Trong lịch sử phát triển kinh tế quốc dân, thời kỳ nào vai trò của hộ gia đình cũng rất quan trọng, vì nó không những là “tế bào” của xã hội, là đơn vị sản xuất và bảo đảm cuộc sống cho tất cả thành viên trong gia đình, mà còn là chủ thể tiêu dùng rất đa dạng của nền kinh tế. Nhưng trước xu thế quốc tế hóa nền kinh tếđang diễn ra nhanh chóng hiện nay, phải nhận rõ những thách thức, khó khăn để có thêm những chính sách có tính chất đột phá nhằm tạo động lực mới thật mạnh mẽ cho kinh tế hộ phát triển. Hộ gia đình được hiểu là tổ chức kinh tế, nó mang tính chất hành chính và địa lý. Trong thời kỳ hiện nay, người dân đang
chịu tác động của quy luật phân loại, chuyển đổi các hoạt động lao động nghề nghiệp, mỗi gia đình và cộng đồng đều có hoạt động kinh tế nhằm thỏa mãn nhu cầu và phúc lợi vật chất cho các thành viên trong gia đình, hoạt động kinh tế chủ yếu là các hoạt động dựa vào sản xuất nông nghiệp.
Thông qua quá trình chọn mẫu điều tra tại địa bàn nghiên cứu, chọn rađược tổng số 100 hộ điều tra tại 10 xóm: : Hang Dơi, Xóm 5, Quân Xóm, Khe Lánh, Xóm 6, Thai Thèn Bạ, Thượng II, Xóm 4, Quân Cay, Hồng Cóc tại xã Phúc Thuận.
Một số thông tin về hộ được trình bày ở bảng :
Bảng 4.1 Bảng tổng hợp số hộ điều tra Thôn/Xóm Giàu Khá Trung
bình Cận nghèo Nghèo Tổng số Hang Dơi 1 7 2 10 Hồng Cóc 1 9 10 Khe Lánh 1 2 7 10 Quân Cay 1 5 3 1 10 Quân Xóm 2 8 10 Thai Thèn Bạ 4 4 2 10 Thượng ll 2 8 10 Xóm 4 3 7 10 Xóm 5 2 7 1 10 Xóm 6 4 4 1 1 10 Tổng số 2 26 64 3 5 100
( Nguồn: Số liệu điều tra, 2017)
Qua bảng trên cho ta thấy điều tra 100 hộ tại 10 thôn được chọn trên địa bàn xã. Phân loại hộ theo tiêu chí nghèo, cận nghèo, trung bình, khá và giàu. Bởi vậy có sự khác biệt giữa các nhóm hộ.Cụ thể như sau:
Số hộ giàulà2/100 hộ, chiếm 2%; số hộ khá là 26/100, chiếm 26%; số hộ trung bình là 64/100, chiếm 64%; số hộ cận nghèo là 3/100, chiếm 3% và số hộ nghèo là 5/100, chiếm 5%. Xã Phúc Thuận sau hơn 6 năm xây dựng nông thôn mới, đến nay cơ sở hạ tầng nông thôn trên địa bàn xã thay đổi tích cực rõ nét, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân các dân tộc được nâng lên nên số lượng hộ nghèo và cận nghèo trong xã còn nhưng chiếm tỷ lệ thấp.
Bảng 4.2. Học vấn, nhân khẩu và số lao động phân theo kinh tế hộ. Phân loại kinh tế hộ Học vấn Số nhân khẩu Số lao động
Giàu 8,0 4,5 3,5 Khá 7,5 4,8 3,2 Trung bình 7,6 4,3 2,7 Cận nghèo 4,7 2,7 1,7 Nghèo 6,0 32 2,0 Trung bình 7,4 4,3 2,8
(Nguồn: số liệu điều tra, 2017)
Qua bảng 4.2 cho thấy phân loại kinh tế hộ giữa học vấn, số nhân khẩu, số lao động có chênh lệch nhưng không nhiều, số lao động hộ giàu nhiều hơn các nhóm hộ khác trung bình 3,5 lao động.
Trung bình mỗi hộ điều tra có 4,3 nhân khẩu, số lao động từ 2 đến 3 người là lao động chính trong gia đình, trung bình học vấn 7,4, học vấn cao nhất là nhóm hộ giàu 8, có sự phân bố như vậy vì trình độ học vấn cao có nhiều cơ hội trong tìm kiếm việc làm cũng như ưu thế trong lựa chọn ngành nghề.Rõ ràng trình độ học vấn càng cao khả năng thu nhập cho bản thân và đóng góp vào thu nhập của gia đình càng lớn.
Sinh kế là những hoạt động mà con người dựa vào đó để sinh nhai và tồn tại. Vì vậy, các khoản thu nhập được xem như một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sinh kế của cộng đồng nghiên cứu.Các nguồn lực sinh kế bao gồm:
Nguồn vốn con người: trình độ học vấn,kỹ năng, sức khỏe, kiến thức…
- Nguồn vốn xã hội: mạng lưới xã hội và các mối quan hệ xã hội.
- Nguồn vốn tài chính: tiền mặt, tín dụng, tiền vay vốn, tiền tiết kiệm,…
- Nguồn vốn vật chất: cơ sở hạ tầng, tài sản trong gia đình, công cụ lao động…
- Nguồn vốn tự nhiên: đất đai, khí hậu, nguồn nước, tài nguyên…”, chính sách thể chế và những bối cảnh tổn thương khác.
Đối với bà con nông dân, sinh kế của nông hộ bao gồm nông nghiệp và phi nông nghiệp. Hoạt động nông nghiệp gồm trồng trọt, chăn nuôi, nghề rừng. Hoạt động phi nông nghiệp bao gồm buôn bán, thương mại, dịch vụ, chế biến thực phẩm, chế biến đồ uống, tiền lương và phụ cấp, các khoản biếu tặng,…
Nông nghiệp là một trong những ngành đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của mỗi địa phương, đặc biệt là đối với các vùng nông thôn. Bởi vì, ở những vùng này người dân chủ yếu sống dựa vào nghề nông.