* Chè Shan tuyết ở Lào Cai
Chè Shan tuyết được trồng ở Lào Cai chiếm 37,5% diện tích chè toàn tỉnh với 1.370ha, đây là giống chè bản địa, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu vùng cao Lào Cai. Ngoài diện tích chè Shan tuyết trồng tập trung để chế biến công nghiệp, cây chè Shan tuyết tự nhiên có mặt ở hầu khắp các địa phương có độ cao từ 800 - 1800m, thuộc 31 xã của các huyện Si Ma Cai, Mường Khương, Sa Pa và Bát Xát. Nơi phân bố của chè Shan tuyết núi cao tự
nhiên đều là các thôn bản vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống, nơi có địa hình phức tạp. Những cây chè Shan tuyết phần lớn là những cây chè tự nhiên, có đường kính trung bình từ 10-20cm, nhiều cây có đường kính 40-50cm, được bà con bảo vệ, khai thác và chế biến theo phương pháp truyền thống nên có chất lượng cao. Những năm trước đây Lào Cai tổ chức trồng giống chè Shan tuyết phân tán vào các khu rừng phòng hộ theo chương trình 327, nhiều khu rừng chè Shan tuyết đến nay phát triển tốt: Tả Thàng, Cao Sơn, La Pá Tẩn v.v... cây mọc khá tập trung đã mang lại nguồn thu đáng kể cho người dân. Như vậy, chè Shan tuyết là cây đa tác dụng, ngoài việc phòng hộ, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, cây chè Shan còn là cây có giá trị kinh tế, để người dân bảo vệ và phát triển vốn rừng.[3]
* Chè Shan tuyết ở Yên Bái
Yên Bái là tỉnh có địa hình dốc và điều kiện thuận lợi cho việc phát triển cây chè, đặc biệt là chè Shan tuyết. Đã xác định là một trong những cây kinh tế quan trọng và lâu dài trên vùng đất đồi.Thực tế việc Sản xuất kinh doanh cây chè vào địa bàn tỉnh Yên Bái đã có từ những năm 1960. Đến nay, tổng diện tích gần 13 nghìn ha, với gần 20 nghìn hộ nông dân có thu nhập về chè; nhiều vùng sản xuất tập trung quy mô lớn được hình thành, sản phẩm chè Yên Bái được xuất khẩu vào nhiều nước trên thế giới. Nói đến chè Shan tuyết ở Yên Bái thì cây chè cổ thụ Suối Giàng (Văn Chấn) hay chè Shan tuyết Phình Hồ (Trạm Tấu) đã trở thành thương hiệu và được vinh danh Thương hiệu chè Việt. Nhưng chè Suối Giàng hay chè Phình Hồ chỉ là một phần nhỏ trong tổng số trên 4.000ha chè Shan tuyết vùng cao. Sản lượng chè thu hái mỗi năm đạt trên 15.000 tấn búp tươi với giá bán cao gấp đôi giá chè vùng thấp, góp phần không nhỏ trong xóa đói nghèo ở các xã vùng cao còn đầy khó khăn.[3]
* Chè Shan tuyết ở Hòa Bình
Ở độ cao trên 1.000m so với mực nước biển, quanh năm sương mù, vùng núi Pà Cò có cây chè Shan tuyết cổ thụ hàng trăm năm tuổi mọc rải rác khắp 9 bản của xã. Những năm trước đây, chè Shan tuyết hoàn toàn bị lãng quên, rừng chè là bãi chăn thả gia súc, không ai quản lý. Đến năm 1999
UBND tỉnh Hòa Bình có dự án khôi phục vùng chè Shan tuyết và được bà con tích cực tham gia. Được đầu tư giúp đỡ bởi dự án 747 cũng như sự kết hợp của chính quyền địa phương và các công ty. Do đó đời sống bà con của vùng chè ngày một tăng lên.[3]
2.2.4. Bài học kinh nghiệm rút ra có thể áp dụng cho phát triển chè Shan tuyết ở tỉnh Hà Giang
- Rà soát chi tiết diện tích chè hiện có, đánh giá cụ thể chất lượng, tình hình sinh trưởng, sâu bệnh hại, năng suất, sản lượng… để làm cơ sở xác định đầu tư, quy hoạch, cải tạo, trồng mới và trồng dặm, hình thành các vùng chuyên canh cây chè...
- Xác định được tầm quan trọng của cây chè trong đời sống của người dân, trong những năm tới tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền về Sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè trên địa bàn.
- Giải pháp về vốn đầu tư thâm canh cải tạo và chế biến: vay vốn theo các nguồn vay của ngân hàng chính sách huyện cho hộ nghèo. Vay phân bón trả chậm, tranh thủ nguồn khuyến công đầu tư tại chỗ khuyến khích các hộ vay ưu đãi để xây dựng các xưởng chè chế biến mi ni tại các thôn bản xa nơi trung tâm để nâng cao chất lượng sản phẩm chè.
- Tranh thủ sự hỗ trợ của nhà nước và nội lực trong dân để đầu tư có hiệu quả vào việc phát triển chè Shan tuyết tại địa phương.
- Tạo điều kiện liên kết tốt vững chắc giữa 4 nhà; Phân vùng Sản xuất chè, Quan tâm doanh nghiệp, HTX hiện có tại địa phương. Yêu cầu doanh nghiệp phải quy hoạch, xây dựng vùng nguyên liệu, hợp đồng, đầu tư, hướng dẫn kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm trực tiếp cho người dân.
PHẦN 3
KẾT QUẢ THỰC TẬP 3.1. Khái quát về cơ sở thực tập
3.1.1. Điều kiện tự nhiên của xã Thượng Sơn
3.1.1.1. Vị trí địa lí
Thượng Sơn là xã vùng núi, sâu xa, nằm ở phía Tây Nam của huyện Vị Xuyên, có tổng diện tích tự nhiên là: 11.757ha. Toàn xã gồm có 12 thôn bản, cách trung tâm huyện 30km.
- Phía Bắc giáp xã Tùng Sán- huyện Hoàng Su Phì. - Phía Đông giáp xã Quảng Ngần.
- Phía Nam giáp xã Tân Thành- Huyện Bắc Quang. - Phía Tây giáp xã Tả Sử Choóng huyện Hoàng Su Phì.
3.1.1.2. Địa hình
Địa hình của xã Thượng Sơn không đồng đều, đất nông nghiệp và đất đồi rừng ở rải rác và nằm xen kẽ nhau, tạo thành ruộng bậc thang nhưng với độ dốc khá lớn. Phía Nam được bao quanh bởi 1 con suối đó là suối Chảy, hàng năm tích tụ được lượng phù xa ở đầu nguồn suối Chảy đưa về.
3.1.1.3. Khí hậu, thủy văn
Xã Thượng Sơn thuộc loại khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông có gió Đông Bắc thổi về đem theo khí hậu lạnh, thời tiết khô hanh, sương muối và ít mưa, độ ẩm không khí thấp thuận lợi cho cây chè Shan tuyết hữu cơ phát triển tốt. Mùa hè có gió Tây và gió Đông Nam thổi trời nắng nóng, lượng mưa và độ ẩm cao, đôi khi có lốc xoáy cục bộ và mưa đá xẩy ra. Qua điều tra về khí hậu ở xã Thượng Sơn được tổng hợp qua các năm như sau:
Bảng 3.1. Điều kiện thời tiết khí hậu Xã Thƣợng Sơn năm 2016 Các chỉ tiêu 1 Nhiệt độ Min 12,6 TB 15,9 (0C) Max 14,2 Độ ẩm Min 16,6 TB 81 (%) Max 64 Số giờ nắng (h) 87 Lƣợng mƣa (mm) 18,3
Qua bảng 3.1 ta thấy ở xã Thượng Sơn nhiệt độ các tháng trong năm biến động từ 15,90C đến 29,60C trừ tháng 12, tháng 1, 2 có nhiệt độ thấp hơn 150C, thuận lợi cho cây chè Shan tuyết hữu cơ cổ thụ phát triển và cho nội chất tốt. Sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng nói chung và cây chè Shan tuyết hữu cơ nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố ngoại cảnh, vì mỗi thời điểm khác nhau thì nhiệt độ, ẩm độ cũng ảnh hưởng khác nhau tới quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng
Lượng mưa ở xã Thượng Sơn hàng năm phân bố không đều, thường tập trung vào tháng 5 -10, thời tiết nóng ẩm, lượng mưa trung bình lớn nhất vào tháng 9, tháng 10 hàng năm. Từ tháng 5 đến tháng 10 thường có mưa lớn gây ra lũ quét, xói mòn.
Độ ẩm tuyệt đối ở xã Thượng Sơn, nhìn trung sấp sỉ gần bằng các huyện phía Nam của tỉnh và cao hơn các huyện miền núi phía Bắc. Ẩm độ trung bình xã Thượng Sơn thường giao động từ 85,4 - 88,9%.
Tóm lại khí hậu của huyện Vị Xuyên nói chung và xã Thượng Sơn nói riêng có đủ lượng nhiệt, ánh sáng mặt trời hàng năm có khoảng 1720 giờ nắng, tích ôn hữu hiệu khoảng 80000C, ẩm độ cao, lượng mưa dồi dào thuận lợi cho phát triển nhiều loại cây trồng.
3.1.1.4. Các nguồn tài ngu
* Tài nguyên đất
Bảng 3.2. Hiện trạng sử dụng đất của xã Thƣợng Sơn năm 2016
STT
Tổng diện tích tự nhiên
1 Đất nông nghiệp
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm
1.1.3 Đất vườn tạp 1.2 Đất lâm nghiệp 1.2.1 Đất chè 1.2.2 Đất rừng sản xuất 1.2.3 Đất rừng phòng hộ 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản
2 Đất phi nông nghiệp
2.1 Đất nhà ở
2.2 Đất chuyên dùng
2.3 Đất nghĩa trang nghĩa địa
Đất sông suối và mặt nước chuyên
2.4 dung
3 Đất chƣa sử dụng
Qua bảng số liệu 3.2 ta thấy được diện tích đất sản xuất nông nghiệp của toàn xã là 6.371,40 ha chiếm 54,15% so với tổng diện tích đất tự nhiên. Với diện tích trên đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp đáp ứng nhu cầu lương thực tại chỗ của nhân dân địa phương. Đồng thời diện tích đất chưa sử dụng vẫn còn 136 ha, chiếm 2,01% tổng diện tích đất tự nhiên. Vì vậy trong những năm tới cần có kế hoạch đưa diện tích đất này vào sử dụng để khai thác được tiềm năng của đất tránh lãng phí. Bên cạnh việc khai thác sử dụng đất thì chính quyền địa phương cần trú trọng công tác cải tạo đất để sử dụng lâu dài. * Tài nguyên nước
Thượng Sơn có 1 con đập chứa nước đó là đập Nà Lang, có suối Chảy chạy qua là nguồn nước dồi dào thuận lợi cho việc lấy nước tưới tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp ở vùng ven suối và cùng hệ thống kênh mương cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp ở nội đồng. Tuy nhiên do địa giới hành chính có suối Chảy chạy qua địa bàn vừa là thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nhưng cũng gặp không ít khó khăn là gây lũ quét cho những vùng ven suối vào mùa mưa lũ hàng năm.
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Điều kiện kinh tế
Thực hiện đường lối chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế, xã Thượng Sơn đã có nhiều chuyển biến từ sản xuất tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hoá. Từng bước hoàn thành cơ cấu kinh tế theo phương hướng phát triển tiềm năng thế mạnh của địa phương. Các ngành khác như tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ, thông tin liên lạc, xây dựng cơ sở hạ tầng đã góp phần quan trọng và tích cực vào việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Nền kinh tế đã khởi sắc, tăng trưởng hàng năm khá ổn định, giá trị tăng trưởng từ sản xuất nông nghiệp nông thôn 10% - 11%/năm, thu nhập bình quân đầu người đạt 5.000.000đ/người/năm (năm 2015), lên 5.500.000đ/người/năm
(năm 2016). Bình quân giá trị GDP/ người/năm còn thấp, song luôn có hướng tăng dần năm sau cao hơn năm trước.
Trong những năm gần đây nền kinh tế đang được chuyển dần từ nền kinh tế thuần nông tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hoá gắn liền với thị trường. Xã Thượng Sơn có 3 vùng có điều kiện tự nhiên khác nhau: Vùng sâu vùng xa đồi núi chủ yếu trồng các loại cây công nghiệp lâu năm, cây lâm nghiệp phục vụ cung cấp nguyên liệu cho nhà máy (chè Shan tuyết,keo, bạch đàn, tre diễn, mỡ,....); Vùng đất bằng, vùng ven suối để sản xuất nông nghiệp như trồng lúa, ngô, khoai lang, các loại rau, đậu và cây công nghiệp ngắn ngày khác; Vùng đất có nước để nuôi trồng thuỷ sản.
* Về nông nghiệp
Trong những năm gần đây do tác động của sự hội nhập và sự phát triển kinh tế nên tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Thượng Sơn có phần thay đổi nhưng diện tích đất nông nghiệp vẫn được đảm bảo ổn định, diện tích đất ruộng bị bỏ hoang trong những năm gần đây có xu hướng giảm. Để phát huy được những tiềm năng trên Đảng ủy chính quyền địa phương đã có những định hướng và chỉ đạo trong sản xuất nông nghiệp một cách kịp thời, từng bước chuyển dịch nền sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất sản xuất hàng hóa, phát triển kinh tế gia trại, trang trại, chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng giảm diện tích cây trồng giá trị kinh tế thấp thay vào đó là trồng những loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, thời gian sinh trưởng ngắn như: Đậu đỗ, ngô, rau sạch, mía... đẩy mạnh việc dồn điền đổi thửa tạo điều kiện cho việc sản xuất tập chung, sản xuất theo vùng tạo thương hiệu cho từng vùng, hợp tác ký kết với các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm đồng thời là quá trình chuyển giao công nghệ trong sản xuất, tổ chức tập huấn hướng dẫn người dân về kỹ thuật canh tác...
cho nông dân trong sản xuất nông nghiệp nhờ đó tăng trưởng hàng năm vẫn được giữ vững và đang trên đà phát triển.
* Về lâm nghiệp
Trong những năm qua được sự đầu tư của Nhà nước thông qua các chương trình dự án 661, dự án PAM và chương trình 4 triệu ha rừng, Thượng Sơn đã tiến hành giao đất giao rừng đến các hộ để trồng, chăm sóc, khoanh nuôi, bảo vệ tái sinh rừng. Đến nay sản xuất từ nghề rừng đem lại thu nhập đáng kể cho người dân từ gỗ keo, bạch đàn làm nguyên liệu giấy vì vậy cuộc sống của người dân từng bước được cải thiện và ngày càng được nâng cao. * Về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Được sự quan tâm của nhà nước và chính sách đầu tư của tỉnh, của Huyện nên từ năm 2010 đến nay trên địa bàn xã dã có 6 dự án công nghiệp và bán công nghiệp được đầu tư xây dựng, thu hút được hàng nghìn lao động trong vùng, chủ yếu là các ngành sản xuất vật liệu xây dựng như gạch, cát sỏi, mành mộc...
* Về thương mại và dịch vụ
Về thương mại, dịch vụ, giá cả: Các tổ chức, cá nhân kinh doanh sản xuất trên địa bàn xã trong những năm qua thực hiện khá hiệu quả đem lại nguồn thu lớn cho địa phương và luôn thực hiện tốt các quy định sản xuất.
Nhưng trong thời gian gần đây giá cả các mặt hàng tăng làm ảnh hưởng đến sức mua của người dân, ví dụ như: Phân bón, thức ăn chăn nuôi… Điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của người dân, mà còn ảnh hưởng mạnh tới sản xuất của người dân. Nhất là hộ gia đình có mức độ đầu tư lớn cho sản xuất phải phụ thuộc vào nguồn vay vốn. *Về ngành chăn nuôi
Trong những năm qua xã Thượng Sơn đặc biệt chú trọng tới ngành chăn nuôi như chăn nuôi, châu, bò gia cầm, thuỷ cầm, lợn... nhằm đáp ứng nhu cầu
cung cấp thực phẩm cho thị trường cho sức kéo. Ngoài ra còn cung cấp nguồn phân bón rất lớn cho ngành trồng trọt góp phần tăng năng suất cây trồng. Trong những năm qua đã có nhiều gia đình đạt kinh tế trang trại, gia trại.
Từ tình hình kinh tế nói trên xã Thượng Sơn đã đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2018 là phát triển KT-XH với nhịp độ tăng trưởng nhanh và bền vững theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, hình thành rõ nét kinh tế 6 - 2- 2 đó là (60% nông nghiệp, 20% tiểu thủ công nghiệp, 20% dịch vụ thương mại). Ngành phát triển nông nghiệp là ngành mũi nhọn của kinh tế địa phương, song bên cạnh vẫn tiếp tục chú trọng phát triển tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại.
3.1.2.2. Điều kiện xã hội * Dân số và lao động
Bảng 3.3. Tình hình dân số và lao động của xã Thƣợng Sơn năm 2016 Chỉ số 1.Tổng số hộ - Hộ nông nghiệp - Hộ phi nghiệp 2.Tổng số khẩu 3.Tổng số lao động chính - LĐ nông nghiệp - LĐ phi nghiệp 4.Một số chỉ tiêu bình quân - Bình quân khẩu/hộ - Bình quân lao động/hộ - Bình quân lao động NN/hộ 5.Mật độ dân số bình quân
Qua Bảng 3.3 cho thấy dân số toàn xã Thượng Sơn có 1179 hộ với 5572 khẩu. Trong đó hộ nông nghiệp là 873 hộ, chiếm 74%, hộ phi nông