Phạm vi nghiêncứu

Một phần của tài liệu ĐẠI học THÁI NGUYÊN (Trang 30)

- Các hoạt động sinh kế của hộ tạo ra thu nhập cho hộ bao gồm cả hoạt động nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) và hoạt động phi nông nghiệp.

- Nghiên cứu chọn mẫu 100 hộ trong 10 xóm: Hang Dơi, Xóm 5, Quân Xóm, Khe Lánh, Xóm 6, Thai Thèn Bạ, Thượng II, Xóm 4, Quân Cay, Hồng Cóc tại xã Phúc Thuận.

3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

3.2.1. Địa điểm nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn xã Phúc Thuận, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

3.2.2. Thời gian nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu từ 01 năm 2018 đến 05 năm 2018.

3.3. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu

3.3.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Các hoạt động sinh kế của người dân bao gồm những hoạt động gì?

- Những nguồn vốn sinh kế mà người dân có được trong hoạt động sinh kế?

- Những yếu tố nào tác động đến hoạt động sinh kế của người dân? Mức độ ảnh hưởng?

- Hiệu quả của các hoạt động sinh kế mang lại cho người dân?

- Người dân chủ yếu hoạt động sinh kế nào? Tại sao?

- Thu nhập của người dân từ các hoạt động sinh kế như thế nào?

- Khả năng chống chọi với những biến động bên ngoài tác động đến sinh kế của người dân?

- Những khó khăn người dân gặp phải trong hoạt động sinh kế?

- Giải pháp phát triển sinh kế cho các hoạt động sinh kế của người dân?

3.3.2.Giả thuyết nghiên cứu

- Các hoạt động sinh kế của người dân xã Phúc Thuận hiện nay nhìn chung bền vững, ổn định. Cho nên, đời sống của người dân được cải thiện đáng kể.

- Việc lựa chọn các hoạt động của người dân xã Phúc Thuận phải chịu tác động lớn của các yếu tố khách quan và chủ quan như: Nguồn vốn tự nhiên, nguồn vốn con người, nguồn vốn tài chính, nguồn vốn xã hội,... Trong đó đáng kể là sự tác động mạnh mẽ từ nguồn vốn con người và nguồn vốn tài chính.

- Người dân xã Phúc Thuận hiện nay để xây dựng một chiến lược sinh kế bền vững cần có sự giúp đỡ của các tổ chức xã hội và Nhà nước.

3.4. Nội dung nghiêncứu và phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Nội dung nghiên cứu

- Điều kiện tự nhiên, kinh tế,xã hội của xã Phúc Thuận, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

- Thực trạng các hoạt động sinh kế, thu nhập của người dân xã Phúc Thuận.

- Đề xuất một số giải pháp cải thiện sinh kế nâng cao thu nhập cho người dân tạixã Phúc Thuận, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

3.4.2. Phương pháp nghiên cứu

3.4.2.1. Phương pháp luận

Cơ sở phương pháp luận cho đề tài nghiên cứu là việc vận dụng các lý thuyết xã hội học vào giải thích các vấn đề gặp phải trong quá trình nghiên cứu. Từ đó phân tích mối liên hệ giữa lí luận và thực tiễn nhằm làm sáng tỏ mục tiêu và nội dung nghiên cứu đã đề ra.

Để làm sáng tỏ thực trạng của các hoạt động sinh kế và các nguồn vốn mà người dân xãPhúc Thuận, tìm hiểu nguyên nhân mà người dân lựa chọn để đưara các phương án sinh kế. Ngoài ra, trong đề tài còn sử dụng thuyết cấu trúc chức năng nhằm tiếp cận đối tượng theo lát cắt của cơ cấu xã hội. Phúc Thuận là một cụm dân cư tồn tại với tư cách là một hệ thống xã hội, nằm trong sự quản lý và kiểm soát của bộ phận quản lý xã hội. Do đó, hộ gia đình cũng tồn tại như một thành phần của hệ thống và chịu tác động của môi trường xung quanh. Việc lựa chọn các phương thức sinh kế phù hợp với nguồn vốn sinh kế mà họ có, bối cảnh của họ đang sống và lựa chọn có mang lại hiệu quả kinh tế cao hay không, thu nhập có ổn định và cuộc sống có ổn định hay không. Để qua đócó những biện pháp phù hợp cho phát triển của địa phươngnhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và thu nhập, của người dân xã Phúc Thuận.

3.4.2.2.Phương pháp thu thập thông tin

 Thông tin thứ cấp

Thu thập từ những bài báo cáo liên quan đến UBND xã Phúc Thuận. + Báo cáo điều kiện tự nhiên .

+ Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. + Tài liệu qua mạng intenet.

+ Các tài liệu có liên quan.  Thông tin sơ cấp

Điều tra bảng hỏi: Đây là phương pháp chủ yếu để thu thập số liệu liên quan đến đề tài. Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi chỉ tập trung phân tích và

đánh giá các hoạt động sinh kế, thu nhập của cộng đồng địa phương. Đây là cơ sở để có các tác động của can thiệp liên quan nhằm cải thiện sinh kế của cộng đồng địa phương.

 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, địa điểm nghiên cứu phải đại diện cho vùng nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi trường, văn hóa,…. căn cứ vào đặc điểm trên tôi tiến hành chọn 10 xóm nghiên cứu khu vực đại diện thuộc 5 miền:

- Miền Đoàn kết gồm 2 xóm là: Hang Dơi, Xóm 6 Có cây trồng vật nuôi chính là lúa, keo, chè, lợn, gà.

- Miền Quân Xóm gồm 2 xóm là: Quân Xóm, Khe Lánh nổi bật chủ yếu là trồng cây ăn quả nhãn, bưởi.

- Miền Trung Nam gồm 2 xóm là: Thai Thèn Bạ, Thượng II chủ yếu là đồng bào dân tộc Sán Dìu là các hộ thuần nông làm nông nghiệp. Cây trồng vật nuôi chính là lúa, chè, trâu, bò, lợn.

- Miền Quyết Thắng gồn 2 xóm là: Quân Cay, Hồng Cóc cây trồng vật nuôi chính là chè, lúa, lợn, gà.

-Miền Phúc Đông gồm 2 xóm là: Xóm 5, Xóm 4 có hộ buôn bán dịch vụ nhỏ, cây trồng vật nuôi chính là lúa, chè, trâu, lợn, gà.

 Phương pháp chọn mẫu điều tra

Bảng: hộ điều tra phân theo nghề nghiệp và xóm Thôn /Xóm Hỗn hợp Phi nông

nghiệp Thuần nông Tổng số Hang Dơi 3 3 4 10 Hồng Cóc 1 2 7 10 Khe Lánh 2 2 6 10 Quân Cay 6 2 2 10 Quân Xóm 1 2 7 10 Thai Thèn Bạ 3 2 5 10 Thượng ll 4 2 4 10 Xóm 4 1 2 7 10

Xóm 5 2 2 6 10

Xóm 6 2 2 6 10

Tống số 25 21 54 100

Nghiên cứu chọn mẫu dựa trên phương pháp phi ngẫu nhiên có điều kiện N=100 hộ trong 10 xóm để tiến hành điều tra,chọn 100 hộ là có đủ cơ sở khoa học để thể hiện khái quát và chính xác cho toàn xã, mẫu tối thiểu là 100.

Ngoài ra, để hoàn thành đề tài này, chúng tôi còn sử dụng phương pháp quan sát trực tiếp để ghi nhận những hành vi của bà con nông dân và lý giải những kết quả đánh giá liên quan đến đề tài.

3.4.2.3.Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

+ Từ các nguồn số liệu điều tra và thu thập được trên địa bàn nghiên cứu,tôi tiến hành tổng hợp và phân tích.

+ Sử dụng các phương pháp phân tích số liệu thông thường,số liệu điều tra bảng hỏi được nhập vào Excel trên máy tính rồi tiến hành xử lý,phân tích,tính toán số liệu trên PivotTable dựa trên sự phân tích,kết nối giữa các chỉ tiêu đã xác định trong nội dung nghiên cứu.

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Phúc Thuận

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1.Vị trí địa lý

Phúc Thuận là xã miền núi nằm ở phía tây của thị xã Phổ Yên, có tổng diện tích tự nhiên 5.193,88 ha. Phúc Thuận có địa giới hành chính tiếp giáp với các địa phương như sau:

- Phía Bắc giáp thị trấn Quân Chu - Đại Từ và xã Phúc Tân. - Phía Nam giáp xã Thành Công và xã Minh Đức.

- Phía Đông giáp phường Bắc Sơn và xã Bình Sơn - Sông Công. - Phía Tây giáp xã Trung Mỹ - Tam Đảo và xã Quân Chu - Đại Từ.

*Đất đai

Thống kê đất đai tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2016, tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 5.193,88 ha, hiện tại đã đưa vào sử dụng 5.185,47 ha chiếm 99,84% tổng diện tích đất tự nhiên.

- Đất nông nghiệp

Diện tích đất nông nghiệp là 4387,35 ha chiếm 84, % tổng diện tích tự nhiên. Bao gồm:

+ Đất sản xuất nông nghiệp: 1.522,33 ha (Đất trồng cây hàng năm: 598,41 ha; Đất trồng cây lâu năm: 923,92 ha).

+ Đất lâm nghiệp: 2.823,58 ha. + Đất nuôi trồng thủy sản: 18,39 ha. + Đất nông nghiệp khác: 23,05 ha. - Đất phi nông nghiệp:

Diện tích đất phi nông nghiệp là 798,12 ha chiếm 15,37 % tổng diện tích tự nhiên. Trong đó:

+ Đất ở: 201,84 ha.

+ Đất chuyên dùng: 380,46 ha. + Đất cơ sở tôn giáo: 4,01 ha. + Đất cơ sở tín ngưỡng : 0,87 ha.

+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng: 11,79 ha. + Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối: 151,8 ha.

+ Đất có mặt nước chuyên dùng: 47,35 ha.

- Đất chưa sử dụng: Diện tích đất chưa sử dụng của xã là 8,41 ha chiếm 0,16% tổng diện tích tự nhiên.

4.1.2. Điều kiện về kinh tế

* Sản xuất Nông - Lâm nghiệp - Thuỷ lợi .

Với đặc điểm phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp là thế mạnh, UBND xã đã tập trung chỉ đạo việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, cung ứng các loại giống lúa mới kịp thời vụ, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt và chăn nuôi, mở 06 lớp tập huấn khoa học kỹ thuật cho trên 1500 lượt người, 04 lớp nghề trồng chè, nghề chăn nuôi cho nhân dân. Ban chỉ đạo sản xuất phối hợp với trạm khuyến nông cung ứng lúa vụ xuân là 1.932 kg lúa lai; Lúa chất lượng cao 511 kg; vụ mùa là 2283 kg lúa lai; Lúa chất lượng cao 2044 kg.

- Về sản xuất cây lương thực có hạt :

+ Diện tích lúa cả năm 664,65/630 ha = 105,5% KH thị xã giao (trong đó lúa Đông xuân là 250/230 ha, đạt 108,6% KH thị xã giao, năng suất thực thu 58,5 tạ/ha, Sản lượng 1.462,58 tấn; lúa Mùa 414,65/400 ha = 103,6% KH thị xã giao, năng suất thăm đồng 56,8 tạ/ha, sản lượng 2.356 tấn). Cây ngô cả năm 60,31 ha, năng suất bình quân 46,2, Sản lượng là 278,63 tấn. Tổng sản lượng cây có hạt 4.097,21/3651 tấn = 112,2% KH thị xã giao.

- Về sản xuất cây mầu và cây công nghiệp ngắn ngày.

+ Cây mầu các loại :

Cây rau: 125/100 ha = 125 % KH cả năm. Các loại cây rau mầu khác đều đạt và vượt chỉ tiêu đề ra.

Cây chè: Vụ xuân năm 2017 là 3 ha (nhân dân mua tự trồng 3 ha), Vụ mùa là 26,5 ha. Diện tích trồng cả năm là 29,5 ha/20 ha = 147,5%.

-Về công tác phát triển và bảo vệ rừng:

Xã xây dựng kế hoạch PCCCR và kiện toàn các tổ bảo vệ và phát triển rừng của các xóm, thực hiện tốt công tác phát triển rừng và PCCCR nên không có vụ cháy rừng nào xảy ra. Dự án 147 năm 2017 đã cấp cây giống và phân bón cho diện tích là 60,8 ha, nhân dân tự mua giống trồng là 40, Tổng diện tích trồng 100,8/90 ha = 112% KH thị xã giao. Ban chỉ đạo sản xuất phối hợp với Hạt kiểm lâm nghiệm thu diện tích trồng sống tỷ lệ đạt trên 90%.

* Về chăn nuôi gia súc, gia cầm:

Tổng đàn trâu 2.574/2.548 con bằng 101% KH thị xã giao, đàn bò 520/520 con = 100% KH trên giao, đàn lợn 23.905/24.049 con = 99,4% KH thị xã giao; đàn gia cầm 201.567/187.837 con = 107,3% KH thị xã giao; có nhiều hộ chăn nuôi trâu, bò với quy mô lớn có từ 10 đến 50 con, duy trì tốt 11 trang trại chăn nuôi tổng hợp, 9 trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn và hàng trăm gia trại chăn nuôi.

- Công tác phòng dịch cho đàn gia súc gia cầm: Đã kiện toàn công tác phòng chống dịch bệnh động vật và phân công nhiệm vụ cho các thành viên . Đàn gia súc gia cầm ổn định không có dịch bệnh lớn sảy ra.

Kết quả tiêm phòng lần 1 năm 2017 như sau: trâu bò = 550 liều; Dịch tả lơn = 12.500 liều; Tụ dấu lơn = 10.995 liều; gia súc = 500 liều; Tai xanh = 1100 liều; Tiêm phòng dại cho đàn chó = 1900 con; Cấp phun, nhân dân mua khử trùng tiêu độc = 900 lít.Triển khai tiêm phòng đợt 2 được 400 liều, lợn 1350 liều, Dịch tả, tụ dấu lợn 19.239 liều, cấp 162 liều tinh lợn.

Thường xuyên quản lý, kiểm tra và tu sửa các công trình hồ đập, phát huy tốt hệ thống kênh mương phục vụ cho sản xuất

- Công tác phòng chống thiên tai: Ban chỉ huy phòng chống thiên tai xã đã xây dựng kế hoạch phòng chống thiên tai, hợp đồng tác chiến theo kế hoạch của Ban chỉ huy phòng chống thiên tai thị xã Phổ Yên. Huy động lực lượng bảo vệ nhân dân và các phương tiện giao thông trên các cầu tràn khi mưa lũ xảy ra.

* Về sản xuất tiểu thủ công nghiệp và giao thông:

Sản lượng tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn tiếp tục phát triển khá cả về quy mô sản xuất và giá trị sản phẩm, phát huy các cơ sở sản xuất phục vụ cho nhân dân trong và ngoài địa phương. Giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp đạt 65 tỷ/ 56,9 tỷ bằng 114,2% KH cả năm. Phát huy hiệu quả của 2 hợp tác xã trên địa bàn và 10 làng nghề chè truyền thống trong phát triển kinh tế. Toàn xã có 5 cơ sở sản xuất gạch không nung để phục vụ xây dựng trên địa bàn, Công ty cổ phần Ngoại thương Việt Thái sản xuất kinh doanh tốt đóng góp đưa giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp tăng cao.

Toàn xã hiện có 45 xe ôtô và 6 máy múc, làm công tác vận tải, du lịch phục vụ cho nhân dân, ngoài ra các hoạt động khác trên lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp duy trì tốt 03 xưởng sửa chữa ô tô và 8 cơ sở sản xuất cơ khí, thu hút được nhiều lao động, toàn xã có 140 máy cày, bừa nhỏ, máy xay xát gạo 75 chiếc, máy vò lúa 35 chiếc, máy cưa xẻ gỗ có 3 chiếc; 03 cơ sở phay gỗ nguyên liệu và các xưởng sản xuất đồ mộc trên địa bàn đã góp phần tạo việc làm tăng thu nhập, ổn định đời sống nhân dân.

4.1.3. Văn hóa - xã hội

* Về sự nghiệp giáo dục:

Năm 2017là năm thứ 4 tiên thực hiện Nghị quyết TW 6 về “Đổi mới căn bản và toàn diên giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập Quốc tế”. Khắc phục những khó khăn

hạn chế, công tác dạy và học luôn đạt kết quả tốt. Tổng số trường học trên toàn xã có 7 trường, các nhà trường tổ chức tốt tổng kết năm học 2016 - 2017. Tổng số giáo viên các bậc học: 171 đồng chí, tổng số học sinh các cấp: 2033 em: Bậc trung học cơ sở tỷ lệ lên lớp thẳng đạt 96%, tỷ lệ tốt nghiệp đạt 98,68%; Bậc tiểu học: tỷ lệ lên lớp thẳng 99,11%, hoàn thành chưng trình tiểu học đạt 100%.

* Về y tế:

Tăng cường đủ số lượng y, bác sĩ để chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân, được trên 8000 lượt người, phát huy đội ngũ y tế thôn bản, kiểm tra và vận động nhân dân thực hiện tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm đảm bảo không có dịch bệnh xảy ra, thực hiện tốt các đợt tiêm chủng mở rộng và các đợt uống vitamin A. 100% các cháu trong độ tuổi được tiêm đầy đủ các loại Vacxin và uống vitamin A. Tổ chức tập huấn, truyền thông phòng chống dịch Sốt xuất huyết , và các dịch bệnh khác.

* Về công tác dân số kế hoạch hoá gia đình:

Công tác dân số được thực hiện tích cực, đã tổ chức truyền thông lồng ghép tuyên truyền chăm sóc sức khoẻ sinh sản đợt 2 năm 2017, Ban dân số đã tuyên truyền sâu rộng đến cơ sở, số người về nghe tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản là trên 1000 lượt người, số người thực hiện các biện pháp tránh thai

Một phần của tài liệu ĐẠI học THÁI NGUYÊN (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)