Nghiên cứu của Phạm Quốc Thuần (2016)

Một phần của tài liệu Tác động của văn hóa tổ chức đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại tp HCM (Trang 33)

Trong nghiên cứu về các nhân tố tác động đến chất lƣợng thông tin BCTC tại Viêt Nam năm 2016 với phạm vi nghiên cứu là các doanh nghiệp phi tài chính. Trải qua quá trình tổng hợp và phân tích tài liệu liên quan các đặc điểm của chất lƣợng thông tin BCTC đƣợc đƣa ra trong bài viết là thích đáng, trình bày trung thực, và gia tăng chất lƣợng thông tin. Đồng thời xây dựng thang đo chất lƣợng thông tin BCTC là thang đo bậc ba gồm:

- Thích hợp: Giá trị dự đoán (với 2 biến) và giá trị xác nhận (với 3 biến)

- Trình bày trung thực: Toàn vẹn (với 5 biến), trung lập (với 4 biến) và không sai sót (với 3 biến)

- Gia tăng chất lƣợng thông tin: Có khả năng so sánh (với 3 biến), có thể kiểm chứng (với 3 biến), kịp thời (với 3 biến) và có thể hiểu đƣợc (với 2 biến).

Tác giả cũng xác định và đƣa ra thang đo các nhân tố tác động đến chất lƣợng thông tin BCTC đó là:

- Hành vi quản trị lợi nhuận - Áp lực từ thuế

- Quy mô doanh nghiệp - Niêm yết chứng khoán - Hỗ trợ từ phía nhà quản trị - Đào tạo và bồi dƣỡng

- Chất lƣợng phần mềm kế toán

- Hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ - Năng lực nhân viên kế toán

20

Sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu hỗn hợp bao gồm định tính là các cuộc thảo luận với chuyên gia và định lƣợng thông qua bảng câu hỏi khảo sát (gồm 292 mẫu). Và kết quả của nghiên cứu là nhân tố Hỗ trợ từ phía nhà quản trị có tác động mạnh nhất (β= 0,273), kế tiếp là nhân tố Hành vi quản trị lợi nhuận (β= -0,229), Áp lực từ thuế (β= - 0,143), Đào tạo và bồi dƣỡng nhân viên (β= 0,139), Năng lực nhân viên kế toán (β=0,137). Mức độtác động của các nhân tố khác bao gồm Hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ (β= 0,130), Kiểm toán (β=0,111) và Chất lƣợng phần mềm kế toán (β= 0,100). Trong số đó có hai nhân tố tác động ngƣợc chiều đến chất lƣợng thông BCTC là Hành vi quản trị lợi nhuận và Áp lực từ thuế. Các nhân tố khác tác động cùng chiều đến chất lƣợng thông tin BCTC.

Về CLTT BCTC kết quả cho thấy thực trạng CLTT BCTC trong các DN tại Việt Nam theo kết quả khảo sát của tác giả đƣợc đạt số điểm bình quân là 3,76/5 điểm. Trong số 3 thành phần chính yếu cấu thành nên CLTT BCTC

- Các thuộc tính gia tăng CLTT BCTC đƣợc đánh giá khả quan nhất với số điểm bình quân là 4,03.

- Thành phần Thích hợp có số điểm bình quân là 3,70 cho thấy BCTC trong các DN hiện nay chƣa đƣợc đánh giá cao ở khía cạnh Giá trị dự đoán (3,73 điểm) và Giá trị xác nhận (3,68 điểm).

- Thành phần Trình bày trung thực đƣợc đánh giá ở mức độ thấp nhất trong các thành phần trên với số điểm bình quân là 3,56 điểm và thực sự là một kết quả đáng để suy ngẫm. Sở dĩ thành phần này có giá trị thấp là bởi vì khía cạnh Trung lập của CLTT BCTC trong các DN Việt Nam hiện nay đƣợc đánh giá ở mức thấp với số điểm là 2,98/5.

21 Nhà quản trị DN

Lợi ích và chi phí khi lập BCTC Việc lập và trình bày BCTC Trình độ nhân viên kế toán Thuế Mục tiêu lập BCTC

Rủi ro kiểm toán BCTC

Chất lƣợng TTKT trình bày trên BCTC của DN

niêm yết

1.2.2 Nghiên cứu của Phan Minh Nguyệt và Nguyễn Thị Phước (2017)

Trong nghiên cứu xác định và đo lƣờng mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến chất lƣợng thông tin kế toán trình bày trên BCTC của các doanh nghiệp niêm yết. Tác giả đã tổng hợp đƣa ra các đặc tính chất lƣợng thông tin BCTC để làm cơ sở trong nghiên cứu này là: tính thích hợp, tính có thể hiểu đƣợc, tính đáng tin cậy và tính có thể so sánh đƣợc. Nghiên cứu đƣợc thực hiên trên 145 mẫu gồm nhân viên kế toán, kiểm toán, nhà đầu tƣ chứng khoán, nhân viên tƣ vấn đầu tƣ tài chính, nhân viên tài chính tín dụng của ngân hang và cá nhân hoạt động liên quan tài chính.

Dựa vào các nghiên cứu trƣớc và trải qua qua trình nghiên cứu định tính tác giả đã đề xuất mô hình nghiên cứu với 7 nhân tố tác động đến chất lƣợng thông tin kế toán của các doanh nghiệp niêm yết (Hình 1.3):

Hình 1.3 Các nhân tố tác động đến CLTT BCTC, Phan Minh Nguyệt và Nguyễn Thị Phƣớc (2017)

22

Kết quả nghiên cứu cho thấy có 5 nhân tố tác động đến thông tin kế toán là: nhà quản trị doanh nghiệp, thuế, rủi ro kiểm toán, lợi ích và chi phí khi lập BCTC, việc lập và trình bày BCTC, và 2 nhân tố không ảnh hƣởng là trình độ nhân viên kế toán, mục tiêu lập BCTC.

1.2.3 Nhận xét về các nghiên cứu trước và hướng đi của nghiên cứu này

Căn cứ vào các nghiên cứu đƣợc trình bày ở trên và tham khảo một số các nghiên cứu về đề tài này tại Việt Nam và trên thế giớitác giả rút ra một số nhận xét:

 Về đo lƣờng CLTT BCTC: đo lƣờng CLTT BCTC theo phƣơng pháp trực tiếp chủ yếu đƣợc thực hiện trên cơ sở tham khảo các thuộc tính chất lƣợng thông tin đƣợc ban hành bởi các tổ chức nghề nghiệp kế toán nhƣ FASB, IASB. Bên cạnh đó, đo lƣờng CLTT BCTC trên cơ sở quan điểm của Gray là hƣớng đi nhận đƣợc sự quan tâm nghiên cứu của CLTT BCTC trong khoảng thời gian gần đây của các nghiên cứu nƣớc ngoài.  Đối với nghiên cứu về các nhân tố tác động đến CLTT BCTC, các nhân tố tác động

khá đa dạng nhƣ quy mô DN, thuế, kiểm toán ….. Tuy nhiên các nhân tố về văn hóa tổ chức vẫn còn ít đề cập, nhất là các nghiên cứu tại Việt Nam.

Trên cơ sở đặc điểm và hạn chế của các nghiên cứu trƣớc, nghiên cứu này hƣớng đến đo lƣờng CLTT BCTC theo quan điểm của Gray và chú trọng đến tác động của nhân tố thuộc văn hóa tổ chức đến CLTT BCTC.

1.2.4 Kết luận chương

Chƣơng này khảo cứu các nghiên cứu cả trong và ngoài nƣớc về các vấn đề liên quan đến CLTT BCTC cũng nhƣ các nhân tố tác động đến CLTT BCTC. Từ đó kế thừa giá trị của các nghiên cứu này cũng nhƣ tìm ra lỗ hổng nghiên cứu qua đó đề xuất mục tiêu, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu cho luận văn.

Một phần của tài liệu Tác động của văn hóa tổ chức đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại tp HCM (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)