Chính sách thu hút FDI của tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại tỉnh Quảng Ninh. (Trang 52 - 55)

Nhận thấy lợi thế tiềm năng của tỉnh Quảng Ninh và lợi ích của vốn FDI, UBND tỉnh Quảng Ninh đã cải cách và ban hành nhiều chính sách thu hút vốn FDI của tỉnh.

Quyết định số 386/2012/QĐ-UBND tỉnh Quảmg Ninh quy định về chính sách hỗ trợ đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Mục đích của chính sách hỗ trợ đầu tư vào khu công nghiệp nhằm tạo điều kiện và khuyến khích các nhà đầu tư tham gia đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp và thu hút các dự án đầu tư thứ cấp vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Về chính sách hỗ trợ đầu tư đối với chủ đầu tư khu công nghiệp, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo các tổ chức có liên quan lập kế hoạch đầu tư và tổ chức xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội ngoài hàng rào khu công nghiệp phù hợp với tiến độ xây dựng KCN và hỗ công tác xúc tiến mời gọi các dự án đầu tư thứ cấp vào khu công nghiệp. Cùng với đó, các chủ đầu tư khu công nghiệp được hưởng một số những ưu đãi như: ưu đãi về tiền thuê đất; chính sách về đất xây dựng khu dân cư, tái định cư; chính sách hỗ trợ chi phí giải phóng mặt bằng; hỗ trợ xây dựng hệ thống nước thải trong khu công nghiệp; cung cấp miễn phí thông tin về quy hoạch xây dựng và bản đồ địa chính để triển khai thực hiện dự án.

Chỉ thị 12/CT-UBND năm 2012 tăng cường thực hiện và chấn chỉnh công tác quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2012 –

2020. Chỉ thị chỉ rõ định hướng ưu tiên thu hút các dự án có công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên, khoáng sản, đất đai, tạo điều kiện và tăng cường liên kết với doanh nghiệp trong nước; Tập trung thu hút vào các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp phục vụ nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế, có hàm lượng tri thức cao, công nghệ thông tin; dịch vụ khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, phát triển kết cấu hạ tầng; thu hút có chọn lọc công nghiệp chế biến, chế tác, công nghiệp công nghệ cao, có sự cam kết về chuyển giao công nghệ thích hợp với từng ngành, từng dự án, đảm bảo tạo việc làm cho lao động địa phương và điều kiện tiền lương cho người lao động, đóng góp tích cực cho ngân sách địa phương, phát triển đội ngũ lao động có kỹ năng cao.

Ưu đãi về thuế: Chính sách về thuế được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm nhất khi thực hiện hoạt động đầu tư trực tiếp tại Việt Nam nói chung và tại Quảng Ninh nói riêng. Lộ trình điều chỉnh thuế Thu nhập doanh nghiệp từ 32% (1997) cho đến 25% (2009) và gần đây nhất là 22% (hiệu lực 01.01.2014), 20% (hiệu lực 01.01.2016) đã tạo một bước tiến lớn giúp các doanh nghiệp trong và ngoài nước tiến hành kinh doanh trong bối cảnh kinh tế hiện nay. Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp cũng quy định về mức thuế suất ưu đãi, thời gian miễn thuế, giảm thuế đối với các doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khu kinh tế, khu công nghệ cao; sản xuất sản phẩm phần mềm, hoạt động trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá nhằm thu hút và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư quan tâm đến các lĩnh vực này.

Địa bàn ưu đãi đầu tư tại Quảng Ninh: Khoản 1 Điều 16 Nghị định 118/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư: “Dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định tại Phụ lục II Nghị định này.”. Theo đó, nhà đầu tư trong và ngoài nước khi đầu tư tại các địa bàn ưu đãi đầu tư này sẽ được hưởng các ưu đãi về thuế thuê đất, ưu đãi về thuế cũng như các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật Việt Nam. Địa bàn ưu đãi đầu tư tại Quảng Ninh gồm: Các huyện Ba Chẽ, Bình Liêu, huyện đảo Cô Tô và các đảo, hải đảo thuộc tỉnh; các huyện Vân Đồn, Tiên Yên, Hải Hà, Đầm Hà.

Chính sách thu hút đầu tư với khu công nghiệp, khu kinh tế: Các doanh nghiệp đầu tư vào khu công nghiệp, khu kinh tế ở Quảng Ninh được áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 20%; miễn thuế 2 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo; miễn tiền thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, miễn toàn bộ tiền thuê đất trong suốt thời gian thực hiện dự án đầu tư, kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, khu kinh tế. Tỉnh cũng miễn tiền thuê đất trong thời gian xây dựng cơ bản; hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng như hệ thống xử lý nước thải và chất thải, đường gom, đường vào, hỗ trợ bồi thường, giải phóng mặt bằng và xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.

Ngoài các chính sách chung, tỉnh Quảng Ninh đã ban hành các chính sách hỗ trợ đầu tư vào khu công nghiệp, khu kinh tế riêng như: ưu đãi về tiền thuê đất; chính sách về đất xây dựng khu dân cư, tái định cư. Đặc biệt là hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tỉnh hỗ trợ 30% tiền hỗ trợ giải phóng mặt bằng ngay sau khi nhà đầu có phương án nên công tác giải phóng mặt bằng tại các khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn có nhiều thuận lợi, như khu công nghiệp Việt Hưng đã giải phóng được 124/151 ha, khu công nghiệp Hải Yên 85/182 ha, Texhong 300/660 ha.

Quảng Ninh đã thực hiện nhiều biện pháp cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh như: Tái cơ cấu chi tiêu công, tiết kiệm chi thường xuyên, tăng chi đầu tư phát triển để tạo vốn mồi; thực hiện 3 đột phá chiến lược, đặc biệt là ưu tiên nguồn lực đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ để giúp giảm chi phí sản xuất; đa dạng hóa các hình thức đầu tư theo phương thức đối tác công - tư để doanh nghiệp tư nhân cùng tham gia hợp tác trong giai đoạn 2016 – 2020. Chính vì vậy, Quảng Ninh là địa phương xếp thứ 1 cả nước về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) trong 4 năm liên tiếp 2017 – 2020.

Bảng 2.3. Bảng xếp hạng PCI cao nhất cả nƣớc năm 2020

Nguồn: pcivietnam.vn/bang-xep-hang năm 2020

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại tỉnh Quảng Ninh. (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)