Công ty TNHH Chyang Sheng Việt Nam là công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài được thành lập tại Việt Nam. Công ty tiền thân là Nhà máy sản xuất dệt, nhuộm, in hoa và may mặc ra đời cách đây 21 năm vào ngày 18/7/1998 do tỉnh Bình Dương cấp giấy phép kinh Doanh số 2067/GP-BD với diện tích 61.544,03 m2.
Ngành nghề: Sản xuất vải dệt thoi, dệt kim, nhuộm, in hoa các loại vải.
Mục tiêu: Sản xuất, gia công các sản phẩm may mặc, sản xuất sợi các loại, dệt nhuộm, in hoa các loại vải dùng trong ngành may mặc và dùng trong ngành công nghiệp y tế.
Quy mô dự án:
Vải in hoa :15.000.000 m/năm Vải nhuộm :30.000.000 m/năm Vải dệt thoi :35.000.000 m/năm Vải dệt kim :30.000 tấn/năm Sợi các loại :900 tấn/năm
Trong suốt 21 năm xây dựng và hoạt động với phương châm”Thành thật – Tiến bộ - Cùng hướng”. Từ một công ty với 120 lao động chuyên sản xuất, gia công các loại vải, in hoa đến nay công ty đã không ngừng mở rộng và đầu tư xây dựng các xưởng sản xuất dệt và nhuộm với dây chuyền, máy móc, thiết bị hiện đại năng tổng lao dộng lên 631 người. Với một đội ngũ lao động lành nghề, tâm huyết, công ty luôn cố gắng và không ngừng hoàn thiện chất lượng sản phẩm để có thể đáp ứng và phục vụ nhu cầu khách hàng trong và ngoài nước.
(Nguồn: tác giả điều tra khảo sát)
Hình 4: Máy định hình Hình 5: Máy phun mực bảng lưới 3.1.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty được tổ chức theo cơ cấu quản lý trực tuyến-chức năng. Với cơ cấu quản lý này, các phòng ban có thể hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình vận hành mà vẫn đảm bảo tính tuân thủ giữa các cấp bậc.
(Nguồn: tác giả điều tra khảo sát)
3.1.3. Tình hình sản xuất kinh doanh trong 3 năm gần đây
Bảng 2: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty 3 năm qua. Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tổng doanh thu 440.082.274.134 458.953.143.845 509.666.269.839
Tổng chi phí 35.596.723.790 40.041.687.869 48.247.651.451
Giá vốn hàng bán 378.990.995.905 408.346.553.724 471.277.024.825
Lợi nhuận trước thuế 28.087.840.000 12.791.393.672 (5.844.073.803) Chủ tịch hội đồng
quản trị
Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức quản lý của Công ty Chyang Sheng VN
Tổng giám đốc Phó giám đốc Bộ phận Quản lý Bộ phận In hoa Bộ phận Dệt, Nhuộm Bộ phận Tài vụ P .Giá m đốc P hòng Quả n lý Xư ởng In hoa Xư ởng nhuộm 2 Xư ởng dệ t phẳng Kinh Doa nh In Xư ởng nhuộm 1 Xư ởng dệ t t ròn Kinh Doa nh dệ t Tà i chính - Kế toán
Lợi nhuận sau thuế 21.719.307.472 9.523.078.000 (5.844.073.803) (Đvt: Đồng)
(Nguồn: Tài liệu báo cáo sản xuất Phòng tài chính kế toán)
Nhận xét:
Qua bảng số liệu ta thấy, lợi nhuận sau thuế thu nhập năm 2017 giảm mạnh, giảm tới 12.196.229.470 đồng. Sang năm 2018 do mở rộng quy mô sản xuất, công ty đầu tư nhiều công nghệ tiên tiến phục vụ cho nhu cầu sản xuất nên chưa có lợi nhuận.
3.1.4. Sơ đồ công nghệ sản xuất
Công ty TNHH Chyang Sheng Việt Nam hiện tại với một xưởng liên hoàn Xưởng in hoa – nhuộm, một xưởng nhuộm, một xưởng dệt và hoàn tất.
(Nguồn: tác giả điều tra khảo sát thực địa)
Nguyên liệu sợi (Sợi dọc, sợi
ngang)
Dệt kim tròn dạng ống (may quần áo)
Dệt kim phẳng (cổ, nẹp)
Cân đo, kiểm tra chất lượng nhập kho vải mộc Chuẩn bị vải mộc Bụi xơ sợi, tiếng ồn Nước thải NaOH, hóa chất, hơi nước NaOH, hóa chất Làm bóng (vải cotton) Nấu Nước thải Hơi kiềm Nước thải Nước thải H2O2 Xử lý axit, giặt Tẩy trắng Axit, nước, chất tẩy giặt Nước thải Hơi kiềm Nước thải Hơi axit Dung dịch nhuộm Axit, H2O2,
chất tẩy giặt Giặt
Nhuộm, in màu Hơi nước, hồ, hóa chất Axit, H2O2, Chất tẩy giặt Giặt Hoàn tất, văng khổ Sản phẩm
Đóng kiện Tiêu thụ
Sơ đồ 3: Sơ đồ lưu trình nhuộm hoàn tất và in hoa
Chất thải Sấy khô Làm trắng Sấy khô Nhiệt định Hoàn tất Văng khổ Kiểm tra Xếp vải Nhuộm Sấy khô In hoa Hơi kiềm Nước thải Nhiệt độ, tiếng ồn Nhiệt độ, nước Hàng kém chất lượng Chất thải rắn, nước thải, khí thải, nhiệt Kiểm tra vải
mộc Chuẩn bị Đốt lông Rũ hồ Tẩy Bụi, khí thải
Tiếng ồn, chất thải rắn, nước thải
Chất thải rắn, nước thải, khí
3.2. KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ VẬN HÀNH HTXL NƯỚC THẢI
3.2.1. Nhu cầu sử dụng nước và xả thải
Hiện nay, công ty sử dụng nước máy và nước ngầm để phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt. Hệ thống cấp nước tập trung tại khu vực đã có và công ty sử dụng nguồn nước cấp trên để phục vụ cho sinh hoạt, về sản xuất công ty sử dụng chủ yếu là nước giếng.
Tổng lượng nước thải khoảng 6.500 m3/ngày.đêm. Trong đó: - Nước cho sinh hoạt khoảng 90 m3/ngày đêm
Sơ đồ 4: Sơ đồ phát sinh nước thải sinh hoạt tại công ty.
(Nguồn: tác giả điều tra khảo sát)
- Nước cho sản xuất khoảng 6.344 m3/ngày
Bảng 3:Nhu cầu xả nước thải ở các công đoạn sản xuất
STT Công đoạn m3/ngày.đêm
1 Nước thải từ máy giặt 1344
2 Nước thải từ nhuộm 4200
3 Nước thải từ in hoa 500
4 Nước thải từ lò hơi, rửa thiết bị 300
Tổng 6.344
(Nguồn: Công ty TNHH Chyang Sheng Việt Nam, 2018)
3.2.2. Thành phần và tính chất nguồn thải
Dựa vào sơ đồ 2 và sơ đồ 3 sơ đồ công nghệ sản xuất kèm dòng thải NƯỚC THẢI SINH HOẠT
Khu vực văn phòng Khu vực sản xuất của công nhân Khu nhà tắm, thay
quần áo Nhà ăn
Nhà thường trực bảo
3.2.2.1. Nguồn phát sinh
Các tạp chất tách ra từ vải sợi như: dầu mỡ, các tạp chất chứa Nitơ, các chất bụi bẩn dính vào sợi (chiếm 6% khối lượng xơ).
Hóa chất sử dụng: hồ tinh bột, H2SO4, CH3COOH, NaOH, NaOCl, H2O2, Na2CO3, Na2SO3,…các loại thuốc nhuộm, các chất trơ, chất ngấm, chất cầm màu, chất tẩy giặt.
Thành phần nước thải phụ thuộc vào: đặc tính của vật liệu nhuộm, bản chất của thuốc nhuộm, các chất phụ trợ và các hóa chất khác được sử dụng. Nguồn nước thải bao gồm từ các công đoạn chuẩn bị sợi, chuẩn bị vải, nhuộm và hoàn tất. Các loại thuốc nhuộm được đặc biệt quan tâm vì chúng thường là nguồn sinh ra các kim loại, muối và màu trong nước thải. Các chất hồ vải với lượng BOD, COD cao và các chất hoạt động bề mặt là nguyên nhân chính gây ra tính độc cho thuỷ sinh của nước thải dệt nhuộm.
3.2.2.2. Thành phần và tính chất nguồn thải
Đặc trưng quan trọng nhất của nước thải từ dệt nhuộm là sự dao động rất lớn về lưu lượng và tải lượng các chất ô nhiễm, thay đổi theo mùa, theo mặt hàng sản xuất và chất lượng của sản phẩm. Nhìn chung nước thải từ dệt nhuộm có độ kiềm khá cao, độ màu và hàm lượng các chất hữu cơ, tổng chất rắn cao.
Nước thải dệt nhuộm sẽ khác nhau khi sử dụng các loại nguyên liệu khác nhau. Chẳng hạn như len và cotton thô sẽ thải ra chất bẩn tự nhiên của sợi. Nước thải này có độ màu, độ kiềm, BOD và chất lơ lửng (TSS) cao. Ở loại nguyên liệu sợi tổng hợp, nguồn gây ô nhiễm chính là hóa học do các loại hóa chất sử dụng trong giai đoạn tẩy và nhuộm.
Bảng 4: Đặc tính nước thải và các chất gây ô nhiễm
Công đoạn Chất ô nhiễm Đặc tính nước thải
Hồ sợi, giũ hồ
Tinh bột, glucose, carboxy metyl
xelulozo, polyvinyl alcol, nhựa, chất béo và sáp.
BOD cao
Nấu tẩy NaOH, chất sáp và dầu mỡ, soda, silicat
natri và xơ sợi vụn
Độ kiềm cao, màu tối, BOD cao
Tẩy trắng Hypoclorit, hợp chất chứa clo, NaOH,
AOX, axit...
Độ kiềm cao, chiếm 5% BOD.
Làm bóng NaOH, tạp chất Độ kiềm cao, BOD thấp
Nhuộm Các loại thuốc nhuộm, axit axetic và các
muối kim loại
Độ màu cao, BOD cao và dầu mỡ
Hoàn thiện Vết tinh bột, mỡ động vật, muối Kiềm nhẹ, BOD thấp,
lượng nhỏ
(Nguồn: tác giả điều tra khảo sát thực địa)
3.2.3. Sơ đồ hệ thống xử lý
Tên công trình: trạm xử lý nước thải nhà máy Dệt – Nhuộm – In hoa công ty TNHH Chyang Sheng Việt Nam
Địa điểm xây dựng: 150/3 Ấp 2, xã An Phú, huyện Thuận An, Tỉnh Bình Dương
Công suất xử lý: Q = 7000 m3/ ngày đêm
Chủ đầu tư: công ty TNHH Chyang Sheng Việt Nam Đơn vị vận hành: công ty TNHH Tiến Nam Phát
Sơ đồ 5: Sơ đồ công nghệ xử lý tại trạm 1
(Nguồn: tác giả điều tra khảo sát thực địa)
Nước thải đầu vào trạm 1. Q=3.500 m3/ngày.đêm
Bể lắng 2
Bể keo tụ tạo bông Bể lắng 3 Bể Aerotank Bể trung gian Bể lắng 1 Bể trung gian Tháp giải nhiệt 2 NHUỘM 1 Hố thu gom Tháp giải nhiệt 1 Bể điều hòa Bể keo tụ tạo bông
Mương khử trùng Đầu ra Bể lắng 2
Lọc áp lực Rửa bảng in Bể keo tụ tạo bông
Bể trung gian Bể fenton Bể lắng 1 Bể trung gian IN HOA Hố thu gom Bể điều hòa Tháp Stipping Bể trung gian
Nước tuần hoàn
PAC, Polime, NaOH, Phá màu Than hoạt tính PAC, Polime, NaOH, Phá màu Clorin H2SO4, H2O2, Polime, FeSO4, NaOH Than hoạt tính Kênh Bình Hòa Rửa băng tải ép bùn của Trạm 2
Thuyết minh quy trình:
Dòng nước thải in hoa: nước thải từ nhà máy ở công đoạn in hoa theo mạng lưới thu gom chảy vào hố thu gom riêng của trạm xử lý. Sau đó nước thải sẽ được bơm về bể điều hòa để nâng pH.
Dung dịch NaOH được bơm định lượng bơm vào bể trung gian để nâng pH lên trên 10.5. Tại đây có lắp đầu dò tự động để kiểm soát pH thường xuyên. Sau đó, nước được bơm lên tháp Stripping thực hiện quá trình khử amoni.
Ở pH cao, amoni (NH4+) sẽ chuyễn hóa thành khí NH3 theo phản ứng không bền 2 chiều. Lúc này cần đưa nước lên tháp nhằm phân tán nhỏ dòng nước, xáo trộn mạnh và dùng quạt thổi mạnh để đẩy khí amoniac bay ra ngoài.
NH4+ + OH- <==> H2O + NH3
Sau khi qua tháp đuổi khí Stripping, nước được thu lại tại bể điều hòa. Tại bể điều hòa, hệ thống các ống phân phối khí qua đĩa được bố trí nhằm mục đích hòa trộn đồng đều nước thải trên toàn diện tích bể, ngăn ngừa hiện tượng lắng cặn ở bể, sinh ra mùi khó chịu. Bơm được lắp đặt trong bể điều hòa để đưa nước lên các công trình phía sau.
Tại cụm bể fenton, hoá chất acid H2SO4, H2O2, FeSO4 và NaOH được châm vào ngăn phản ứng để thực hiện phản ứng oxi hóa bậc cao. Thông thường qui trình oxi hóa Fenton đồng thể gồm 4 giai đoạn:
- Điều chỉnh pH phù hợp:Trong các phản ứng Fenton, độ pH ảnh hưởng tới tốc độ phản ứng và nồng độ Fe2+, từ đó ảnh hưởng lớn đến tốc độ phản ứng và hiệu quả phân hủy các chất hữu cơ, pH thích hợp cho quá trình là từ 2 – 4, tối ưu nhất là ở mức 2,8.
- Phản ứng oxi hóa: Trong giai đoạn phản ứng oxi hóa xảy ra sự hình thành gốc *OH hoạt tính và phản ứng oxi hóa chất hữu cơ. Cơ chế hình thành gốc *OH:
Fe2+ + H2O2 ----> Fe3+ + *OH + OH–.
Gốc *OH sau khi hình thành sẽ tham gia vào phản ứng ôxi hóa các hợp chất hữu cơ có trong nước cần xử lý, chuyển chất hữu cơ từ dạng cao phân thành các chất hữu cơ có khối lượng phân tử thấp.
CHC (cao phân tử) + *HO ---> CHC (thấp phân tử) + CO2 + H2O + OH-
- Trung hòa và keo tụ:Sau khi xảy ra quá trình oxi hóa cần nâng pH lên >7 để thực hiện kết tủa Fe3+ mới hình thành: Fe3+ + 3OH- ---> Fe(OH)3.
Quá trình lắng: Các bông keo sau khi hình thành sẽ lắng xuống khiến làm giảm COD, màu, mùi trong nước thải. Sau quá trình lắng các chất hữu cơ còn lại (nếu có) trong nước thải chủ yếu là các hợp chất hữu cơ có khối lượng phân tử thấp sẽ được xử lý bổ sung bằng phương pháp sinh học hoặc bằng các phương pháp khác. Tiếp theo nước thải được dẫn về bể trung gian. Tại đây, than bột hoạt tính được châm vào với liều lượng nhất định và được khuấy trộn đều bằng môt khuấy chìm. Mục đích là để than hấp thụ màu của nước thải, thay thế cho hóa chất phá màu. Sau khi trộn than, nước thải được bơm lên bể keo tụ tạo bông. Tại đây, hóa chất PAC và polime được châm vào để thực hiện quá trình keo tụ- tạo bông. pH thích hợp ở khoảng 6.5-7.5 (châm NaOH để điều chỉnh pH thích hợp). Tiếp theo, nước và bông cặn chuyển động qua vùng phân phối nước đi vào vùng lắng của bể lắng theo phương pháp lắng trọng lực. Khi hỗn hợp nước và bông cặn đi vào bể, các bông bùn va chạm với nhau, tạo thành những bông bùn có kích thước và khối lượng lớn gấp nhiều lần các bông bùn ban đầu. Các bông bùn này sẽ có khối lượng riêng lớn hơn nước nên tự lắng xuống tại vùng chứa cặn của bể lắng. Nước trong được thu về bể trung gian qua máng thu nước của bể lắng. Nước trong sau bể lắng sẽ được tách làm 2 dòng:
Dòng 1: Thu nước vào bể trung gian sau đó bơm qua bể lọc áp lực rồi tuần hoàn về khu vực in hoa. Nước thải này sẽ được tái sử dụng làm nước rửa bảng in hoa và thùng chứa hồ in hoa.
Dòng 2: Nước thải được dẫn về bể trung gian sau lắng ngang để nhập dòng với hệ thống xử lí nước thải dệt nhuộm trạm 1. Tiếp theo, nước được bơm về bể Aerotank, sau đó qua bể lắng sinh học. Sau lắng sinh học, nước thải được đưa vào cụm hóa lí bậc 2 rồi theo mương dẫn nước thải được khử trùng và đưa ra ngoài. Nước sau lọc RO đạt QCVN 40:2011, loại A thải ra ngoài và một phần được tuần hoàn về khu vực ép bùn của 2 trạm với mục đích rửa băng tải của máy ép bùn.
Dòng nước thải dệt nhuộm của xưởng 1: nước thải dệt nhuộm theo mạng lưới thu gom chảy vào hố thu gom. Sau đó nước thải sẽ được bơm lên tháp giải nhiệt để làm giảm nhiệt độ nước thải. Sau tháp giải nhiệt, nước được đưa vào bể điều hòa.
Tại bể điều hòa, hệ thống các ống phân phối khí qua đĩa được bố trí nhằm mục đích hòa trộn đồng đều nước thải trên toàn diện tích bể, ngăn ngừa hiện tượng lắng cặn ở bể, sinh ra mùi khó chịu. Bơm được lắp đặt trong bể điều hòa để đưa nước lên các công trình phía sau.
Tại bể phản ứng, hoá chất keo tụ PAC và chất phá màu được bơm vào với liều lượng nhất định. Đồng thời dung dịch NaOH được châm vào bể với liều lượng nhất
định và được kiểm soát chặt chẽ bằng các thiết bị điện tử, để đảm bảo pH tại bể phản ứng luôn ở khoảng 7 -8. Dưới tác dụng của hệ thống cánh khuấy với tốc độ lớn được lắp đặt trong bể, các hóa chất được hòa trộn nhanh và đều vào trong nước thải. Trong điều kiện môi trường thuận lợi cho quá trình keo tụ, hóa chất keo tụ và các chất ô nhiễm trong nước thải tiếp xúc, tương tác với nhau, hình thành các bông cặn nhỏ li ti trên khắp thể tích bể. Hỗn hợp nước thải này tự chảy qua bể tạo bông.
Tại bể keo tụ tạo bông, hóa chất trợ tạo bông (Polymer -) được châm vào bể với liều lượng nhất định. Dưới tác dụng của polymer và hệ thống motor cánh khuấy với tốc độ chậm, các bông cặn li ti từ bể phản ứng sẽ chuyển động, va chạm, dính kết và hình thành nên những bông cặn tại bể keo tụ tạo bông có kích thước và khối lượng lớn gấp nhiều lần các bông cặn ban đầu, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lắng ở bể lắng.
Nước và bông cặn chuyển động qua vùng phân phối nước đi vào vùng lắng của bể lắng theo phương pháp lắng trọng lực. Khi hỗn hợp nước và bông cặn đi vào bể, các bông bùn va chạm với nhau, tạo thành những bông bùn có kích thước và khối lượng lớn gấp nhiều lần các bông bùn ban đầu. Các bông bùn này sẽ có khối