Sau thời gian thực tập tại HTX 19/5 tại xã Thượng Sơn đã giúp cho em đưa ra được bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế đó là:
- Kỹ năng mềm: Học thêm được nhiều kĩ năng giao tiếp với các xã viên và bà con nhân dân. Cách trở thành một người cán bộ tốt cần phải có các kĩ năng các cách ứng xử đối với mọi người và ta cần phải có thái độ sao cho chuẩn mực nhất để họ tin tưởng và tôn trọng mình.
- Kỹ năng công việc: Luôn luôn tìm tòi học hỏi những kiến thức mới, giúp em chủ động hơn trong công việc của mình và hoàn thành tốt công việc được giao. Thông qua những công việc được giao ở HTX cũng đã giúp em rèn được kỹ năng trong công việc biết lắng nghe, quan sát và học hỏi thu nhận được những kiến thức thực tế trong sản xuất chè Shan tuyết hữu cơ. Có thêm mối quan hệ mới tại địa phương thực tập: Trong khoảng thời gian thực tập giúp em có thêm những người bạn và những mối quan hệ mới.
- Kiến thức: Thực tập chính là khoảng thời gian em được học nghề từ thực tế và hiểu được rõ hơn công việc mà mình sẽ làm sau khi rời khỏi giảng đường Đại học. Những bài học nằm ngoài giáo trình, giúp cho bản thân trưởng thành hơn trong việc nhìn nhận, xem xét và giải quyết vấn đề. Được
làm việc trong môi trường thực tế, được trao cơ hội để áp dụng những kiến thức đã học vào công việc.
Thông qua các công việc được giao cho em thấy được những điểm mạnh của bản thân, và những hạn chế cần khắc phục để hoàn thiện bản thân mình ngày càng tiến bộ hơn.
Nâng cao được rất nhiều khả năng, kinh nghiệm làm việc nhóm, kỹ năng phối hợp với các xã viên và nhân dân khi làm việc tại cơ sở.
PHẦN 4
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận
Từ việc tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu thụ cây chè Shan tuyết tại HTX 19/5 tại xã Thượng Sơn, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, chúng tôi có một số kết luận sau:
- Về chế biến: Trong những năm qua các công cụ chế biến chè Shan
tuyết đã được đầu tư và cải tiến nhiều nhằm nâng cao giá trị sản phẩm và nâng cao năng xuất, song vẫn còn nhiều tồn tại trong khâu chế biến cần được chú ý hơn để sản phẩm sản xuất ra có sự đồng đều về chất lượng và mẫu mã, nâng cao nhận thức về đảm bảo yêu cầu vệ sinh công nghiệp.
- Về tiêu thụ: Sản phẩm chè của HTX đã có mặt trên thị trường tiêu thụ
rộng khắp được nhiều người tin dùng và đánh giá chất lượng cao. Mặc dù vậy việc tiêu thụ cho sản phẩm chè vẫn tồn tại nhiều vấn đề cần được giải quyết. Để nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm chính quyền địa phương phải phối hợp cùng người dân và HTX, doanh nghiệp thu mua chế biến cho người dân, phát triển thương hiệu tạo trở thành thương hiệu mạnh cạnh tranh trên thị trường.
Từ những kết quả đánh giá trên, có thể khẳng định cây chè Shan tuyết hữu cơ là cây kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu cây trồng không chỉ riêng trong xã Thượng Sơn mà còn là cây trồng chủ lực của huyện Vị Xuyên. Vì vậy, trong những năm tới cần đầu tư phát triển cây chè Shan tuyết bằng những giải pháp nêu trên để cây chè thực sự trở thành cây làm giàu cho đời sống kinh tế địa phương.
4.2. Kiến nghị
4.2.1. Đối với cấp huyện
- Nên tăng cường đội ngũ khuyến nông có chuyên môn sâu để hướng dẫn kỹ thuật canh tác mới một cách thường xuyên, cung cấp nguồn giống chè Shan chất lượng tốt để nâng cao giá trị cây chè, có những chính sách hỗ trợ giống, phân bón cho hộ sản xuất. Góp phần hoàn thành được mục tiêu của huyện đề ra.
- Cùng với phòng nông nghiệp huyện HTX, doanh nghiệp xây dựng vùng sản xuất tập trung chuyên sản xuất chè Shan tuyết an toàn, tạo nguồn hàng ổn định cho các công ty, doanh nghiệp, đảm bảo đầu ra cho sản phẩm.
- Có những chính sách hỗ trợ vốn cho những hộ khó khăn, tạo điều kiện tốt nhất cho người dân tham gia vay vốn dễ dàng để phát triển sản xuất, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho ngưòi lao động.
- Huyện hỗ trợ cho địa phương xây dựng cơ sở hạ tầng (đường giao thông, kiên cố hoá kênh mương) cho vùng sản xuất chè.
- Thiết lập các kênh tiêu thụ qua các HTX tuyên truyền cho người dân hiểu về lợi ích của việc ký kết hợp đồng và tiêu thụ dưới hình thức HTX
4.2.2. Đối với cấp xã
- Cần quy hoạch và bảo vệ vùng chè Shan tuyết cổ thụ, tìm cách hỗ trợ vốn đầu tư cho hộ sản xuất, đầu tư các cơ sở hạ tầng, mở các lớp đầu tập huấn kỹ thuật sản xuất.
- Thúc đẩy việc phát triển các HTX, các xưởng sản xuất và chế biến Chè Shan tuyết hữu cơ và khuyến khích người dân tham gia vào hợp tác xã.
4.2.3. Đối với HTX 19/5
- Chú trọng và không ngừng nâng cao chất lượng của sản phẩm chè Shan tuyết Thượng Sơn, đầu tư trang thiết bị, máy móc để nâng cao năng suất và chất lượng, tỉ mỉ, cẩn thận từ khâu thu hái, chế biến và đóng gói.
- Quảng bá thương hiệu trên các kênh thông tin. Có thể thành lập trang Web riêng để cung cấp các thông tin sản phẩm, thiết lập hệ thống bán hàng qua mạng.
- Phải có những ý kiến đề xuất kịp thời những vấn đề cần thiết đối với chính quyền các cấp, phải có nghĩa vụ và trách nhiệm sản xuất theo đúng quy trình kỹ thuật thâm canh khoa học đã được cán bộ kỹ thuật khuyến nông hướng dẫn.
- Vận động nhân dân mở rộng diện tích trồng mới, đưa các giống chè Shan tuyết hữu cơ bản địa có phẩm chất tốt, năng xuất cao vào thay thế diện tích chè kém chất lượng làm ảnh hưởng đến thương hiệu cũng như giá bán của chè Shan tuyết hữu cơ.
- Đề nghị nhà nước hỗ trợ giá đối với thiết bị chế biến sản xuất chè để nâng cao năng xuất lao động và chất lượng chè Shan tuyết.
- Lập kế hoạch sản xuất theo từng vụ chè dựa vào lượng cung cầu thị trường cho người dân chủ động sản xuất tận dụng thị trường nâng cao giá trị sản phẩm.
- Tổ chức các Lễ hội chè hàng năm để nhân dân trồng chè có điểm vui chơi đầu xuân và là dịp quảng bá sản phẩm của địa phương.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT.
1. Phùng Văn Chấn (1999), Xu hướng phát triển thị trường chè các tỉnh miền
núi phía Bắc, Viện KTNN, Bộ NN&PTNT
2. Nguyễn Hữu La (2006), Giới thiệu giống chè mới, Viện Khoa học kỹ thuật
chè và cây nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc.
3. Đỗ Văn Ngọc (2006), “Cây chè Shan vùng cao một cây trồng có lợi thế
phát triển ở vùng núi cao miền Bắc Việt Nam”, Hội thảo nghiên cứu phát triển chè Shan, Hiệp hội Chè Việt Nam, Hà Nội.
4. Đỗ Ngọc Quỹ, Lê Tất Khương (2000), Giáo trình cây chè sản xuất chế
biến và tiêu thụ, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
5. Đỗ Ngọc Quỹ, Đỗ Thị Ngọc Oanh (2008), Kỹ thuật trồng và chế biến
chè năng suất cao-chất lượng tốt, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
6. Luật số: 23/2012/QH13, Về luật hợp tác xã, Quốc hội ban hành ngày 20
tháng 11 năm 2012.
7. UBND xã Thượng Sơn, Kết quả thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội
năm 2016 và phương hướng nhiệm vụ công tác trọng tâm của xã Thượng Sơn năm 2017.
II. TÀI IỆU TỪ INTERNET
8.http://www.baohagiang.vn/van-hoa/201506/le-cong-nhan-cay-di-sanviet- nam-tai-vi-xuyen-591413/ 9. http://hagiangsensetravel.com/che-san-tuyet-ha-giang-n.html 10.http://dbnd.hagiang.gov.vn/index.php?nv=news&op=HOAT-DONGCO- SO/Huyen-Vi-Xuyen-Nang-cao-nang-suat-va-chat-luong-cay-cheShan-1395 11.http://hoithaoktxh.hagiang.gov.vn/index.php?nv=gioi-thieu&op=Gioithieu- chung/Den-Ha-Giang-thuong-thuc-che-Shan-Tuyet-21
11.http://ngoaivuhagiang.gov.vn/home/nc139/tintuc-1473/Chien-luocnham- nang-cao-uy-tin-cua-thuong-hieu-che-ha-giang.html 12.http://www.nhandan.com.vn/mobile/_mobile_kinhte/_mobile_tintuc/ite m/26471002.html 13.http://xuctiendautuhagiang.gov.vn/chi-tiet-tin/tiem-nang-va-loi-the- phattrien-cay-che-tren-dia-ban-ha-giang.html 14.http://xuctiendautuhagiang.gov.vn/chi-tiet-tin/huong-phat-trien-di-lendoi- voi-cay-che-ha-giang.html