Ngày nay, theo Tòa án nhân dân tối cao, bà Tuệ được công nhận quyền sở hữu nhà trên không? Hướng giải quyết này của Tòa án nhân dân tố

Một phần của tài liệu MÔN học hợp ĐỒNG dân sự và TRÁCH NHIỆM bồi THƯỜNG THIỆT hại NGOÀI hợp ĐỒNG BUỔI THẢO LUẬN THỨ BA vấn đề CHUNG của hợp ĐỒNG (TT) (Trang 27 - 28)

2 Terminating Contracts under English Law

3.4. Ngày nay, theo Tòa án nhân dân tối cao, bà Tuệ được công nhận quyền sở hữu nhà trên không? Hướng giải quyết này của Tòa án nhân dân tố

quyền sở hữu nhà trên không? Hướng giải quyết này của Tòa án nhân dân tối cao đã có tiền lệ chưa?

Ngày nay, theo Tòa án nhân dân tối cao, bà Tuệ được công nhận quyền sở hữu nhà trên.

Hướng giải quyết này của Tòa án nhân dân tối cao trước đây đã có tiền lệ thông qua một vụ việc.

Án lệ 02/2016/AL về việc Tranh chấp đòi lại tài sản được thông qua bởi Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ngày 06/04/2016 và được công bố cùng ngày theo Quyết định số 220/QĐ-CA của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Căn cứ theo Quyết định giám đốc thẩm số 27/2010/DS-GĐT ngày 08/07/2010 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (“Quyết định giám đốc thẩm”) về vụ án “Tranh chấp đòi lại tài sản” giữa nguyên đơn là bà Nguyễn Thị Thảnh (“bà Thảnh”), bị đơn là ông Nguyễn Văn Tám (“ông Tám”) và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan gồm bà Nguyễn Thị Yêm (“bà Yêm”). Bà Thảnh, một Việt kiều ở Hà Lan, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất (“QSDĐ”) có diện tích 7.595,7 m² đất ruộng với giá 21,99 chỉ vàng của vợ chồng ông Hêng Tính và bà Lý Thị Sà Quênh. Vì là người Việt Nam định cư ở nước ngoài nên bà Thảnh không được phép sở hữu QSDĐ ở Việt Nam căn cứ theo Luật Đất Đai số 24-L/CTN ngày 14/07/1993. Chính vì vậy, bà đã để cho em trai ruột của bà, ông Tám, đứng tên trên giấy tờ sang nhượng QSDĐ.

Sau đó, ông Tám đã chuyển nhượng toàn bộ đất trên cho Công ty Trách nhiệm hữu hạn Minh Châu với giá trị là 1.260.000.000 đồng (“Tiền Chuyển Nhượng”) mà không được sự đồng ý của bà Thảnh. Bà Thảnh khởi kiện ông Tám yêu cầu trả lại toàn bộ số Tiền Chuyển Nhượng.

Nhận định của Tòa án và Luật Áp dụng: Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất này rơi vào trường hợp giao dịch vô hiệu do giả tạo và vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật theo Điều 128Điều 129 của Bộ Luật Dân Sự số 33/2005/QH11 ngày 14/06/2005 (“Bộ luật Dân sự”). Vì vậy, dựa theo Quyết định

22

giám đốc thẩm, Tòa án không công nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên. Tuy nhiên, Tòa án thừa nhận công sức đóng góp của bị đơn trong việc bảo quản, giữ gìn và tôn tạo làm tăng giá trị đất. Nếu bà Thảnh và ông Tám không đồng ý về việc phân chia, mỗi bên sẽ được chia một nửa số Tiền Chuyển Nhượng theo quy định tại

Điều 137235 Bô luật Dân sự.

Một phần của tài liệu MÔN học hợp ĐỒNG dân sự và TRÁCH NHIỆM bồi THƯỜNG THIỆT hại NGOÀI hợp ĐỒNG BUỔI THẢO LUẬN THỨ BA vấn đề CHUNG của hợp ĐỒNG (TT) (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w