng với i = 1. Với i = 2, . . . , k từ khai triển Taylor cho hàm

x 7→ φ((n + 1)κ, nκ, x) (Ck khả vi) tại x = 0 ta cũng thu được khẳng định Difn(κ)(0) = 0.

(c) Ta có

fn(κ)(x) = φ((n+ 1)κ, nκ, x)−Φ((n+ 1)κ, nκ)x.

Do đó, mệnh đề được suy ra trực tiếp từ phương trình bất biến (3.13) và do đa tạp ổn định và không ổn định của (3.16) là phẳng bởi (A4), tức là πuf(t,0, xs) = 0 và πsf(t, xu,0) = 0 với hầu hết t ∈ R và mọi

(xu, xs) ∈ Rdu ×Rds.

3.3.2 Ck tương đương của hệ sai phân liên kết

Sau đây chúng tôi đưa ra một điều kiển đủ cho Ck tương đương của hai hệ phương trình vi phân không ôtônôm thuộc Ok(A) thông qua hệ sai phân liên kết của chúng.

Định lý 3.6 (Ck tương đương của hệ κ sai phân liên kết ). Hai hệ

˙

˙

y = A(t)y+ g(t, y), (3.18)

thuộc Ok(A) là Ck tương đương, nếu tồn tại κ >0 sao cho hệ κ sai phân liên kết

xn+1 = Fn(κ)(xn), (3.19)

yn+1 = G(κ)n (yn), (3.20)

là Ck tương đương, tức là nếu tồn tại p,p >e 0 và r ∈ (0, p),er ∈ (0,p)e và ánh xạ

Tn: Br(0) → Rd và Sn: B e

r(0) → Rd,

sao cho các điều kiện sau được thỏa mãn (i) Với mỗi n ∈ Z ánh xạ

Tn: Br(0) →Tn(Br(0)) ⊂ B e p(0), Sn: B e r(0) →Sn(B e r(0)) ⊂ Bp(0), là Ck vi phôi và thỏa mãn

Tn(Sn(y)) = y với mọi y ∈ B e r(0)∩Sn−1(Br(0)), Sn(Tn(x)) = x với mọi x ∈ Br(0)∩Tn−1(B e r(0)). (ii) Với x ∈ Br(0), y ∈ B e

r(0) sao cho Fn(κ)(x) ∈ Br(0), G(κ)n (y) ∈ B e

r(0)

thì ta có

Tn+1(Fn(κ)(x)) = G(κ)n (Tn(x)) và Sn+1(G(κ)n (y)) =Fn(κ)(Sn(y)).

(iii) Nghiệm tầm thường được ánh xạ đến nhau thông qua Tn và Sn đều theo nghĩa sau

lim

x→0Tn(x) = 0 và lim

Chứng minh. Giả sử φ và ψ tương ứng là nghiệm của (3.17) và (3.18),

Fn(κ)(x) =φ((n+ 1)κ, nκ, x) và G(κ)n (y) =ψ((n+ 1)κ, nκ, y).

Do các hệ phương trình(3.17) và (3.18) thuộc lớp Ok(A), hai hàm f và g

là bị chặn toàn cục theo điều kiện (A3). Áp dụng bất đẳng thức Gronwall [18, Chapter 3, Theorem 1.1], tồn tại r∗ > 0 và r˜∗ > 0 sao cho với mọi

n ∈ Z

φ(κn, t, x) ∈ Br(0) với t ∈ [κn, κ(n+ 1)], x ∈ Br∗(0), ψ(κn, t, y) ∈ Br˜(0) với t ∈ [κn, κ(n+ 1)], y ∈ Br˜∗(0).

(3.21)

Sử dụng giả thiết (iii) và làm cho r∗ , r˜∗ nhỏ đi, nếu cần thiết, ta có thể giả sử thêm rằng

Tn(φ(κn, t, x)) ∈ Br(0) với t∈ [κn, κ(n+ 1)], x ∈ Br∗(0), Sn(ψ(κn, t, y)) ∈ B˜r(0) với t∈ [κn, κ(n+ 1)], y ∈ B˜r∗(0).

(3.22)

Ta định nghĩa H : R×Br∗(0) → Rd và H−1 : R×B˜r∗(0)→ Rd như sau

H(t, x) := ψ t, κn, Tn(φ(κn, t, x)) với x ∈ Br∗(0), H−1(t, y) := φ t, κn, Sn(ψ(κn, t, y)) với y ∈ Br˜∗(0),

(3.23)

với t∈ [κn, κ(n+ 1)). Từ (3.21) và (3.22), hàm H và H−1 được xác định, và để kết thúc chứng minh ta cần chỉ hai hệ (3.17) và (3.18) là Ck tương đương thông qua phép biến đổi H. Tức là ta cần chỉ ra H và H−1 thỏa

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) bài toán gán phổ nhị phân mũ và tuyến tính hóa cho hệ động lực không ôtônôm (Trang 53 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)