Chuẩn bị :

Một phần của tài liệu bản kế hoạch kinh doanh dự án phát triển mô hình trồng nấm rơm sạch trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 26 - 27)

3.2.1.1 Chọn địa điểm:

Mặt bằng nuôi trồng nấm rơm: Nếu trồng ngoài đồng ruộng: yêu cầu chân ruộng cao, không đọng nước, không nắng quá. Chia thành các luống nhỏ để có rãnh thoát nước hai bên. Hoặc có thể trồng dưới các tán cây lớn trong vườn hoặc ngoài đồng. Trước khi trồng, tiến hành vệ sinh mặt bằng bằng cách hòa nước vôi đặc sau đó tưới trực tiếp xuống nền nhằm tiêu diệt các loại côn trùng gây hại : kiến, mối, cuốn chiếu, giun đất, ốc sên…

3.2.1.2 Nguyên liệu

 Rơm rạ khô: nên chọn rơm rạ tốt. Theo kinh nghiệm của nhiều nơi, năng suất nấm từ rơm rạ nếp cao hơn lúa tẻ, rơm lúa mùa cao hơn rơm rạ lúa ngắn ngày, rơm rạ đất phù sa cao hơn rơm trên đất bón phân chuồng, rơm rạ trên đất phân chuồng cao hơn trên đất bón phân hoá học. Không trồng nấm từ rơm rạ lúa trồng trên đất nhiễm phèn và nhiễm mặn. Dùng rơm rạ tuốt máy tốt hơn đập bằng tay...và lượng rơm rạ tối thiểu là 300kg cho 1 đống ủ.

 Giống nấm: Chọn giống nấm là khâu quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất trồng nấm. Trung bình 1 tấn nguyên liệu để trồng nấm rơm cần 12kg giống nấm rơm cấp 3. Nên chọn giống có 12 ngày tuổi khi sợi nấm ăn kín xuống đáy túi 2 ngày tuổi – xung quanh túi nấm có các bào tử lấm tấm màu trắng sau đó chuyển sang màu hồng. Không chọn sử dụng bịch meo có đốm màu nâu, đen, vàng cam vì đã bị nhiễm nấm dại. Không chọn bịch meo phía dưới đáy bịch bị ướt, bị nhão và có mùi hôi chua. Một bịch meo giống nặng trung bình 120g, có thể gieo trên mô nấm rộng 0,5m, cao 0,4- 0,5m, chiều dài liếp 4-5m.

3.2.1.3 Các vật liệu khác:

 Bể ngâm rơm ( 1 – 3 khối nước): dùng bể hoặc vào trời mưa thì tung nguyên liệu ra sân làm ướt.

Nước vôi pha với nồng độ 3,5 – 4kg vôi tôi/1 khối nước.

Kệ kê đáy đống ủ : kích thước kệ được quy định theo đống ủ ( chiều rộng: 1,5 – 1,8m, chiều dài tùy thuộc trọng lượng đống ủ), kệ phải có độ thoáng

20

để khi ủ trên đống, nước vẫn có thể róc xuống phía dưới và có khả năng lấy oxi từ phía dưới đi lên.

Nilon quây xung quanh đống ủ.

 Cọc thông khí: ít nhất 1 cọc/ 1 đống ủ. Đống ủ càng lớn số lượng cọc càng nhiều, cứ chiều dài đống ủ tăng thêm 1,5m thì thêm 1 cọc thông khí để khí oxi đi vào đống ủ dễ dàng tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật ( VSV háo khí) hoạt động trong quá trình ủ rơm.

 Khuôn đóng mô ( gỗ, tôn..): kích thước khuôn tùy thuộc điều kiện thời tiết, đối với chính vụ: chiều rộng đáy dưới 40cm; chiều rộng đáy trên 30cm; chiều cao 35cm; chiều dài đáy dưới 1,2m; chiều dài đáy trên 1,1m, nếu trồng trái vụ trong thời tiết lạnh nên sử dụng khuôn có kích thước lớn hơn. Đối với bốn mặt xung quanh của khuôn: mặt trong nhẵn để không bị dắt rơm trong khuôn, ở phía ngoài cần có các tai cầm để có thể di chuyển khuôn dễ dàng.

Một phần của tài liệu bản kế hoạch kinh doanh dự án phát triển mô hình trồng nấm rơm sạch trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 26 - 27)