Quy mô tăng vốn của doanh nghiệp niêm yết cao kỷ lục

Một phần của tài liệu BÀI LUẬN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM GIAI đoạn 2020 2021 định hướng phát triển thị trường chứng khoán trong thời gian tới (Trang 25 - 26)

Theo các báo cáo ước tính, năm 2021, có 147 doanh nghiệp niêm yết dự kiến tăng quy mô vốn chủ sở hữu thêm 3,8%, tương đương 102.600 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phần trong năm 2021.

Nếu các doanh nghiệp thực hiện thành công kế hoạch phát hành, năm 2021 sẽ là năm kỷ lục về lượng vốn huy động qua phát hành cổ phần của các doanh nghiệp niêm yết. So với năm 2019, 2020, con số này gấp tương ứng 1,4 và hơn 5 lần.

Việc thị trường chứng khoán tăng mạnh từ đầu năm đến nay là cơ hội để nhiều doanh nghiệp huy động vốn nhằm mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh trong bối cảnh nền kinh tế đang dần hồi phục31. Đây cũng là thời điểm thích hợp để doanh nghiệp bắt đầu khôi phục lại hoạt động sản xuất và vận hành doanh nghiệp sau khi chịu những tác động vô cùng nặng nề của đại dịch Covid 19. Dù dịch bệnh vẫn có thể sẽ tiếp diễn, nhưng việc huy động vốn qua thị trường chứng khoán có lẽ là một trong nhứng giải pháp tối ưu nhất để doanh nghiệp tiếp tục đứng vững trên thương trường. Nhưng đó cũng có thể là bất lợi không nhỏ đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chưa đủ tiềm lực cạnh tranh cũng các 'đại doanh nghiệp'.

Ảnh: nguồn CAFEF

31 (29/12/2021), Dấu ấn chứng khoán 2021: Hàng loạt kỷ lục, VN-Index lập đỉnh mới, Báo điện tử VTV, truy cập31/3/2021. https://www.google.com/url?q=https://vtv.vn/kinh-te/dau-an-chung-khoan-2021-hang-loat-ky-luc-vn- 31/3/2021. https://www.google.com/url?q=https://vtv.vn/kinh-te/dau-an-chung-khoan-2021-hang-loat-ky-luc-vn- index-lap-dinh-moi-

20211229065956386.htm&sa=D&source=docs&ust=1648713280200783&usg=AOvVaw2w249Dixqw9a9Ap2d_- Ca- 23

2.3. Nhận xét

Dịch bệnh Covid-19 xuất hiện khiến thị trường chứng khoán thế giới tuột dốc, đối mặt với chuỗi ngày u ám nhất từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và Việt Nam cũng không nằm ngoài ảnh hưởng tiêu cực này. Hai đợt bùng phát dịch bệnh vào tháng ba và tháng bảy đã khiến thị trường chứng khoán Việt Nam chìm trong sắc đỏ. Trước tình hình đó, chính phủ đã có những chính sách vĩ mô kịp thời và hiệu quả. Mặc dù những chính sách đó còn tồn tại nhiều hạn chế, cụ thể bên cạnh lợi ích của việc nâng lô giao dịch HOSE lên 100 cổ phiếu cũng có rất nhiều bất cập như nhà đầu tư tầm trung và nhỏ lẻ không thể tham gia, cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn có thể bị ảnh hưởng nhất định về khối lượng và giá trị giao dịch; hay việc huy động vốn qua thị trường chứng khoán có thể gây bất lợi lớn với các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi không thể cạnh tranh với doanh nghiệp lớn dù giải pháp này là tối ưu nhất trong thời điểm dịch bệnh, nhưng chúng đã góp phần vào những thành công rất lớn của thị trường trong hai năm 2020 và 2021. Cụ thể, vào giai đoạn cuối năm 2020 và năm 2021, thị trường chứng khoán Việt Nam đã phục hồi bền vững và tăng trưởng ngoạn mục, sàn VN-Index liên tục ghi nhận mức tăng trưởng lịch sử, thanh khoản thị trường và số lượng nhà đầu tư tăng mạnh lên mức cao kỷ lục, Việt Nam dẫn đầu nhóm thị trường cận biên MSCI và được đánh giá là một trong 10 thị trường chứng khoán có sức chống chịu với đại dịch và phục hồi tốt nhất thế giới.

Một phần của tài liệu BÀI LUẬN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM GIAI đoạn 2020 2021 định hướng phát triển thị trường chứng khoán trong thời gian tới (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w