Quy mô và hình thức tổ chức của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam (Trang 77 - 78)

Căn cứ xác định mô hình tổ chức QTRR tài chính của doanh nghiệp là quy mô, hình thức tổ chức của doanh nghiệp và yêu cầu của ban lãnh đạo cấp cao đối với hoạt động QTRR. DN có thể lựa chọn mô hình tổ chức QTRR tài chính – tập đoàn, nếu có quy mô lớn hay mô hình tổ chức QTRR tài chính – DNVVN, nếu có quy mô vừa và nhỏ. Trong đó, chuyên viên điều phối quản trị rủi ro của DN có trách nhiệm hỗ trợ xây dựng và triển khai thực hiện chính sách QTRR, soạn thảo các tài liệu hướng dẫn, phương pháp luận và các công cụ áp dụng trong hoạt động QTRR, giám sát tính hiệu quả và hiệu lực của việc áp dụng chính sách QTRR.

Đối với doanh nghiệp có quy mô lớn, với bộ máy tổ chức đồng bộ, đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp, chương trình quản trị rủi ro, cơ chế kiểm soát chặt chẽ… các doanh nghiệp này lại có đủ điều kiện để sử dụng các công cụ tài chính hiện đại để quản trị rủi ro. Do vậy tác động tiêu cực của rủi ro thường được ngăn chặn và giảm thiểu ở mức có thể chấp nhận được. Ngược lại, những doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, do những hạn chế về quy mô, không có khả năng thiết lập chương trình quản trị rủi ro đầy đủ như doanh nghiệp lớn, nên tác động tiêu cực của rủi ro thường rất nặng nề. Chẳng hạn, ở Mỹ, các công cụ tài chính phái sinh được các doanh nghiệp lớn sử dụng nhiều hơn các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Mức độ tác động của rủi ro cũng khác nhau tùy thuộc vào hình thức tổ chức của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp công nghiệp hoạt động theo mô hình CTCP với cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có đại hội đồng cổ đông, HĐQT, ban kiểm soát, giám đốc doanh nghiệp… trong quá trình hoạt động các tổ chức này có sự quản lý, giám sát lẫn

68 nhau. Hội đồng quản trị, ban kiểm soát có thể tiến hành kiểm toán nội bộ, yêu cầu ban giám đốc xây dựng chương trình QTRR và thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn tài sản và các nguồn lực của doanh nghiệp. Ngược lại, đối với doanh nghiệp tư nhân, thông thường chủ sở hữu đồng thời là nhà quản trị doanh nghiệp, thiếu các cơ chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ, việc ra quyết định đầu tư thường do ý chí chủ quan của một vài người, chương trình QTRR thường bị bỏ qua, nên khả năng xảy ra rủi ro cũng như mức độ tác động tiêu cực thường rất lớn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)