Các tạp chất tách ra từ vải sợi như: dầu mỡ, các tạp chất chứa Nitơ, các chất bụi bẩn dính vào sợi (chiếm 6% khối lượng xơ).
Hóa chất sử dụng: hồ tinh bột, H2SO4, CH3COOH, NaOH, NaOCl, H2O2, Na2CO3, Na2SO3,…các loại thuốc nhuộm, các chất trơ, chất ngấm, chất cầm màu, chất tẩy giặt.
Thành phần nước thải phụ thuộc vào: đặc tính của vật liệu nhuộm, bản chất của thuốc nhuộm, các chất phụ trợ và các hóa chất khác được sử dụng. Nguồn nước thải bao gồm từ các công đoạn chuẩn bị sợi, chuẩn bị vải, nhuộm và hoàn tất. Các loại thuốc nhuộm được đặc biệt quan tâm vì chúng thường là nguồn sinh ra các kim loại, muối và màu trong nước thải. Các chất hồ vải với lượng BOD, COD cao và các chất hoạt động bề mặt là nguyên nhân chính gây ra tính độc cho thuỷ sinh của nước thải dệt nhuộm.
3.2.2.2. Thành phần và tính chất nguồn thải
Đặc trưng quan trọng nhất của nước thải từ dệt nhuộm là sự dao động rất lớn về lưu lượng và tải lượng các chất ô nhiễm, thay đổi theo mùa, theo mặt hàng sản xuất và chất lượng của sản phẩm. Nhìn chung nước thải từ dệt nhuộm có độ kiềm khá cao, độ màu và hàm lượng các chất hữu cơ, tổng chất rắn cao.
Nước thải dệt nhuộm sẽ khác nhau khi sử dụng các loại nguyên liệu khác nhau. Chẳng hạn như len và cotton thô sẽ thải ra chất bẩn tự nhiên của sợi. Nước thải này có độ màu, độ kiềm, BOD và chất lơ lửng (TSS) cao. Ở loại nguyên liệu sợi tổng hợp, nguồn gây ô nhiễm chính là hóa học do các loại hóa chất sử dụng trong giai đoạn tẩy và nhuộm.
Bảng 4: Đặc tính nước thải và các chất gây ô nhiễm
Công đoạn Chất ô nhiễm Đặc tính nước thải
Hồ sợi, giũ hồ
Tinh bột, glucose, carboxy metyl
xelulozo, polyvinyl alcol, nhựa, chất béo và sáp.
BOD cao
Nấu tẩy NaOH, chất sáp và dầu mỡ, soda, silicat
natri và xơ sợi vụn
Độ kiềm cao, màu tối, BOD cao
Tẩy trắng Hypoclorit, hợp chất chứa clo, NaOH,
AOX, axit...
Độ kiềm cao, chiếm 5% BOD.
Làm bóng NaOH, tạp chất Độ kiềm cao, BOD thấp
Nhuộm Các loại thuốc nhuộm, axit axetic và các
muối kim loại
Độ màu cao, BOD cao và dầu mỡ
Hoàn thiện Vết tinh bột, mỡ động vật, muối Kiềm nhẹ, BOD thấp,
lượng nhỏ
(Nguồn: tác giả điều tra khảo sát thực địa)