- Tạo điều kiện cho các ngành kinh tế phát triển như ngành thương mại, dịch vụ, nông nghiệp, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp…
- Thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá các ngành kinh tế xã;
- Tạo cho nông dân có ý tin tưởng vào các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước;
- Xây dựng hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng, kỹ thuật của xã ngày càng phát triển phù hợp với xu thế chung của xã hội;
- Góp phần thúc đẩy quá trình thực hiện các chương trình, dự án khác tại địa phương.
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Tình hình triển khai và những kết quả đạt được của chương trình xây dựng NTM và những tác động của chương trình đến tăng trưởng kinh tế của xã Phú Đô, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu những tác động của chương trình xây dựng NTM đến tăng trưởng kinh tế của xã Phú Đô.
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
* Về không gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu tại địa bàn xã Phú Đô, huyện
* Về thời gian nghiên cứu: Từ ngày 15 tháng 01 năm 2018 đến ngày 30
tháng 05 năm 2018.
3.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Nội dung nghiên cứu
Điều tra sơ lược về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của xã Phú Đô. Thực trạng triển khai xây dựng NTM tại xã Phú Đô.
Đánh giá tác động của chương trình xây dựng NTM đến tăng trưởng kinh tế của xã Phú Đô.
Định hướng và những giải pháp phát triển mô hình NTM nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đồng thời cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
3.3.2. Phương pháp thực hiện
3.3.2.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu
Các số liệu sơ cấp và thứ cấp có liên quan đến nội dung nghiên cứu sẽ được điều tra, thu thập trong quá trình thực hiện đề tài.
Thu thập số liệu thứ cấp:
Trong đề tài sử dụng số liệu đã công bố của các cơ quan thống kê, các sách báo tài liệu, báo cáo tổng kết đã được công bố của xã và huyện để thu thập các tài liệu có liên quan về điều kiện tự nhiên, dân sinh, hạ tầng kinh tế xã hội, văn hóa môi trường của khu vực nghiên cứu.
Tài liệu thứ cấp được thu thập trong đề tài là những đề tài đảm bảo độ tin cậy cao, nguồn cung cấp số liệu có căn cứ pháp lý và khoa học. Trong nội dung của báo cáo, các tài liệu thứ cấp được thu thập chủ yếu là các nguồn sau:
+ Các Quyết định của Chính phủ, Ủy ban dân tộc, UBND tỉnh Thái Nguyên, Ban dân tộc tỉnh Thái Nguyên, UBND huyện Phú Lương và UBND xã Phú Đô.
+ Các tài liệu, các báo cáo khoa học đã được công bố.
+ Các văn bản, hồ sơ về thực hiện chương trình xây dựng NTM của xã Phú
Đô, huyện Phú Lương.
+ Các sách, báo và các thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Thu thập số liệu sơ cấp:
*Chọn điểm nghiên cứu: chọn 3 vùng khác nhau trong xã, mỗi vùng chọn 25 hộ để phỏng vấn, tổng mẫu là 75 hộ. Sử dụng phương pháp điều tra theo bảng hỏi, chọn hộ điều tra theo phương pháp ngẫu nhiên.
*Phương pháp PRA: PRA là một loạt các biện pháp tiếp cận và phương pháp khuyến khích lôi cuốn người dân tham gia cùng chia sẻ thảo luận, phân tích kiến thức của họ về đời sống, điều kiện nông thôn để họ lập kế hoạch thảo luận cũng như thự hiện giám sát, đánh giá. Đề tài này đã sử dụng các công cụ PRA sau:
- Quan sát trực tiếp: Quan sát một cách có hệ thống sự việc, sự vật, sự kiện với các mối quan hệ và trong một bối cảnh tồn tại của nó. Quan sát trực tiếp cũng là một phương cách tốt để kiểm tra chéo những câu trả lời của người dân địa phương. Trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi sử dụng phương pháp quan sát trực tiếp tực trạng hạ tầng kinh tế-xã hội, môi trường...trên địa bàn xã.
- Phỏng vấn bán cấu trúc: Phỏng vấn các đối tượng khác nhau để lấy cảm nhận, tâm sự cho việc đánh giá tác động của chương trình xây dựng NTM đến tăng trưởng kinh tế của xã Phú Đô.
Phương pháp thống kê: Sử dụng để thu thập thông tin, tổng hợp số liệu, phân tích tài liệu theo mục đích nghiên cứu.
3.3.2.2. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu
Từ các nguồn số liệu điều tra thu thập được trên địa bàn nghiên cứu. Sau đó tiến hành tổng hợp, xử lý và phân tích số liệu.
- Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu: sử dụng phương pháp này để
tổng hợp các số liệ thu thập được sau đó xử lý, biểu diễn số liệu trên các bảng biểu, phân tích đánh giá tình hình thực hiện.
- Phương pháp đối chiếu so sánh: Phương pháp này xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích, phản ánh chân thực hiện tượng nghiên cứu, giúp cho việc tổng hợp tài liệu được khoa học, khách quan, phản ánh đúng nội dung cần nghiên cứu.
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội địa bàn nghiên cứu
4.1.1. Đặc điểm tự nhiên
-Vị trí địa lý: Phú Đô là một xã nằm ở phía Đông của huyện Phú Lương cách trung tâm huyện 20 km
Phía Bắc tiếp giáp với xã Yên Lạc, huyện Phú Lương.
Phía Đông tiếp giáp với xã Văn Lăng, xã Hòa Bình, huyện Đồng Hỷ. Phía Nam tiếp giáp với xã Minh Lập, huyện Đồng Hỷ.
Phía Tây tiếp giáp với xã Tức Tranh, huyện Phú Lương.
Hiện nay, xã bao gồm 25 xóm: Na Sàng, Phú Thọ, Phú Đô 1, Phú Đô 2, Làng Vu 1, Làng Vu 2, Núi Phật, Núi Bắc, Pháng 1, Pháng 2, Pháng 3, Khe Vàng 1, Khe Vàng 2, Khe Vàng 3, Ao Cống, Cúc Lùng, xóm Mới, Phú Nam 1, Phú Nam 2, Phú
Nam 3, Phú Nam 4, Phú Nam 5, Phú Nam 6, Phú Nam 7 và Phú Nam 8. Thành
phần dân tộc: Xã Phú Đô có 5 dân tộc, trong đó dân tộc kinh chiếm 38%, các dân tộc khác chiểm 62% (Bao gồm dân tộc Sán Chay, Tày, Nùng, Hmông).
Phú Đô là xã khó khăn về giao thông của huyện Phú Lương, trên địa bàn có đường liên xã Giang Tiên - Phú Đô - Núi Phấn đi qua. Đây là một xã phát triển nghề trồng chè.
- Đặc điểm địa hình: Xã có địa hình khá phức tạp, tỷ lệ đồi núi chiếm phần lớn diện tích, xen giữa là các cánh đồng nằm rải rác. Có độ cao thấp dần từ Bắc xuống Nam.
- Khí hậu: Xã chịu sự chi phối của vùng nhiệt đới gió mùa nóng và ẩm, chia thành 2 mùa rõ rệt, mùa lạnh và mùa nóng rất thuận lợi cho cây trồng nhiệt đới phát triển.
a. Nước mặt: Xã có một hồ chứa nước nằm tại xóm Cúc Lùng với diện tích 4,9 ha và một số đập ngăn nước nhỏ; phía Đông xã có dòng sông Cầu chảy men theo qua địa bàn 3 xóm. Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản là 18 ha. b. Nước ngầm:
Nguồn nước ngầm giảm dần theo độ cao địa hình. Với địa hình chủ yếu là đồi và núi, có tài nguyên đất, nước đa dạng tương đối thuận lợi để phát triển rừng, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến và phục vụ dân sinh.
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của xã Phú Đô
4.1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai của xã Phú Đô qua 2 năm ( năm 2010 và năm 2017)
Với tổng diện tích đất đai hơn 2000 ha trong đó chủ yếu là đất nông nghiệp, giai đoạn từ 2010 đến 2017 tình hình biến động đất đai của xã có nhiều thay đổi. Số liệu được cụ thể hóa qua bảng sau:
Bảng 4.1: Tình hình biến động đất đai của xã Phú Đô qua các năm.
TT DANH MỤC
Tổng diện tích
Đất nông nghiệp
Đất trồng lúa nước
1 Đất trồng cây hàng năm
Đất trồng cây lâu năm Đất nuôi trồng thủy sản
Đất phi nông nghiệp
Đất xây dựng trụ sở, cơ quan, chương trình nghiệp Đất quốc phòng 2 Đất cơ sở SXKD Đất bãi thải, xử lý thải
Đất tôn giáo, tín ngưỡng Đất nghĩ trang, nghĩa địa
3 Đất chưa sử dụng
Qua bảng ta thấy: Tồng diện tích đất năm 2017 và năm 2010 là không giống nhau, năm 2017 tăng 6 ha so với năm 2010 lý do tăng là do kép kín lại bản đồ.
Diện tích đất nông nghiệp của xã có xu hướng giảm, đất phi nông nghiệp tăng lên, nhất là đất xây dựng trụ sở, cơ quan, chương trình sự nghiệp (tăng 44 ha); Đất phát triển hạ tầng (tăng 47 ha).
Năm 2017 đất nông nghiệp giảm 20 ha so với năm 2010 (từ 1940 ha xuống còn 1920 ha). Đất trồng cây lâu năm có xu hướng tăng (tăng 266 ha), đất trồng lúa nước và đất trồng cây hàng năm giảm.
Đất phi nông nghiệp có xu hướng tăng qua các năm, một trong số nguyên nhân đó là do chương trình xây dựng NTM đã và đang được triển khai trên địa bàn cho nên đất phát triển cơ sở hạ tầng tăng lên. Việc quy hoạch cho các cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội cho đạt tiêu chí nông thôn mới.
Cho đến nay quỹ đất trên địa bàn vẫn đang còn 80 ha chưa sử dụng. So năm 2017 với năm 2010 diện tích đất chưa sử dụng giảm 70 ha.
4.1.2.2. Tình hình biến động dân số, nhân khẩu và lao động xã Phú Đô qua 2 năm (năm 2010 và năm 2017)
Qua bảng 4.2 ta thấy, tổng số nhân khẩu từ năm chưa thực hiên chương trình xây dựng NTM tăng 17.79% (từ 5200 người lên 6125 người) tăng 925 người, trong đó nhân khẩu tăng lên chủ yếu là lĩnh vực phi nông nghiệp với 799 người (chiếm 86,37%), còn lĩnh vực nông nghiệp số khẩu tăng ít với 126 người.
Số lao động có mức độ tăng tương đối nhanh với 21.9% do số nhân khẩu đến độ tuổi lao động, tăng thêm 797 người trong 7 năm, trong đó lĩnh vực phi nông nghiệp tăng cao khoảng 143.82%.
- Thuận lợi: Có cơ chế chính sách của Đảng và nhà nước, có nguồn lao động
dồi dào.
- Khó khăn: Tỷ lệ lao động được qua đào tạo ít, chủ yếu là lao động phổ thông, ít có cơ hội được tuyển dụng vào làm việc tại các cơ quan, xí nghiệp, doanh nghiệp và các công ty lớn nơi có thu nhập cao. Hiện nay, đại bộ phận thanh niên sau
khi học xong đều đi làm ở các công ty, hoặc xuất khẩu lao động ra nước ngoài, trong tương lai người trong độ tuổi lao động sẽ bị thiếu hụt.
Bảng 4.2: Tình hình biến động dân số, nhân khẩu và lao động xã Phú Đô qua 2 năm (năm 2010 và năm 2017) TT DANH MỤC I Tổng số hộ 1 Hộ nông nghiệp 2 Hộ phi nông nghiệp II Tổng số nhân khẩu
1 Nhân khẩu nông
nghiệp
2 Nhân khẩu phi
nông nghiệp III Tổng số lao động 1 Lao động nông nghiệp 2 Lao động phi nông nghiệp IV Một số tiêu chí bình quân
3 Mật độ dân số
4.1.2.3. Cơ sở hạ tầng
Từ sau khi thực hiện chương trình xây dựng NTM, tất cả mọi công trình cơ sở hạ tầng đều tăng lên về cả số lượng và chất lượng và ngày càng hoàn thiện. Đời sống của người dân ngày một tăng cao. Cơ sở hạ tầng của địa bàn cho đến nay đã dần đáp ứng được những nhu cầu ngày càng tăng của người dân và là nền tảng cho sự phát triển về kinh tế - xã hội tại địa phương. Điều đó thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.3: Hiện trạng cơ sở hạ tầng của xã Phú Đô năm 2017
Chỉ tiêu
I. Công trình thủy lợi
1. Trạm bơm 2. Đập
3. Kênh mương nội đồng - Kênh mương kiên cố hóa
II. Công trình giao thông
1. Đường liên xã Đường đã đạt chuẩn 2. Đường liên thôn, xóm
Đường bê tông 3.Đường ngõ xóm
Đường đã đạt
III. Công trình điện
1. Trạm biến áp
2. Đường dây trung thế
3. Đường dây hạ thế
IV. Công trình cơ sở hạ tầng
1. Trường mẫu giáo
2. Trường học các cấp - Tiểu học - THCS 3. Trạm y tế 4. Chợ 5. Bưu điện
*Công trình thủy lợi:
- Xã có 02 trạm bơm điện và 7 đập, đa số các đập và trạm bơm đều xây dựng trên suối to chảy dọc trung tâm xã. Có 01 hồ chứa nằm ở phía Đông với diện tích 4,9 ha. Toàn xã có 15 cống thoát nước các loại qua đường
- Các công trình chỉ phục vụ 60% diện tích tưới tiêu cho sản xuất, còn mùa khô tại các công trình không có nước tưới mà tưới chủ yếu bằng nguồn nước giếng khoan . Việc sử dụng nguồn nước trên vào mục đích sinh hoạt gặp nhiều khó khăn: Nguồn nước không có, chất lượng nước chưa đảm bảo vệ sinh. Một số năm có mưa lớn vẫn gây ngập úng cục bộ.
- Xã có tổng 40 km kênh mương, đã kiên cố hóa được 10 km, đạt 25%. Hiện đang xây dựng thêm 1 km kênh mương tại trạm bơm xóm Pháng 1.
- Hàng năm Ban quản lý thủy nông xã tiến hành kiện toàn, thành lập các tổ, đổi thủy nông cơ sở, tổ chức tham gia tập huấn về công tác quản lý, duy tu và vận hành công trình. Các tổ thủy nông cũng huy động nhân dân được hưởng lợi tham gia đóng góp tu sửa các hỏng hóc nhỏ và nạo vét mương, thu gom các bao bì, rác thải tại các công trình.
Năm 2017, so với tiêu chí của tỉnh Thái Nguyên: Đạt tiêu chí.
*Công trình giao thông:
-Xác định km đã đạt chuẩn theo từng cấp bậc kỹ thuật của Bộ GTVT: Đường trục xã, liên xã: Tổng 11 km, đã chuẩn 8 km, đạt 72,7 %. Đường trục xóm: Tổng 50 km, đã đạt chuẩn 27,3 km, đạt 54,6% Đường ngõ xóm: Tổng 60 km, đã đạt chuẩn 32 km, đạt 53,3% Đường trục chính nội đồng: Tổng 0 km, đã đạt chuẩn 0 km, đạt 0%
-Thực trạng công tác quản lý, duy tu bảo dưỡng hệ thống đường giao thông cấp xã và sự tham gia của cộng đồng dân cư: Hàng năm hệ thống đường giao thông của xã được duy tu bão dưỡng bằng rải đá cấp phối, bù đất vào mặt và nền đường. Tuy nhiên vào mùa mưa vẫn không tránh khỏi lầy gây khó khăn cho việc đi lại, sinh hoạt của nhân dân.
Đường trục xóm: Nền đường rộng 3 m, mặt đường rộng 4 m; Đường ngõ xóm: Nền đường rộng 2,0 m, mặt đường rộng 3 m. So với tiêu chí đạt chuẩn của tiêu chí tỉnh Thái Nguyên: Chưa đạt.
*Công trình điện:
- Hệ thống điện cơ bản đáp ứng yêu cầu cung cấp điện cho xã. Hiện nay ngành điện đang quản lý, vận hành và bảo dưỡng tương đối tốt. Trên địa bàn xã hiện có 06/10 trạm biến áp cấp điện sử dụng, năm 2017 ngành điện đang lắp thêm 2 trạm bổ sung, nâng số trạm lên 8 trạm.
- Số trạm biến áp 10 trạm, trong đó số trạm đạt yêu cầu 6 trạm, số trạm cần nâng cấp 0 trạm, số trạm xây mới 4 trạm (Hiện đang thực hiện 2 trạm).
- Có 7 km đường trung thế và 27 km đường hạ thế, trong đó có 22 km đạt chuẩn, còn 5 km cần cải tạo.
- 1.527 hộ, 1450 hộ sử dụng điện của xã, số hộ còn lại sử dụng từ xã, các huyện bạn. đạt 100% hộ được dùng điện thường xuyên, an toàn.
So với tiêu chí tỉnh Thái Nguyên, năm 2017: đạt tiêu chí.
*Công trình cơ sở hạ tầng:
-Trường học:
+ Trường Mầm non: Có 6 lớp, 6 phòng học, 01 phòng chức năng, diện tích sân
chơi bãi tập 800 m2 đã đạt chuẩn.
So với tiêu chí số 5: đạt chuẩn năm 2017 theo Bộ tiêu chí của tỉnh Thái
+ Trường Tiểu học 1: Có 15 lớp, 15 phòng học, 01 phòng chức năng, diện tích
sân chơi bãi tập 3000 m2, khu trung tâm đã đạt chuẩn, khu Làng Vu 1 lớp học nhà