Tác động đến các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của chương trình xây dựng nông thôn mới đến tăng trưởng kinh tế của xã phú đô – phú lương – thái nguyên (Trang 66 - 69)

4.4.6.1. Tác động đến các vấn đề xã hội - Y tế:

Xã có 01 Trạm y tế gồm 6 phòng phục vụ công tác khám chữa bệnh đã được công nhận đạt chuẩn trạm y tế xã. Đội ngũ cán bộ y tế đã đạt chuẩn theo quy định của Bộ y tế.

Tỷ lệ người dân tham gia các loại hình BHYT đạt 100%.

- Văn hoá:

Kết quả khảo sát phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”: gồm các phong trào: Lá lành đùm lá rách, sống khỏe sống tốt đẹp lòng đẹp đạo, toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, …

Kết quả khảo sát phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” gồm các phong trào: Hiến đất để làm đường giao thôn nông thôn, Chỉnh trang nhà cửa vườn ao, xây dựng đường làng sáng và xanh- sạch-đẹp, sản xuất chè an thực phẩm, …

Số hộ đạt gia đình văn hóa: 1.283 hộ, chiếm 84 %. Số xóm đạt văn hóa: 18 xóm đạt 72%.

-Giáo dục và Đào tạo:

Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 05 tuổi: 338 em. Xóa mù chữ và chống tái mù chữ: Không có.

Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi: 474 em. Phổ cập giáo dục trung học cơ sở: 302 em.

Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS lên học THPT, bổ túc, học nghề: 98%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo: 31%.

Như vậy, chương trình NTM đã có tác động tích cực đến các mặt xã hội, người dân được hưởng các chính sách chăm sóc sức khỏe cấp bảo hiểm y tế trên toàn xã. Đời sống vật chất và tinh thần đang ngày được nâng cao.

4.4.6.2. Tác động đến môi trường sinh thái

Đánh giá tình hình chung về môi trường và công tác bảo vệ môi trường: Trong 2 năm trở lại đây, môi trường xã Phú Đô đã được nhân dân đặc biệt quan tâm và chú trọng do đó môi trường dã cơ bản được đảm bảo. Công tác bảo vệ môi trường 100% số hộ tham gia vệ sinh nông thôn, cải thiện điều kiện vệ sinh, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi vệ sinh và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, góp phần nâng cao sức khỏe và chất lượng sống cho người dân nông thôn. Trong năm 2017, BCĐ xã đã phối hợp với Văn phòng điều phối xây dựng NTM huyện cấp 80 bể dựng bao bì thuốc BVTV bằng bê tông cho các làng nghề và các xóm dọc 2 bên đường liên xã, chuẩn bị cấp xe đẩy rác và thùng nhựa chữa rác. Đặc biệt, Ban địa chính xã đang rà soát và nghiệm thu

các hố chứa rác của các hộ. Các ban ngành của xã đã tổ chức nhiều hoạt để xây dựng cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp.

- Đa số nhân dân đã sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh bằng giếng khơi, giếng khoan, nước tự chảy. Tỷ lệ dân sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 90%.

- Cơ sở sản xuất kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề: Số lượng 200 cơ sở. Cơ sở thực hiện đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường 200 cơ sở, đạt 100%3

- Các xóm cũng đồng loạt tổ chức vệ sinh đường làng, ngõ xóm, khu vực công cộng, thu gom và xử lý chất thải, nước thải sinh hoạt, sản xuất theo quy định 01 tháng/lần.

- Hiện trạng hệ thống thoát nước thải khu dân cư tập trung: Chủ yếu là thải vào các bể chứa tự hoại của gia đình, sau đó mới thải ra ngoài qua cống rãnh. Hiện xã có 4 khu dân cư sống tập trung dọc 2 bên đường liên xã và xóm.1,5 km đã có cống rãnh, cần xây mới 0,5 km.

+ Số hộ có 3 công trình vệ sinh đạt chuẩn: 1.069 hộ, chiếm 70%.

+ Số công trình vệ sinh cần xây mới, nâng cấp, cải tạo: 458 công trình. Trong đó: Nhà tiêu 300 công trình, nhà tắm: 458 công trình, bể nước sinh hoạt: 400 công trình.

- Số hộ chăn nuôi 300 hộ, hộ có hầm biogas, chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh 200 hộ, chiếm 66,7%.

- Số hộ và cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm 42 hộ, tỷ lệ hộ, cơ sở đảm bảo an toàn thực phẩm 28/42, đạt 62%.

- Thực trạng quy hoạch và quản lý quy hoạch nghĩa trang và mai táng trên địa bàn: BCĐ, BQL xã đã quy hoạch 01 nghĩa trang tại trung tâm, quy hoạch các nghĩa địa tập trung. Tuy nhiên công tác quản lý các quy hoạch nghĩa địa vẫn còn bị hạn chế vì còn có tình trạng khi có người nhà chết vẫn được chôn cất trên đất của gia đình mà không đem ra nghĩa địa để chôn.

4.5.Định hướng, giải pháp phát triển mô hình NTM nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đồng thời cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân xã Phú Đô.

Là xã có xuất phát điểm kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và chè, tình trạng sản xuất tự phát còn khá phổ biến nên chất lượng, hiệu quả sản xuất còn hạn chế, đời sống một bộ phận nhân dân còn khó khăn. Cơ sở hạ tầng tuy được đầu tư xây dựng nhưng mức độ tối thiểu, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển. Nhiều tiêu chí quan trọng chưa đạt, như: Giao thông nông thôn; Thu nhập; Hộ nghèo, Nhà ở dân cư; Môi trường,... Một số tiêu chí đã đạt nhưng chỉ ở mức cơ bản cần tiếp tục nâng lên.

Những tồn tại nêu trên nguyên nhân chủ yếu là do nguồn lực đầu tư còn hạn chế, có nhiều tiêu chí cần phải có thời gian để hoàn thiện, đầu ra hàng nông sản không ổn định. Mặt khác tại xã chưa có nhiều cơ sở sản xuất lớn để thu hút được việc làm tại địa phương, tình trạng thiếu lao động trong vụ thu hoạch nông sản còn phổ biến khi đến vụ thu hoạch nông sản làm giá nhân công tăng cao, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của chương trình xây dựng nông thôn mới đến tăng trưởng kinh tế của xã phú đô – phú lương – thái nguyên (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w