Định hướng phát triển thị trường chứng khoán trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu BÀI LUẬN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM GIAI đoạn 2020 2021 định hướng phát triển thị trường chứng khoán trong thời gian tới (Trang 26 - 27)

Trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, thị trường chứng khoán đã có sự phát triển đáng kể: Từ 2 mã chứng khoán đăng ký giao dịch những ngày đầu thị trường, giờ đây đã lên tới 2.133 doanh nghiệp niêm yết và đăng ký giao dịch. Đặc biệt, khi đại dịch Covid-19 bùng phát, thanh khoản thị trường vẫn luôn đạt mức cao.32 Do đó, để ngày càng nâng cao vai trò của thị trường chứng khoán, Việt Nam cần đưa ra định hướng ổn định và phát triển bền vững trong tương lai. Đầu tiên:

3.1. Đưa chứng khoán trở thành kênh dẫn vốn trung và dài hạn chủ yếu củanền kinh tế nền kinh tế

Cụ thể, Bộ Tài chính cùng các Bộ ngành, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng bàn về chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045 đã đề ra quy mô thị trường cổ phiếu đạt 85% GDP vào năm 2025, đạt 110% GDP vào năm 2030; chỉ tiêu quy mô thị trường trái phiếu đạt 47% GDP vào năm 32M.P. 2021. Đưa chứng khoán trở thành kênh dẫn vốn trung và dài hạn chủ yếu của nền kinh tế. [online] Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. Đường dẫn: https://dangcongsan.vn/kinh-te/dua-chung-khoan-tro-thanh-kenh-dan-von- trung-va-dai-han-chu-yeu-cua-nen-kinh-te-597339.html [Truy cập ngày 28/03/2022].

24

2025 và 58% GDP vào năm 2030; tốc độ tăng trưởng chứng khoán phái sinh đạt khoảng 20 đến 30%/năm, số lượng nhà đầu tư đạt 5% dân số vào năm 2025 và 8% năm 2030 với cơ cấu nhà đầu tư tổ chức, nhà đầu tư chuyên nghiệp, nhà đầu tư cá nhân, nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư ngoài nước hợp lý.33

Qua đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã đề ra chiến lược như sau: Chủ động hội nhập với thị trường chứng khoán thế giới theo tiêu chuẩn của FTSE Russell và MSCI.34

FTSE Russell, cùng với MSCI là một trong 2 đơn vị cung cấp bộ chỉ số lớn nhất thế giới. Các thị trường mới nổi khi được tham gia các chỉ số toàn cầu này sẽ có cơ hội chia sẻ rủi ro giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước, dẫn đến sự sụt giảm phí bảo hiểm rủi ro vốn chủ sở hữu và làm giảm chi phí vốn do đó khuyến khích các nhà đầu tư mới làm tăng khối lượng giao dịch và tăng giá cổ phiếu, từ đó tính minh bạch cũng nâng cao.35

Trong hành trình hội nhập và phát triển, vị thế và vai trò thị trường chứng khoán Việt Nam liên tục được nâng tầm. Được nâng hạng từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi có thể đem lại rất nhiều cơ hội cho thị trường chứng khoán Việt Nam, nhưng cũng đòi hỏi một môi trường kinh doanh minh bạch, công khai và ổn định cùng với nhiều thay đổi khác cần thực hiện trong cách hoạt động. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã đưa ra hàng loạt giải pháp hỗ trợ thị trường thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài, như quy định về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, cắt giảm và đơn giản hóa thủ tục hành chính cho nhà đầu tư nước ngoài, rút ngắn chu kỳ thanh toán...36. Các giải pháp trên cho thấy nỗ lực của Việt Nam trong việc đem thị trường chứng khoán từ thị trường cận biên lên mới nổi. Tuy nhiên, Việt Nam cần phấn đấu hơn trong xây dựng chính sách hội nhập bằng cách tăng cường quản lý, giám sát, hoàn thiện hệ thống cơ chế và kịp thời điều chỉnh các sai sót hay chậm trễ trong quá trình hợp tác với các cơ quan quản lý chứng khoán quốc

Một phần của tài liệu BÀI LUẬN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM GIAI đoạn 2020 2021 định hướng phát triển thị trường chứng khoán trong thời gian tới (Trang 26 - 27)