* Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng
Trong những năm gần đây, Đà Nẵng là điểm sáng thu hút và quản lý FDI. Chỉ tính riêng trong năm 2020 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng như sau: từ ngày 01/01/2020 đến ngày 15/12/2020, trên địa bàn thành phố có 83 dự án cấp mới với tổng vốn đầu tư đăng ký: 128,856 triệu USD (cùng kỳ năm 2019: 132 dự án cấp
mới, với tổng vốn đầu tư đăng ký 438,042 triệu USD); có ); 20 lượt dự án tăng vốn
với tổng vốn tăng thêm là 80,057 triệu USD (cùng kỳ năm 2019: 16 dự án tăng vốn
với tổng vốn tăng thêm là 117,38 triệu USD). Như vậy, lũy kế đến ngày 15/12/2020,
có 881 dự án với tổng vốn đăng ký khoảng 3,707 tỷ USD [28]. Đạt được kết quả này là nhờ Đà Nẵng không ngừng điều chỉnh, hoàn thiện cơ chế, chính sách, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư. Đó là: tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng, xúc tiến các dự án trọng điểm; hoàn thiện cơ chế, chính sách kêu gọi đầu tư; đẩy mạnh hoạt động quảng bá, xúc tiến đầu tư; ứng dụng công nghệ thông tin trực tuyến và hỗ trợ các nhà đầu tư tại chỗ một cách hiệu quả; giải quyết các thủ tục đầu tư nhanh, gọn, kịp thời.
Đặc biệt, Đà Nẵng đã đã ban hành quy trình cấp, điều chỉnh giấy phép đầu tư vào Khu công nghiêp Công nghệ cao, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục đầu tư xuống từ 6-22 ngày làm việc tùy theo dự án. Thời gian thẩm định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với một số dự án trong danh mục được cắt giảm từ 40 ngày làm việc xuống còn 30 ngày làm việc. Đã ban hành kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho các DN nhỏ và vừa giai đoạn 2019-2025, cổng thông tin đất đai thành phố Đà Nẵng được đưa vào vận hành thử nhằm công khai minh bạch quỹ đất đến nhà đầu tư doanh nghiệp. Công tác quảng bá, xúc tiến đầu tư được triển khai có trọng tâm, trọng điểm, đổi mới và đa dạng hóa về phương thức thực hiện. Hoạt động tiếp cận các nhà đầu tư tiềm năng, chiến lược được tăng cường.
* Kinh nghiệm của thành phố Hải Phòng
Thành phố Hải Phòng được xếp là một trong những địa phương của khu vực Đồng bằng Bắc Bộ thu hút nhiều dự án có vốn FDI. Phát huy kết quả này, Hải Phòng đã và đang tập trung nhiều giải pháp để không ngừng cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và thật sự trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư. Theo đó, để huy động thêm nhiều nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế, nhất là thu hút ngày càng
nhiều các dự án FDI, UBND Thành phố đã ban hành các chương trình, kế hoạch về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác ĐTNN đến năm 2030, mục tiêu của kế hoạch là nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác ĐTNN trên địa bàn; chú trọng cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, minh bạch để thu hút đầu tư mạnh mẽ vào thành phố theo hướng có chọn lọc; lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường là tiêu chí đánh giá chủ yếu, đồng thời phải đảm bảo phù hợp với tiềm năng, thế mạnh và định huớng thu hút đầu tư của địa phương. Bên cạnh đó, tiếp tục ưu tiên mời gọi, thu hút đầu tư vào các lĩnh vực trụ cột phát triển KT-XH của thành phố; đổi mới nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của thành phố; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các ưu đãi đầu tư của thành phố Hải Phòng. Đồng thời, tăng cường chất lượng thu hút đầu tư; nâng cao chất lượng NNL đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư; nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát đầu tư và nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN FDI.